1. Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
Đang xem: Luồng hàng hải là gì
2. Các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Nghị định này cũng áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan đến đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Khi hoạt động tại cảng biển và luồng hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp có sự khác nhau về cùng một nội dung điều chỉnh giữa quy định của Nghị định này với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác do Chính phủ ban hành thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
Điều 4. Nội quy cảng biển
Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ quy định của Nghị định này và điều kiện đặc thù tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được giao để ban hành “Nội quy cảng biển” sau khi đã được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.
3. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
4. Khu vực tiếp nhận tàu thuyền ngoài khơi (cảng dầu khí ngoài khơi) là khu vực để tàu biển ra, vào hoạt động, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác tại các công trình ngoài khơi.
5. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác.
6. Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.
7. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra, vào cảng biển an toàn.
8. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước để tàu thuyền neo đậu đón trả hoa tiêu.
9. Vùng kiểm dịch là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu thực hiện kiểm dịch.
Xem thêm: So Sánh Giá Trị Hiện Thực Là Gì ? Giá Trị Hiện Thực Và Giá Trị Nhân Đạo Là Gì
10. Khu tránh bão là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu tránh bão.
11. Vùng neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.
12. Vùng quay trở tàu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền quay trở.
13. Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hoá, hành khách.
14. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ và các phương tiện thủy khác.
15. Chủ tàu là chủ sở hữu tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền.
16. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
17. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Chương II
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG BIỂN
VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
Mục 1
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
Điều 6. Công bố danh mục phân loại cảng biển
Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải
1. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan khác.
2. Việc đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt. Bộ Giao thông vận tải công bố công khai quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt và quyết định điều chỉnh cụ thể đối với bến cảng, cầu cảng không trái với chức năng của cảng biển trong quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể cảng biển đã được phê duyệt, việc công bố hình thức đầu tư cảng biển, bến cảng được thực hiện như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại I và bến cảng đặc biệt quan trọng thuộc cảng biển loại I;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố hình thức đầu tư đối với bến cảng thuộc cảng biển loại I không quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại II; bến cảng quan trọng thuộc cảng biển loại II.
Điều 8. Giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, luồng hàng hải
1. Trước khi lập báo cáo đầu tưxây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển. Nội dung văn bản nêu rõ sự cần thiết, vị trí, quy mô và mục đích sử dụng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời chủ đầu tư và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
2.Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao Quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và phương án đảm bảo an toàn hàng hải.
Xem thêm: Lỗi Chính Tả Tiếng Anh Là Gì ? Lỗi Chính Tả Thường Gặp
3. Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo Cảng vụ hàng hải giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được phê duyệtvà đảm bảo an toàn hàng hải.
Điều 9. Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển
Việc xây dựng các công trình khác không thuộc công trình quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong vùng nước cảng biển phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan. Trước khi tiến hành xây dựng công trình, chủ đầu tư gửi bản sao Quyết định đầu tư và bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình để tổ chức theo dõi việc thực hiện xây dựng công trình của chủ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực