Đối với những người làm truyền thông, làm marketing thì tài trợ thương mại là khái niệm không còn quá xa lạ. Hoạt động tài trợ này thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đang xem: Tài trợ thương mại là gì

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu về khái niệm tài trợ thương mại cũng như những đặc điểm, vai trò của loại hình tài trợ này.

1. Tài trợ thương mại là gì?

Hoạt động tài trợ thương mại chính là cho vay thương mại. Hoạt động này bao gồm các biện pháp và hình thức hỗ trợ của các ngân hàng dành cho các doanh nghiệp. Nhờ vào nguồn lực tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp mà các công ty, doanh nghiệp có thể gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời giải quyết những vấn đề khó khăn liên quan đến tài chính. 

*

Tài trợ thương mại là gì?

Hiện nay, các hoạt động thương mại đang diễn ra vô cùng sôi nổi và mạnh mẽ. Bên cạnh việc không ngừng tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách đưa ra những sản phẩm với chất lượng dịch vụ tốt nhất, các doanh nghiệp cũng cần thu hút nguồn lực tài chính để phục vụ cho mục đích kinh doanh và mở rộng. Đó là lý do mà hoạt động tài trợ thương mại ra đời. 

2. Đặc điểm của tài trợ thương mại

2.1. Trong nước

Tài trợ thương mại tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến. Hoạt động này được xem như một công cụ làm marketing hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải sử dụng để thiết lập hình ảnh, danh tiếng và thương hiệu. So với quảng cáo, tài trợ thương mại tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều. 

Đơn vị thực hiện tài trợ thương mại tại Việt Nam thường là các ngân hàng, nơi có tiềm lực tài chính vững chắc, tạo chỗ dựa cho các doanh nghiệp. Các hoạt động tài trợ đến từ phía các ngân hàng vì thế cũng chứa ít rủi ro hơn. 

Tuy nhiên, sự hạn chế trong đối tượng đơn vị tài trợ cũng khiến cho hiệu quả của hoạt động tài trợ bị giảm sút do thiếu đi tính đa dạng, và sự hỗ trợ chưa thể tạo ra một môi trường đủ an toàn để doanh nghiệp phát triển. 

Các ngân hàng, đơn vị tài trợ hay hỗ trợ tài chính thường dựa vào nội dung, ý nghĩa cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng, công chúng của công ty, doanh nghiệp để đánh giá mức độ phù hợp và quyết định có tài trợ thương mại hay không. Thông qua chính những hoạt động tài trợ này, các nhà tài trợ có thể quảng bá hình ảnh của mình một cách mạnh mẽ.

Xem thêm: Văn HóA Là Gì ? KháI NiệM Và Ý NghĩA Về Văn HóA Văn Hóa Là Gì

Hoạt động tài trợ thương mại tại Việt Nam tuy xuất hiện không lâu nhưng cũng đã cho thấy được mức độ hiệu quả của nó đối với phía tài trợ cũng như bên nhận tài trợ. 

2.2. Quốc tế

Khác với Việt Nam, hoạt động tài trợ thương mại đã diễn ra trên thế giới từ khá lâu. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, hoạt động này đã được coi như một công cụ marketing thay thế cho nhiều hình thức quảng cáo. Điểm khác biệt của hoạt động tài trợ quốc tế đó là nó được lên kế hoạch một cách kỹ càng, được coi như một nhiệm vụ quan trọng trong việc vận hành công ty, doanh nghiệp. 

Trong khi đó, tài trợ thương mại tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn khá nhỏ lẻ, không đồng bộ. Do đó mà hiệu quả đối với doanh nghiệp nói riêng và sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với nền kinh tế là chưa cao. Đồng thời, các hoạt động tài trợ tại Việt Nam cũng đang thiếu đi sự đa dạng cần thiết, hiệu quả quảng bá cũng như thu về lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng. 

3. Vai trò của tài trợ thương mại

*

Vai trò của tài trợ thương mại

Đối với doanh nghiệp:

Tài trợ thương mại giúp các doanh nghiệp được cung cấp một nguồn vốn trực tiếp để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn có thể được sử dụng để mở rộng, phát triển kinh doanh, cũng có thể được sử dụng để giải quyết những khó khăn về mặt tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải.Tài trợ thương mại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự bổ sung rất lớn về khả năng tài chính sẽ tăng cường hiệu quả cho năng lực giải quyết vấn đề, thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp như quyết toán hóa đơn, xúc tiến thương mại bằng các hình thức ưu đãi… tất cả đều cần đến nguồn lực tài chính. Tài trợ thương mại quốc tế giúp hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp khi lấn sân sang các thị trường khác. Các ngân hàng thương mại thường sẽ là bên gánh chịu những rủi ro về chính trị, lãi suất cho doanh nghiệp khi thực hiện tài trợ thương mại.

Đối với bên thực hiện tài trợ:

Nâng cao hình ảnh, danh tiếng và uy tín thông qua các hoạt động tài trợ. Đây chính là những hoạt động quảng bá gián tiếp đầy hiệu quả.Giúp mở rộng các mối quan hệ phục vụ cho công việc kinh doanh và hoạt động sau này.Gia tăng lợi ích, doanh thu từ hoạt động cho vay thương mại, đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận chung toàn hệ thống.

Xem thêm:

Đối với nền kinh tế quốc dân:

Thúc đẩy phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa, tạo bệ phóng cho sự phát triển nền kinh tế, gia tăng năng lực cạnh tranh và góp phần chuyển giao công nghệ hiện đại.Giúp hòa nhập thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giảm thiểu rủi ro thương mại.

4. Các hình thức tài trợ thương mại

*

Các hình thức tài trợ thương mạiTài trợ thương mại trực tiếp: Là hình thức bên tài trợ có những hỗ trợ trực tiếp bao gồm việc cho vay ngắn hạn, dài hạn để doanh nghiệp sử dụng cho việc mua bán trang thiết bị, vật tư,… phục vụ cho hoạt động kinh doanh.Tài trợ thương mại gián tiếp: Là hình thức tài trợ không cung cấp trực tiếp nguồn vốn mà thay vào đó là gián tiếp tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp như đưa ra các chính sách về tỷ giá hối đoái, xuất nhập khẩu… 

Trên đây là toàn bộ những nội dung đầy đủ và chi tiết nhất liên quan đến chủ đề tài trợ thương mại. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã có thể thu nạp cho mình những kiến thức hữu ích nhất. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *