Tuyển chọn những bài văn hay phân tích và Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà…. Với những bài văn mẫu hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích, cũng như tăng thêm vốn từ vựng để học tốt môn Ngữ Văn. Cùng tham khảo nhé! 

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Đang xem: Cảm nghĩ về bài ca dao: gió đưa cành trúc la đà

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

*

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… – Bài mẫu 1

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

 Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ.

Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu : Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một gương mặt khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xua vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng ở Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột… Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang : Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về…

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khá

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.

*

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… – Bài mẫu 2

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Mùa thu câu cá – Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Xem thêm: Tác Dụng Của Magie B6 Là Gì ? Công Dụng, Liều Dùng Magnesi B6 Là Thuốc Gì

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… – Bài mẫu 3

Ca dao, dân ca phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người xưa. Trong đó miêu tả cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn.

Mỗi bài ca dao nói về cảnh đẹp là một bức tranh phong cảnh tuyệt vời, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp hồ tây ở thủ đô hà nội đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian và trở thành lời ru quen thuộc của bao bà mẹ:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn vũ canh gà thọ xương mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày yên thái mặt gương tây hồ.

Hồ tây xưa kia có tên là hồ lãng bạc (tức cái bến có sông lớn), hay gọi là dâm đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía tây nên sau này nó được đổi tên thành hồ tây. Xung quanh.là những địa danh nổi tiếng của đất thăng long: chùa trấn vũ, huyện lị thọ xương, làng yên thái (vùng bưởi) chuyên làm nghề giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rỗi cán mỏng thành giấy), phường nghi tàm, quê hương của bà huyện thanh quan, nữ thi sĩ nổi tiếng của đất nước ta.

Bức tranh về hồ tây là bức tranh toàn cảnh mang ý nghĩa bao quát. Đây là cảnh hồ vào buổi sáng tinh mơ thanh bình, yên ả.

Mở đầu bài ca dao là nét chấm phá đơn sơ: gió đưa cành trúc la đà. Làn gió sớm mai thổi nhè nhẹ làm đung đưa cành trúc, trĩu nặng sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại rất nên thơ. Đường nét của bức tranh duy nhất chỉ có một nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mờ ảo của bầu trời, mặt hồ buổi sớm mai. Hình ảnh ấy tiêu biểu cho bao làng quê Việt Nam. Trong bài thu vịnh của nguyễn khuyến cũng có câu: cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Ở câu tiếp theo không có hình ảnh mà chỉ có âm thanh nối tiếp nhau: tiếng chuông trấn vũ, canh gà thọ xương. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệư một ngày mới bắt đầu. Đêm chuyển dần về sáng. Xa xa, tiếng chuông chùa vọng làm cho cảnh trở nên huyền ảo, cổ kính, trang nghiêm. Tiếng gà gáy gợi lên cuộc sống đời thường nơi thôn dã, gần gũi, đầm ấm. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện với nhau, nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian mênh mông, càng làm tăng vẻ thanh khiết, tĩnh lặng của một vùng đất nước.

Những ai đã đến hồ tây vào buổi sáng, khi ngàn sương dày đặc bao phủ mặt hồ thì mới thấy được cái hay, cái đẹp của câu: mịt mù

Khói tỏa ngàn sươngvà mới thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp hư hư thực thực của hồ.

Nếu ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng của cuộc sống, thì ở câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động đã hiện ra khá rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của làng dân yên thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống người dân cần cù.

Ba âm thanh: tiếng chuông chùa, tiếng gà báo sáng, tiếng chày hòa quyện với nhau, gợi cảm giác về một khung cảnh thanh bình, êm ả, lắng sâu vào hồn người. Hình ảnh mặt gương tây hồ làm bừng sáng cả bài ca dao, bừng sáng cả lòng người đang say mê thưởng thức vẻ đẹp của hồ. Dưới nắng sớm, sương tan, mật trời lên tỏa ánh sáng xuống mặt nước, hồ tây trở thành một tấm gương soi không lồ, vô cùng đẹp đẽ.

Vẻn vẹn chỉ bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp hồ tây đã được ngòi bút tài hoa vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. An chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến và gắn bó sâu nặng với quê hương của người dân thăng long ngàn năm văn vật.

Trên khắp đất nước Việt Nam, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến lòng người. Xứ lạng với: đồng đăng có phố ki lừa, có nàng tô thị có chùa tam thanh, hà nội với ba sáu phố phường, với hồ tây, hồ gươm, gò đống đa, chùa một cột.

Miền trung với đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm tư của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông hương với núi ngự bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước hương giang: đò từ đông ba đò qua đập đá, đò về vĩ dạ thẳng ngã ba sình, lờ đờ bóng ngả trăng chềnh, tiếng hò xa vọng nặng tình nước non.

Người dân nam bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu, bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: cần thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó chẳng mong ngày về…

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp thơ mộng của đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao nói về vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc, bài ca dao về cảnh đẹp hồ tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thận của nhiều thế hệ.

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… – Bài mẫu 4

Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc tả cảnh Tây Hồ. Bằng vài nét cấm phá, cảnh Hồ Tây hiện lên như một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái cổ điển, êm đềm mà sinh động, tạo nên bởi hình ảnh và âm thanh.

Một loạt hình ảnh gợi tả: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ:

La đà khiến cành trúc như thực hơn và làn gió trở nên hữu tình hơn. Tả cành trúc lay động mà nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật: thiên nhiên sống nhưng không động.

Trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa. Nghệ thuật miêu tả tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian.

Xem thêm:

Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới.

Lời ca dao ghi nhận những cảm xúc nhẹ nhàng nhưng sâu lắng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp thanh thoát của cảnh vật quê hương, yêu cuộc sống trong lành của con người trong một thời đại thanh bình. Bài ca dao còn thấm đượm một tình cảm gắn bó cảnh vật của những con người không bận lòng vì những toan tính lợi danh…

—/—

Trên đây là các bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *