-Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Đang xem: Tiêu hóa là gì sinh học 11
– Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.
– Ở các động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:
-Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
– Đại diện: trùng roi, trùng giày, …
– Quá trình tiêu hóa nội bào ở trùng giày (hình bên) gồm 3 giai đoạn :+ Màng tế bào lõm dẫn vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong + Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá , các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản + Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được đưa ra khỏi tế bào chất theo kiểu xuất bào
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa:
-Động vật : Ruột khoang và Giun dẹp.
-Đại diện: thủy tức, giun đất,…-Cấu tạo túi tiêu hóa :Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra ), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
-Hình thức tiêu hoá : tiêu hoá ngoại bào →tiêu hoá nội bào .-Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá ở thủy tức (hình bên), các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn ( tiêu hoá ngoại bào ) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường .
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:
-Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hóa
-Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
-Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
-Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài
Ống tiêu hóa của giun đất, côn trùng và chim
Hệ tiêu hóa của người
Bảng: Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người( dấu “x” nghĩa là “có”)
STT |
Bộ phận |
Tiêu hóa cơ học |
Tiêu hóa hóa học |
1 |
Miệng |
x |
x |
2 |
Thực quản |
x |
|
3 |
Dạ dày |
x |
x |
4 |
Ruột non |
x |
x |
5 |
Ruột già |
x |
|
*Nhận xét: Theo bảng, ta thấy tiêu hóa cơ học xảy ra suốt quá trình tiêu hóa, còn tiêu hóa hóa học xảy ra ở 3 vị trí: miệng( biến đổi tinh bột thành đường), dạ dày ( tiết dịch dạ dày) và ruột non( hấp thụ hầu hết chất dinh dưỡng).
B. BÀI TẬP MẪU:
1. Tiêu hóa là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
B. tạo các chất dinh dưỡng và NL
C.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và NL
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
2.Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa :
A. trong không bào tiêu hóa.
B.trong túi tiêu hóa
C. trong ống tiêu hóa.
D. cả A và C
3. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là:
A. miệng -> ruột non -> dạ dày -> hầu -> ruột già -> hậu môn
B. miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột non -> ruột già -> hậu môn
C. miệng -> ruột non -> thực quản -> dạ dày -> ruột già -> hậu môn
D. miệng -> dạ dày -> ruột non -> thực quản -> ruột già -> hậu môn
4.Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:
A. miệng -> hầu -> thực quản -> diều -> mề -> ruột -> hậu môn.
B. miệng -> hầu -> mề -> thực quản ->diều -> ruột -> hậu môn.
C. miệng -> hầu -> diều -> thực quản -> mề -> ruột -> hậu môn
D. miệng -> hầu -> thực quản -> mề -> diều -> ruột -> hậu môn
5. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:
A.
Xem thêm: Những Mẫu Câu Tiếng Anh Giao Tiếp Cơ Trưởng Tiếng Anh Là Gì, Từ Vựng Liên Quan Đến Máy Bay
miệng -> thực quản ->dạ dày -> diều -> ruột -> hậu môn
B. miệng -> thực quản -> ruột -> dạ dày -> diều -> hậu môn
C. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột -> hậu môn
D. miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> diều -> hậu môn
BẢNG ĐÁP ÁN
Câu 1 D |
Câu 2 A |
Câu 3 B |
Câu 4 A |
Câu 5 A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Theo định nghĩa về tiêu hóa, tiêu hóa là biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 2: Đáp án A
Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.
Câu 3: Đáp án B
Trật tự thức ăn đi vào ống tiêu hóa của con người là đi từ: miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột non -> ruột già -> hậu môn. Tiêu hóa hóa học xảy ra ở 3 vị trí: miệng, dạ dày và ruột non.
Câu 4: Đáp án là A
Trật tự thức ăn đi vào ống tiêu hóa của giun đất là đi từ: miệng -> hầu -> thực quản -> diều -> mề -> ruột -> hậu môn.
Câu 5: Đáp án A
Trật tự thức ăn đi vào ống tiêu hóa của châu chấu là đi từ: . miệng -> thực quản ->dạ dày -> diều -> ruột -> hậu môn
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
1. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:
A. miệng, dạ dày, ruột non
B. miệng, thực quản, dạ dày
C. thực quản, dạ dày, ruột non.
D. dạ dày, ruột non, ruột già
2. Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là :
A.đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.
B. cấu tạo Ruột non và Manh tràng
C.đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
D. cả A và C
3.Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?
A. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.
B.TH ngoại bào nhờ enzim
C. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa
D. tiếp tục tiêu hóa nội bào
4. Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
A. vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.
B. vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa
C. vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao
D, cả A và C
5. Ống tiêu hóa cuả 1 số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận khác với ống tiêu hóa của người là :
A. diều và ở giun đất và côn trùng
B. Diều và dạ dày cơ ( mề ) ở chim ăn hạt
C. diều và thực quản của giun đất
D. Cả A và B
6. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là :
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
B. thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn
C. tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn.
D. cả A và B
7. Thời gian tiến hành chiết rút carôtenôít đạt hiệu quả nhất là:
A. 20 -> 30 phút
B. 25 -> 30 phút
C. 30 -> 35 phút
D. 20 -> 25 phút
8. Thời gian tiến hành chiết rút diệp lục đạt hiệu quả nhất là:
A. 20 -> 30 phút
B. 25 -> 30 phút
C. 30 -> 35 phút
D. 20 -> 25 phút
9. Để tiến hành chiết rút diệp lục và carôtenôít người ta dùng:
A. Nước cất
B. Cồn 90 -> 96 o
C. H2SO4
D. NaCl
10.Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?
A.Cung cấp năng lượng chống chịu
B.Tăng khả năng chống chịu
C.Tạo ra các sản phẩm trung gian
D.Miễn dịch cho cây
11. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Chu trình Crep
B.Chuỗi chuyền điện tử electron
C.Đường phân
D.Tổng hợp axetyl – CoA
12. Quá trình hô hấp sáng là quá trình:
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2trong bóng tối
D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
13. Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu?
A.Tế bào chất
B. Màng trong ti thể
C.Khoang ti thể
D. Quan điểm khác
14. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
15. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Chu trình Crep
B.Chuỗi chuyền điện tử electron
C.Đường phân
D.Tổng hợp axetyl – CoA
16. Có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử Axit piruvic được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong đường phân ?
A.
Xem thêm: Mean Trong Thống Kê Là Gì – Dùng Python Để Học Thống Kê
2 phân tử
B. 4 phân tử
C. 6 phân tử
D. 36 phân tử
17.Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá trình lên men ?
A. 6 phân tử
B. 4 phân tử
C. 2 phân tử
D. 36 phân tử
18. Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí ?