Đại dịch Covid-19 càn quét chỉ vài tháng ngắn ngủi nhưng đã khiến không ít doanh nghiệp lớn nhỏ phải “ngừng cuộc chơi” một cách cay đắng, đồng thời lại là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác trở mình mạnh mẽ.
Đang xem: Ma Trận Swot Là Gì ? Hướng Dẫn A Phân Tích Swot Là Gì
Điểm chung của những doanh nghiệp có thể xoay sở được qua cơn đại dịch này chính là họ biết cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh kịp thời theo một phương thức đã được chứng minh hiệu quả trong Marketing, đó chính là sử dụng phương pháp phân tích SWOT.
Còn doanh nghiệp bạn thì sao?
Bây giờ đại dịch đã qua, nhưng sẽ thế nào nếu còn những thách thức tiềm tàng khác vẫn đang chờ đợi? Bạn đã có chiến lược thấu hiểu và xây dựng doanh nghiệp đủ vững mạnh để vượt qua?
Và bạn đã có chiến lược phục hồi doanh nghiệp đúng cách sau những biến chuyển lớn vừa rồi?
Hãy cùng tôi tìm hiểu cách thức hiểu sâu về những gì mà doanh nghiệp bạn đang có, từ thế mạnh cần phát huy, cơ hội để nắm bắt đến rủi ro, mối đe dọa cần giảm thiểu càng sớm càng tốt!
Nghiên cứu và tự mình phân tích mô hình SWOT để phục hồi tăng trưởng, cải thiện doanh số ngay sau đây!
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.
Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.
Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.
Các yếu tố trong phân tích SWOT
Phân tích mô hình SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.
Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:
Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.
SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?
Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án. Doanh nghiệp có thể dùng phân tích SWOT làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.
Xác định mô hình SWOT cực kì quan trọng. Vì nó sẽ quyết định bước tiếp theo để đạt được mục tiêu là gì. Người lãnh đạo nên dựa vào ma trận SWOT xem mục tiêu có khả thi hay không. Nếu không thì họ cần thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.
Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng phân tích mô hình SWOT:
Lập kế hoạch chiến lượcBrainstorm ý tưởngĐưa ra quyết địnhPhát triển thế mạnhLoại bỏ hoặc hạn chế điểm yếuGiải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính …
Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT
Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng ma trận 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Cách trình bày như thế nào tùy mỗi người.
Sau khi thảo luận, thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất.
Tôi cũng đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để bạn tham khảo khi phân tích SWOT.
Strength – Thế mạnh
Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength, tức Điểm mạnh, bao gồm các phần được liệt kê trong ảnh sau:
Strengths – Thế mạnh trong SWOT
Như bạn có thể đoán, yếu tố này giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,..
Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:
Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Đừng quên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy cứ viết ra những Unique Selling Proposition (USP) của công ty và có thể bạn sẽ tìm ra điểm mạnh từ những đặc điểm đó.
Ngoài ra bạn cũng cần nghĩ tới đối thủ.
Chẳng hạn nếu tất cả đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.
Weakness – Điểm yếu
Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi.
Liệu bạn có nhận ra: Điều gì khiến kế hoạch kinh doanh Quý rồi không có kết quả? Câu trả lời rất có thể nằm xuất phát từ một hay nhiều những yếu điểm dưới đây:
Weakness – Điểm yếu trong SWOT
Tương tự, tôi cũng có danh sách vài câu hỏi giúp bạn tìm ra điểm yếu:
Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan về khách quan và chủ quan: Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không? Những điểm yếu người khác thấy mà bạn không nhận ra? Hãy thành thật và thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình.
Opportunity – Cơ hội
Tiếp theo trong các yếu tố phân tích SWOT là Opportunity – Cơ hội. Doanh nghiệp bạn có đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ marketing? Đó là một cơ hội. Doanh nghiệp bạn đang phát triển một ý tưởng mới sáng tạo sẽ mở ra “đại dương” mới? Đó là một cơ hội khác nữa.
Cơ hội giúp doanh nghiệp tìm ra con đường phát triển
Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:
Xu hướng trong công nghệ và thị trườngThay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạnThay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …Sự kiện địa phươngXu hướng của khách hàng
Một số câu hỏi mà tôi gợi ý bao gồm:
Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?Hay, những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?Mẹo nhỏ
Giải pháp tốt nhất là nhìn vào thế mạnh và tự hỏi những thế mạnh này có thể mở ra bất cứ cơ hội nào không. Ngoài ra, xem xét những điểm yếu và tự hỏi sau khi khắc phục và hạn chế những điểm này, bạn có thể tạo ra cơ hội mới nào không?
Nói tóm lại, yếu tố phân tích SWOT này bao gồm mọi thứ bạn có thể làm để cải thiện doanh số, hoặc thúc đẩy sứ mệnh doanh nghiệp mình.
Threat – Rủi ro
Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threat – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.
Threats – Rủi ro trong SWOT
Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.
Dù vậy, tất nhiên sẽ có nhiều Thách thức hay Rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, hoặc thậm chí các Rủi ro nội bộ như lương thưởng bất hợp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Mẹo
Khi đánh giá cơ hội và thách thức, hãy sử dụng Phân tích PEST – Phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T) – để chắc rằng bạn không bỏ qua những yếu tố bên ngoài như quy định mới của nhà nước hay thay đổi công nghệ trong ngành.
À quên! Nếu bạn chưa biết Phân tích PEST là gì?
Phân tích PEST là gì?
Phân tích PEST – Phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T).
Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận
Mô hình SWOT có thể được mở rộng bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp.
Đây là kỹ thuật nâng cao nhằm thiết lập cơ sở nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những điểm có lợi.
SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội.WO (mini-maxi) muốn khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh.ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ.WT (mini-mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực và tập trung giảm thiểu nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực.
Cách phân tích và lập chiến lược SWOT chi tiết
Vì vậy, bây giờ tôi biết từng yếu tố của phân tích SWOT có liên quan gì và các loại câu hỏi khám phá mà tôi có thể yêu cầu để bắt đầu, và giờ là lúc để thực sự bắt tay vào tạo phân tích SWOT của riêng bạn.
Để minh họa cách thức triển khai, tôi sẽ ví dụ phân tích SWOT dành cho một quán cà phê tạm tên là The Cafe Home. Đây là bảng SWOT tôi làm cho quán cà phê này.
Ma trận SWOT cho quán The Cafe Home
Dựa vào bảng SWOT trên, chúng ta có thể bắt đầu thực hiện phân tích SWOT và đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp ngay sau đây.
Thiết lập Ma trận SWOT
Trình bày phân tích SWOT dưới dạng ma trận giúp bạn dễ dàng lập chiến lược theo từng yếu tố. Trước hết, tôi sẽ chuyển bảng yếu tố SWOT ở trên thành ma trận trước.
Như bạn có thể thấy, trình bày theo kiểu ma trận này cho phép chúng ta dễ dàng xác định 4 yếu tố phân tích khác nhau.
Vậy, sau các công đoạn liệt kê và ‘xếp hình’ như trên, đây là lúc để bạn thiết lập chiến lược cho doanh nghiệp dựa trên các yếu tố SWOT, đảm bảo:
Phát triển điểm mạnhCải thiện điểm yếuTận dụng cơ hộiHạn chế rủi ro
Mà lý tưởng nhất theo tôi nghiên cứu, thì chiến lược có thể kết hợp ưu điểm với nhược điểm, và chuyển yếu thành mạnh là kiểu chiến lược lý tưởng nhất!
Đầu tiên, hãy cùng tôi đi vào chiến lược đẩy mạnh các ưu điểm hiện có của doanh nghiệp.
Phát triển Điểm mạnh
Đối với The Cafe Home (tưởng tượng) của tôi, thế mạnh mà tôi có bao gồm:
Vị trí kinh doanh tốtCơ sở vật chất tốtThương hiệu doanh nghiệp tốtThực đơn đa dạng, đặc sắc theo mùaGiá cả được khách hàng đánh giá tương xứng chất lượng
Kết hợp với các cơ hội:
Nhu cầu khách hàng ngày càng tăngThực đơn mới mẻ, sáng tạo được yêu thíchTiềm năng phát triển qua ứng dụng giao hàng
Kết hợp như thế nào, bạn cần nghiên cứu các chiến lược kinh doanh phù hợp với Ưu điểm hiện tại. Hãy đánh giá xem, bạn có những ưu điểm nào và cơ hội nào có thể giúp đẩy mạnh ưu điểm đấy.
Tôi sẽ ví dụ với sự kết hợp Điểm mạnh 1, 2, 3 (S1, 2, 3) và Cơ hội 1 (O1): tận dụng cơ hội khi nhu cầu khách hàng ngày càng tăng và điểm mạnh là có danh tiếng tốt, có nhiều vị trí đắc địa, không gian quán đẹp => lựa chọn Chiến lược Phát triển thị trường: mở thêm các chi nhánh khác đáp ứng nhu cầu khách hàng, song song đó mở rộng/tối ưu các chi nhánh hiện có.
Xem thêm: Jd Là Viết Tắt Của Từ Gì ? Ý Nghĩa Của Chúng Cho Việc Tuyển Dụng Nhân Sự
Chiến lược này có thể đồng thời giải quyết được W3 – diện tích các chi nhánh còn nhỏ chật. Bên cạnh đó, việc mở thêm chi nhánh còn củng cố thêm thế mạnh thương hiệu. Để đảm bảo thu hút được khách hàng cho chi nhánh mới, cần các chương trình khai trương/ưu đãi phù hợp.
Tương tự, chúng ta có Chiến lược Phát triển sản phẩm dựa vào S(4,5) và O(1,2) để sáng tạo menu thức uống signature hấp dẫn.
Đối lập với ưu điểm, doanh nghiệp còn cần những chiến lược giúp hạn chế hay loại bỏ yếu điểm không thể bỏ qua.
Chuyển hóa Rủi ro
Đối với lựa chọn phát triển điểm mạnh, hạn chế nguy cơ S-T, tôi có chiến lược như sau cho The Cafe Home.
Về cơ bản, phát huy thế mạnh là chiến lược tôn chỉ với mọi doanh nghiệp. Nhưng cách phát huy vừa tận dụng được cơ hội để “boost up” thế mạnh và cắt giảm rủi ro càng nhiều càng tốt mới là chuyện khó.
Không phải rủi ro nào cũng có thể lường trước được. Ví dụ như Đại dịch Covid vừa qua, đó là một rủi ro rất lớn mà không doanh nghiệp nào có thể biết trước để phòng tránh. Nhưng cải thiện các rủi ro gốc rễ, xây nền móng vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể đứng vững trước những biến động lớn tương tự đại dịch vừa rồi.
Tận dụng Cơ hội
Việc cải thiện doanh nghiệp dựa trên những điểm yếu được xác định trong mô hình SWOT sẽ phức tạp hơn một chút, là vì bạn cần phải thành thật với chính mình về những điểm yếu mà doanh nghiệp đang mắc phải ngay từ đầu, thời điểm liệt kê các yếu tố SWOT.
Tôi sẽ không đi quá chi tiết vào cách kết hợp chiến lược nữa, thay vào đó là đưa bạn các bảng chiến lược tôi đề xuất cho The Cafe Home giúp bạn dễ hình dung hơn. Tuyệt đối đừng dựa hoàn toàn vào những chiến lược tôi đề ra trong ví dụ này, vì tôi chỉ đang làm một ví dụ nhanh mà thôi. Và kiến thức về chiến lược kinh doanh sẽ cần bạn phải tự tìm tòi nghiên cứu nhiều.
Chiến lược W-O: Chiến lược Thâm nhập thị trường: lựa chọn ứng dụng giao hàng để mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng đặt món trực tuyến đồng thời phát triển thương hiệu nhờ vào kết hợp với ứng dụng uy tín được yêu thích, tiết kiệm chi phí marketing, giải quyết vấn đề diện tích quán nhỏ mà không cần mở thêm chi nhánh mới gấp.
Bên cạnh đó, không thể bỏ qua sự kết hợp đặc sắc nhất, làm tiền đề nghiên cứu chiến lược loại bỏ yếu điểm hiệu quả: W-T.
Loại bỏ các Mối đe dọa
Tại sao cùng là Threat nhưng ở trên tôi gọi là Rủi ro, còn bây giờ lại là Mối đe dọa? Vì rủi ro đi cùng Thế mạnh thì chỉ là Rủi ro, nhưng kết hợp cùng Yếu điểm sẽ là Mối đe dọa thực sự cho một doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt.
Dưới đây là chiến lược tôi đề xuất để loại bỏ Mối đe dọa của quán cà phê tưởng tượng The Cafe Home. Nhưng thực tế, bạn không thể loại bỏ được hoàn toàn các Mối đe dọa.
Dự đoán và giảm thiểu càng nhiều càng tốt sự ảnh hưởng của các Mối đe dọa trong phân tích mô hình SWOT có thể là thử thách khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt, chủ yếu vì các Mối đe dọa thường là các yếu tố bên ngoài; có rất nhiều bạn có thể làm để giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng của các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Thế nhưng việc đối phó và theo dõi các Mối đe dọa phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, bất kể khả năng kiểm soát của bạn đối với các Mối đe dọa ra sao.
Như tôi đã nói ở W-O, bạn sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề nếu bạn né tránh chúng. Vì vậy, hãy thành thật. Dù danh sách Yếu điểm và Rủi ro có dài gấp mấy lần những lợi thế doanh nghiệp đang có, hãy cứ thành thật liệt kê ra hết.
Mỗi điểm yếu, mỗi mối đe dọa khác nhau sẽ cần chiến lược xử lý khác nhau.
Trong ví dụ trên, cả 4 Mối đe dọa đều đặc biệt thách thức:
Tỷ lệ cạnh tranh tăng caoĐối thủ lớn mạnh nhiềuXu hướng trong ngành thay đổi liên tụcChi phí nguyên vật liệu không ổn định
Trong một vài phân tích SWOT, giữa các Yếu điểm và Mối đe dọa sẽ có giao điểm.
Ví dụ như với The Cafe Home, S1: chi phí cao so với đối thủ và T4: chi phí nguyên vật liệu không ổn định cho ta thấy giao điểm chi phí cần được quan tâm nhiều.
Khi tổng hợp kết quả phân tích ma trận SWOT, hãy tập trung tìm kiếm các điểm giao như trên và xem xét liệu bạn có thể xử lí Yếu điểm lẫn Mối đe dọa cùng lúc không.
Sau cùng, bạn sẽ có bảng tổng hợp các chiến lược SWOT dành riêng cho doanh nghiệp mình:
Vậy làm cách nào để lựa chọn chiến lược nên triển khai?
Bạn có thể thử áp dụng Ma trận Eisenhower. Về cơ bản, ma trận Eisenhower được xây dựng dựa trên 2 câu hỏi:
Việc này có quan trọng không?Việc này có gấp không?
Từ đó đưa ra đánh cho cho công việc cần triển khai, gồm 4 loại theo thứ tự ưu tiên như sau:
Quan trọng và khẩn cấpQuan trọng nhưng không khẩn cấpKhông quan trọng nhưng khẩn cấpKhông quan trọng và cũng không khẩn cấp.
Ma trận này được sáng tạo bởi tổng thống thứ 34 của nước Mỹ, ngài Eisenhower, được ứng dụng rất rộng rãi trong quản lý thời gian, quản lý công việc cực hiệu quả.
Áp dụng phương thức Eisenhower, bạn sẽ lựa chọn được chiến lược ưu tiên triển khai trước. Hơn nữa, các chiến lược có giao điểm với nhau có thể kết hợp cùng triển khai để tối ưu thời gian và nguồn nhân lực.
Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT
Qua nhiều năm, phương pháp phân tích ma trận SWOT đã được đón nhận và biết đến rộng rãi. Nhiều người cho rằng khái niệm này được hình thành bởi cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey.
Trong khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, khoảng thời gian 1960-1970, Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược. Đồng thời công cụ này còn nhận thấy lý do tại sao kế hoạch của các doanh nghiệp lại gặp thất bại. Ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT – 4 chữ cái đầu tiên của:
S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tạiO = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương laiF = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tạiT = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai
Trong khi phần lớn đồng ý SOFT là tiền thân của mô hình SWOT. Nhưng một số tin rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không liên quan đến SOFT.
Ai nên thực hiện phân tích SWOT?
Tầng lớp lãnh đạo và đứng đầu công ty nên chủ động dùng mô hình phân tích SWOT.
GTV – Một Agency SEO cũng thường xuyên áp dụng mô hình SWOT theo định kỳ hàng quý/ năm để hiểu rõ doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
Tuy nhiên quá trình phân tích mô hình SWOT không thể tiến hành một mình.
Để đạt được kết quả khách quan và toàn diện nhất, mô hình SWOT nên được triển khai bởi một nhóm người với nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau.
Quản lý, sales, dịch vụ chăm sóc khách hàng và thậm chí là bản thân khách hàng cũng có thể đóng góp vào quá trình này. Ma trận SWOT giúp gắn kết đội nhóm và khuyến khích đội ngũ nhân viên tham gia lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty.
Nếu bạn đang tự điều hành doanh nghiệp cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, những người biết về doanh nghiệp của bạn, kế toán hay thậm chí là nhà cung cấp. Quan trọng là có thể tập hợp nhiều góc nhìn khác nhau.
Doanh nghiệp có thể dùng ma trận SWOT để làm cơ sở đánh giá tình hình hiện tại và xác định chiến lược sắp tới một cách hiệu quả và phù hợp hơn. Nhưng mọi chuyện luôn thay đổi. Bạn cần liên tục đánh giá lại chiến thuật và triển khai ma trận SWOT mới 6-12 tháng một lần.
Đối với startup, việc phân tích SWOT là một phần trong quy trình xây dựng kế hoạch doanh nghiệp, từ đó giúp hệ thống hóa chiến lược để có khởi đầu tốt và nắm rõ định hướng trong tương lai.
Ví dụ phân tích ma trận SWOT của Starbucks & Nike
Starbuck
Thế mạnhStarbuck là tập đoàn sinh lời lên đến $600 triệu vào năm 2004Là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và dịch vụLọt top 100 nơi đáng làm việc nhất, tôn trọng nhân viênDoanh nghiệp mang tôn chỉ và sứ mệnh giàu tính đạo đứcHiểu được thị hiếu và xu hướng của khách hàngĐiểm yếuNổi tiếng mát tay trong phát triển sản phẩm mới và tính sáng tạo. Tuy nhiên khả năng cải tiến của họ sẽ có lúc thất bại rất dễ xảy ra.Có mặt khắp nước Mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.Chủ yếu dựa trên lợi thế cạnh tranh là bán lẻ cà phê nên chậm lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.Cơ hộiStarbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hộiNăm 2004, công ty hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning tại cửa hàng Santa Monica (California Mỹ) để khách hàng có thể tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họSản phẩm và dịch vụ mới có thể được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê chẳng hạn sản phẩm theo tiêu chuẩn Fair TradeCó cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế, tại các thị trường cà phê mới như Ấn Độ và vành đai Thái Bình DươngCó tiềm năng đồng thương hiệu với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống khác, cũng như nhượng thương hiệu cho các nhà kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.Thách thứcLiệu thị trường cà phê tiếp tục lên ngôi hay sẽ bị thay thế bởi thói quen uống thức uống khác trong tương lai?Nguy cơ tăng giá cà phê và sản phẩm từ sữaKể từ khi ra mắt tại Chợ Pike Place, Seattle năm 1971, thành công của Starbuck đã tạo ra phong cách mới cho nhiều đối thủ và bị nhiều sao chép, dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm tàng.Thách thức từ đối thủ cạnh tranh
Nike
Sức mạnhNike là công ty có sức cạnh tranh mạnh trong thị trườngVà Nike không có xưởng sản xuất nên không có gánh nặng về địa điểm và nhân công. Nike hướng đến lean organization – doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất)Mạnh về nghiên cứu và phát triển nắm bắt xu hướng của khách hàngLà thương hiệu quốc tếĐiểm yếuĐiểm yếu kém của Nike là sản phẩm thể thao chưa phong phú. Phần lớn thu nhập dựa trên thị phần mặt hàng giàu nên dễ bị lung lay nếu thị phần này giảm.Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá cả. Nike có các cửa hàng bán lẻ riêng với tên Niketown. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu và lợi nhuận lại đến từ bán cho các nhà bán lẻ khác.Cơ hộiPhát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Chủ thương hiệu tin rằng Nike không phải là một thương hiệu thời trang. Nhưng dù muốn hay không thì người mua Nike không hẳn mang giày này chơi thể thao. Mà xem đó như phong cách thời thượng. Điều đó tạo ra cơ hội vì sản phẩm dù chưa hư vẫn bị lỗi thời. Nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức. Càng có nhiều phụ kiện giá trị cao bán kèm với giày càng thu về nhiều lợi nhuận.Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu. Nhiều thị trường có thu nhập cao chi trả cho sản phẩm thể thao đắt tiền như Trung Quốc hay Ấn Độ ngày càng có nhiều thế hệ người trẻ chịu chi tiền.Thách thứcNike cũng bị ảnh hưởng bởi bản chất của thị trường quốc tế. Giá mua bán chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên chi phí và lợi nhuận không ổn định theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến Nike sản xuất hoặc bán lỗ. Đây là vấn đề chung của các thương hiệu quốc tế.Thị trường quần áo, giày dép cực kỳ cạnh tranh.Như đã đề cập ở trên, lĩnh vực bán lẻ cực kì nhạy cảm về giá. Nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ hơn.Những đối thủ cạnh tranh luôn là điều mà công ty luôn chú ý đến.
Kết luận
Như vậy, tôi đã hướng dẫn bạn cách triển khai phân tích SWOT dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hi vọng với những hướng dẫn trên đây (cùng ví dụ sinh động The Cafe Home) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách tạo lập ma trận phân tích SWOT và chiến lược cải thiện doanh nghiệp phù hợp.
Có thể việc nghiên cứu các chiến lược kinh doanh sẽ hơi tốn thời gian và công sức, nhưng tin tôi đi, mọi việc đều có cái giá của nó, có lượng kiến thức đầy đủ thì không bao giờ là thừa.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về phân tích SWOT là gì (hay SWOT Analysis là gì) và cách thực hiện mô hình SWOT đúng chuẩn. Nếu được, bạn hãy thực hành ngay những nội dung đã được đề cập ở trên để thực sự biến nó trở thành kiến thức của bản thân nhé!
Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo:
Đọc tiếp:
Website bạn có ở trên trang 1 chứ? Hay là đối thủ của bạn?Đừng nhượng bộ, hãy đánh bại đối thủ của bạn trên Google cùng Công ty dịch vụ SEO TOP #1 tại Việt Nam bên cạnh đó là dịch vụ SEO HCM với bảng giá dịch vụ SEO phù hợp nhất cho từng doanh nghiệp làm SEO!