Đường kinh tuyến, vĩ tuyến giữ một vai trò quan trọng giúp bạn xác định được vị trí của mọi địa điểm trên Trái Đất một cách dễ dàng. Vậy, kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Sự khác nhau giữa chúng là gì? Tất cả các thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.
Đang xem: Kinh tuyến vĩ tuyến là gì
Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?
Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Các khái niệm liên quan
Kinh độ là gì?
Kinh độ có ký hiệu bằng chữ cái tiếng Hy Lạp lambda ( ). Đây là giá trị tọa độ địa lý xác định theo hướng Đông-Tây, được sử dụng phổ biến trong bản đồ học và hoa tiêu hoa tiêu. Một kinh độ còn được biết đến là kinh tuyến và nó tạo thành một nửa đường tròn lớn. Hiểu đơn giản, kinh độ là các đường thẳng.
Kinh tuyến là gì?
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền 2 Địa cực, độ dài khoảng 20000km, chỉ hướng Bắc-Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich-Luân Đôn) và kinh tuyến 180 độ, chia Trái Đất làm 2 bán cầu đó là bán cầu Đông và bán cầu Tây.
Các kinh tuyến sẽ nối liền các cực từ là các kinh tuyến từ, những kinh tuyến nối liền các địa cực được gọi là kinh tuyến địa lý, còn các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ là các kinh tuyến họa đồ.
Kinh tuyến này còn có tên gọi khác là kinh tuyến địa lý. Còn kinh tuyến địa từ là giao tuyến giữa bề mặt Trái Đất và mặt phẳng đi qua nối các cực địa từ Bắc và Nam.
Kinh tuyến là gì?
Vĩ độ là gì?
Vĩ độ là các giá trị địa lý dùng để chỉ một vị trí xác định trên bề mặt Trái Đất. Vĩ độ chỉ các điểm ở phía Bắc hoặc phía Nam của xích đạo. Trên bản đồ địa lý nó chính là các đường nằm ngang, một vĩ độ cũng được gọi là vĩ tuyến.
Vĩ tuyến là gì?
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này sẽ có hướng từ Đông sang Tây, vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với kinh tuyến tại điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất sẽ có đường kính nhỏ hơn.
Có 5 vĩ tuyến trên Trái Đất. Bốn vĩ tuyến được xác định dựa trên mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Với vĩ tuyến thứ 5, xích đạo nằm giữa 2 cực.
Vòng Bắc cực (66° 33′ 38″ vĩ bắc)Hạ chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ bắc)Xích đạo (0° vĩ bắc)Đông chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ nam)Vòng Nam Cực (66° 33′ 38″ vĩ nam)
Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là ranh giới phía Bắc và phía Nam của vùng trên Trái Đất, có thể nhìn thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu ít nhất tại một thời điểm trong năm. Vòng cực Bắc và nam là ranh tới của vùng xung quanh cực Trái Đất, nơi có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất là 1 ngày mùa hè trong năm.
Vĩ tuyến là gì?
Các vĩ tuyến chính là các đường tà hành, ngoại trừ xích đạo, chúng không phải là vòng tròn lớn nên không chứa các cung là đoạn đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với những gì nhìn thấy trên một số bản đồ nơi chúng được vẽ bởi đường thẳng. Các chuyến bay trên Bắc bán cầu, giữa các điểm có cùng vĩ độ sẽ di chuyển theo đường ngắn nhất trông giống một đường cong lệch về phía Bắc trên bản đồ.
Xem thêm: Tuyến Đường Đối Ngoại Là Gì, Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
Các cung trên vĩ tuyến còn được sử dụng để làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Ví dụ như:
Vĩ tuyến 38° Bắc dùng để phân chia Triều Tiên và Hàn Quốc.Vĩ tuyến 17° Bắc dùng để phân chia Việt Nam theo hiệp ước Genève.Vĩ tuyến 60° Nam dùng để phân định biên giới cho châu Nam Cực
Trái Đất hiện tại có tất cả 181 đường vĩ tuyến (tính cả xích đạo là vĩ tuyến đặc biệt).
Chí tuyến là gì?
Là tên gọi của hai vĩ tuyến có vĩ độ +23°26’22” và -23°26’22” ở phía Bắc và phía Nam xích đạo Trái Đất. Đường chí tuyến Bắc còn có tên chí tuyến Giải (Cancer), chí tuyến Nam còn có tên chí tuyến Ma Kết (Capricorn).
Vào ngày Hạ Chí (21- 22/6) lúc chính trưa Mặt Trời ở trên đỉnh đầu của chí tuyến Giải, vào ngày Đông Chí (21 – 22/12) lúc chính trưa Mặt Trời ở trên đỉnh đẩu của chí tuyến Ma Kết. Trong một năm, Mặt Trời sẽ có hai lần ở trên đỉnh đầu của vùng nằm giữa hai chí tuyến.
Cách xác định vị trí dựa trên kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ
Việc xác định được đường kinh vĩ tuyến giúp biết được vị trí của quốc gia hay vị trí mình đang đứng. Khi máy bay bay trên biển hoặc sa mạc để xác định vị trí hiện chính xác nhất đó chính là dựa vào đường kinh tuyến và vĩ tuyến.
Khi mở bản đồ Trái Đất, bạn dễ dàng phát hiện trên mặt địa cầu sẽ có những vạch một ngang một dọc có quy luật chung, một số là đường thẳng hoặc đường cong,…những đường này gọi chung là kinh vĩ tuyến.
Cách xác định vị trí dựa trên kinh tuyến và vĩ tuyến vô cùng đơn giản. Đầu tiên bạn cần phải xác định được đâu là cực Bắc, cực Nam cũng như vị trí của xích đạo, kinh vĩ tuyến.
Vĩ tuyến thì sẽ song song với xích đạo; xích đạo ở vĩ tuyến 0 độ, mỗi hướng về phía Nam và Bắc đều là 90 độ. Đường xích đạo xuôi về phía Nam sẽ gọi là vĩ độ Nam và xuôi về hướng Bắc là vĩ độ Bắc.
Kinh tuyến gốc được tính là đường chạy qua đài thiên văn Greenwich-Luân Đôn, xác định là kinh độ 0 hoặc gọi là đường Tý Ngọ. Tính từ đường này hướng về phía Đông và Tây sẽ chia đều 180 độ, phía Đông sẽ gọi là kinh Đông, phía Tây gọi là kinh Tây. Trên thực tế, đường này được sử dụng để phân chia sự biến đổi ngày tháng quốc tế, lấy đường này làm đường chuẩn. Nếu như cho bạn biết vĩ độ của Bắc Kinh là 39°54’ vĩ độ Bắc, kinh độ là 116°09’ kinh độ Đông thì bạn sẽ nhanh chóng xác định được vị trí của nó trên bản đồ.
Phân biệt kinh vĩ tuyến
Phân biệt kinh vĩ tuyến
Có rất nhiều người dùng nhầm lẫn kinh tuyến và vĩ tuyến là một nên gặp khó khăn trong việc xác định vị trí trên bản đồ. Thực chất chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, dưới đây là cách phân biệt:
Có 360 kinh tuyến, trong khi vĩ tuyến chỉ có 181Các kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Cực Bắc và Cực Nam, còn vĩ tuyến thì song song với nhau và không bao giờ cắt nhau.
Mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm kinh tuyến là gì? vĩ tuyến là gì? cũng như cách phân biệt. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác quý khách hàng hãy update ngay và luôn những thông tin của honamphoto.com nhé.