Dữ liệu, cơ sở dữ liệu là thuật ngữ thường thấy trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bản chất dữ liệu là gì, cơ sở dữ liệu là gì và các thành phần của dữ liệu ra sao. Đừng lo lắng, hãy cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để có cho mình đáp án chi tiết và chuẩn xác nhất nhé.
Đang xem: Trường dữ liệu là gì
Dữ liệu là gì?
Khái niệm dữ liệu
Khái niệm dữ liệu là gì?
Dữ liệu là thuật ngữ bao gồm những mệnh đề phản ánh thực tại. Nó thể hiện cách đo đạc hay quan sát về một đại lượng biến đổi và có thể bao gồm các từ, các số và hình ảnh…
Nói một cách dễ hiểu, dữ liệu là những thông tin ở dạng kí hiệu chữ viết, số, âm thanh, hình ảnh hay một số dạng tương tự khác.
Nguồn cấp dữ liệu
Đây chính là luồng thông tin xuất hiện dưới dạng các khối giống nhau và được lặp đi lặp lại một cách tuần tự.
Một số dạng nguồn cấp dữ liệu thường gặp nhất, đó là: nguồn cấp dữ liệu văn bản, nguồn cấp dữ liệu chính trên trang chủ hay trên trang kết quả của sản phẩm, dịch vụ… Lưu ý, nguồn cấp dữ liệu không phải là nguồn cấp được phân phối trên website, ví dụ như RSS.
Cấu trúc dữ liệu là gì?
Cấu trúc dữ liệu được hiểu là cách lưu trữ và tổ chức dữ liệu có thứ tự nhất định, đồng thời có hệ thống để dữ liệu được sử dụng một cách hiệu quả.
Cấu trúc dữ liệu được hình thành nên từ hai khái niệm, đó là:
Interface: Thông thường, mỗi cấu trúc dữ liệu sẽ có một Interface. Và Interface sẽ biểu diễn các phép tính mà một cấu trúc dữ liệu hỗ trợ. Chức năng của Interface là cung cấp danh sách các phép tính được hỗ trợ và các loại tham số chấp nhận và một số kiểu trả về từ các phép tính đó.Implementation: Implementation là sự triển khai. Vai trò chính của Implementation là cung cấp sự biểu diễn mang tính chất nội bộ của một cấu trúc dữ liệu. Ngoài ra, Implementation còn cung cấp định nghĩa của giải thuật và được sử dụng trong các phép tính của cấu trúc dữ liệu.
Đặc điểm của cấu trúc dữ liệu
Sự chính xác: Việc triển khai của cấu trúc dữ liệu được áp dụng theo Interface nên đảm bảo độ chính xác cao.Độ phức tạp về thời gian: Bao gồm cả thời gian chạy và thời gian thực thi các phép tính thuộc cấu trúc dữ liệu phải có điều kiện giá trị là nhỏ nhất có thể.Độ phức tạp về bộ nhớ: Việc sử dụng bộ nhớ của mỗi phép tính thuộc cấu trúc dữ liệu nên là nhỏ nhất.
Khái niệm thông tin là gì?
Thông tin chính là sự phản ánh thế giới khách quan bao gồm các sự vật, hiện tượng và các hoạt động của con người, thông qua đó, con người sẽ tiếp nhận thông tin nhằm mục đích tăng vốn hiểu biết cho bản thân mình và thực hiện các hoạt động có ích cho cộng đồng, cho xã hội.
Nếu như khái niệm thông tin là những hiểu biết về một thực thể, một sự vật và hiện tượng nào đó thì dữ liệu là thông tin đã được mã hóa và đưa lên máy tính.
Cơ sở dữ liệu là gì?
Khái niệm cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu Database
Cơ sở dữ liệu dịch sang tiếng anh là Database và được viết tắt là CSDL. Vậy khái niệm cơ sở dữ liệu, CSDL hay database là gì?
Đó là một hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu được xây dựng, sắp xếp theo một cấu trúc nhất định nhằm hỗ trợ quá trình khai thác, sử dụng của con người khi chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc.
Ví dụ về cơ sở dữ liệu: Để quản lý việc học tập của học sinh lớp 4, trường Tiểu học Ngọc Lâm, các trường dữ liệu được đưa ra bao gồm: họ và tên, năm sinh, mã số học sinh, lớp học và khóa học. Như vậy, tổng hợp các dữ liệu và thông tin đó sẽ được gọi là một cơ sở dữ liệu.
Xem thêm: Giới Thiệu Tên Miền Tk Là Gì ? Những Điều Bạn Chưa Biết Hướng Dẫn Đăng Ký Tên Miền
Việc áp dụng hình thức lưu trữ này, có tác dụng khắc phục điểm hạn chế của việc lưu file truyền thống trên máy tính. Thay vào đó, các thông tin lưu trữ sẽ đảm bảo tính nhất quán, tránh tình trạng trùng lặp thông tin.
Mặt khác, CSDL còn giúp tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu đa dạng. Người dùng chỉ cần có mật khẩu là có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu ở bất kỳ thời gian nào, bất kỳ đâu trên thế giới.
Các mô hình cơ sở dữ liệu
Mô hình dữ liệu phân cấp
Tên tiếng anh của mô hình này là Hierarchical model. Hierarchical model là dạng mô hình cơ sở dữ liệu ra đời đầu tiên, vào khoảng những năm 60.
Cấu trúc của mô hình gồm nhiều nút, trong đó, mỗi nút đều giữ những vai trò riêng và để biểu diễn cho một thực thể nhất định. Giữa hai nút sẽ được liên kết với nhau theo từng mối quan hệ.
Điểm nổi bật của mô hình dữ liệu phân cấp là dễ xây dựng và thao tác, thích hợp sử dụng trong các tổ chức phân cấp nhân sự thuộc các doanh nghiệp, công ty. Song, bên cạnh tính năng đó thì Hierarchical model còn ẩn chứa nguy cơ xảy ra tình trạng lặp lại bản ghi, gây dư thừa và không nhất quán.
Mô hình dữ liệu quan hệ
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ dịch sang tiếng anh là Relational model. Vậy, bản chất của mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Đây là mô hình dựa trên mối quan hệ giữa lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ.
Ưu điểm của mô hình là tính chặt chẽ cao, các dữ liệu được mô tả một cách rõ ràng, do đó, mức độ thông dụng là cao nhất hiện nay. Ngoài ra, mô hình còn được tổ chức dưới dạng bảng các phép toán thao tác thông qua dữ liệu dựa trên lý thuyết tập hợp của toán học. Từ đó giúp việc sử dụng các phép toán như hợp, giao, tích đề các, chia, trừ… được thuận tiện hơn.
Mô hình dữ liệu mạng
Mô hình dữ liệu mạng Network model là gì?
Mô hình dữ liệu mạng hay còn gọi là Network model, là mô hình có cấu trúc dữ liệu tổ chức được thể hiện dưới dạng một đồ thị hướng. Trong đó, các các đỉnh chính là các thực thể, còn các cung được hiểu là quan hệ giữa hai đỉnh (giữa hai thực thể). Thông thường, một kiểu bản ghi sẽ liên kết với nhiều kiểu bản ghi khác.
Network model cho phép người dùng dễ dàng biểu diễn đa dạng các ngữ nghĩa theo kiểu bản ghi hay móc nối và truy vấn. Mặc dù vậy, mô hình này vẫn còn tồn tại những hạn chế như: biểu diễn ngữ nghĩa, số lượng con trỏ lớn và có sự móc nối giữa các bản ghi với nhau.
Các loại kiến trúc thuộc hệ cơ sở dữ liệu
Hệ cơ sở dữ liệu tập trung
Hệ CSDL tập trung có vai trò lưu toàn bộ các dữ liệu tại một máy hoặc một hệ thống máy được kết nối với máy chủ. Với hệ CSDL tập trung thường có 3 kiểu riêng biệt, đó là:
Hệ CSDL cá nhân: Là hệ CSDL 1 người dùng, chính vì thế, vai trò thiết kế, tạo lập, cập nhật hoặc bảo trì CSDL là do cá nhân thực hiện. Ngoài ra, đây cũng là người thực hiện việc khai thác thông tin, tự lập và hiển thị báo cáo.Hệ CSDL trung tâm: Đây là hệ đặt ở máy tính trung tâm, có kết nối với nhiều máy khác, và người dùng sử dụng từ xa thông qua các thiết bị đầu cuối cùng các phương tiện truyền thông.Hệ CSDL khách – chủ: Đây là hệ gồm nhiều thành phần và các thành phần sẽ tương tác với nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu. Hệ cấu trúc này giúp nâng cao khả năng thực hiện, giúp dễ dàng bổ sung thêm máy khách,…Hệ cơ sở dữ liệu phân tán
Vậy hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì? Đây là một tập hợp các dữ liệu có liên quan, được dùng chung và có sự phân tán về mặt vật lý trên cùng một mạng máy tính. Để truy cập vào hệ CSDL này, người dùng thực hiện qua các chương trình hoặc ứng dụng.
CSDL phân tán có 2 loại chính gồm:
Hệ CSDL phân tán thuần nhất: có đặc điểm là các nút trên mạng đều thuộc chung và dùng một hệ quản trị.Hệ CSDL phân tán hỗn hợp: lúc này, các nút trên mạng sẽ phân tách và dùng các hệ quản trị khác nhau.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Đây là chương trình phần mềm có vai trò thực hiện việc lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu. Điều kiện cần của việc lưu trữ này là hệ quản trị CSDL sẽ phải đảm bảo tính cấu trúc trong cơ sở dữ liệu, đồng thời hỗ trợ việc đọc, chỉnh sửa, thêm hay xóa dữ liệu trên CSDL một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Xem thêm: Những Câu Nói Hay Trong Tiếng Anh Về Tình Bạn Tiếng Anh Là Gì
Một số hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay gồm: Microsoft Access, Oracle, MySQL, PostgreSQL và SQL Server…
Thông qua hệ quản trị này sẽ giúp các nhà quản trị hệ thống thực hiện thao tác như: tìm kiếm, lọc, xóa, chỉnh sửa hoặc tạo mới dữ liệu… đơn giản, thuận tiện hơn. Và để tạo cơ sở dữ liệu, các nhà quản trị hệ thống sẽ sử dụng ngôn ngữ truy vấn có tính cấu trúc như: Structured Query Language hay SQL…
Trên đây là các thông tin nhằm giải đáp thắc mắc về dữ liệu là gì, cơ sở dữ liệu là gì, cùng với đó là các thuật ngữ liên quan. Mong rằng, kiến thức trên sẽ có ích cho bạn đọc, và nếu còn những băn khoăn, thắc mắc gì, hãy để lại comment xuống dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.