Một doanh nghiệp khi hoạt động có thể có nhiều chi nhánh khác nhau. Mỗi chi nhánh sẽ có trách nhiệm thực hiện một bộ phận hoặc toàn bộ công việc của doanh nghiệp. Trong quá trình lập chi nhánh, DN có quyền lựa chọn lập chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh phụ thuộc. Vậy hai loại chi nhánh này khác nhau thế nào?

Khái niệm về chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập được hiểu đó là một chi nhánh của doanh nghiệp mẹ nhưng nó hoàn toàn độc lập. Cụ thể, những nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trong chi nhánh này đều sẽ được ghi sổ kế toán trong chi nhánh. Và cả kê khai cũng như quyết toán thuế cũng là chi nhánh tự thực hiện kê khai độc lập. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, chi nhánh này có cả con dấu và mã số thuế của riêng mình. 

Ưu điểm: Chi nhánh có thể dễ dàng quản lý được các khoản chi phí trong công ty của mình. Quản lý các chứng từ quan trọng trong công ty.

Đang xem: Hạch toán phụ thuộc là gì

Xem thêm: Cá Tháng Tư Là Gì – Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày

Xem thêm: Phó Giáo Sư Tiếng Anh Là Gì ? Phó Giáo Sư Tiến Sỹ Tiếng Anh Là Gì

Bên cạnh đó, có thể tự phân tích dễ dàng lãi và lỗ của công ty và các chi nhánh. Nhược điểm: Vào thời điểm cuối tháng, công ty sẽ phải lập hai báo cáo tài chính và lập hai báo cáo thuế. Đối với những báo cáo để nộp cho những cơ quan chức năng khác sẽ phải làm riêng cho công ty và cả chi nhánh. Những chứng từ của chi nhánh cũng cần phải tự lưu riêng. 

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay còn được gọi là báo sổ. Nó được hiểu như một chi nhánh lập ra để hạch toán phụ thuộc cho công ty chủ quản. Chi nhánh này hoạt động chỉ tập hợp chứng từ, đến thời điểm cuối tháng sẽ gửi những chứng từ về công ty mẹ chủ quản kê khai và quyết toán thuế. 

Ưu điểm: Có thể giảm thiểu được một số những công việc quan trọng như lập báo cáo. Nhược điểm: Rất khó để quản lý các khoản chi phí, các khoản lỗ lãi và chứng từ.

*

 

Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán độc lập

Chi nhánh hạch toán độc lập có những đặc điểm như sau: 

Chi nhánh thiết lập bộ máy kế toán riêng biệt dựa trên Luật kế toánTiến hành kê khai và nộp một số loại thuế: lệ phí môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp… Thuế sẽ được kê khai tại chi nhánh sau đó sẽ hạch toán độc lập. Tiến hành lập và nộp lại báo cáo tài chính ở trong cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh. Được phép đăng ký sử dụng hóa đơn của riêng mình. Chi nhánh được đăng ký con dấu riêng, mã số thuế và cả tài khoản ngân hàng của riêng

Những chi nhánh này sẽ hạch toán riêng biệt, báo cáo và thực hiện hạch toán giống như một công ty riêng biệt. Bên phía doanh nghiệp chủ quản sẽ chủ động làm báo cáo tài chính hợp nhất. 

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản:Chi nhánh này không cần phải kê khai các khoản sau: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, chi nhánh sẽ khai tập trung ở doanh nghiệp chủ quản luôn. Chi nhánh không cần phải lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN. Trường hợp chi nhánh kinh doanh ở lĩnh vực nhà hàng và ăn uống. Cuối tháng, chi nhánh không cần phải kê khai thuế giá trị gia tăng. Chi nhánh có thể sử dụng con dấu của riêngChi nhánh có thể sử dụng hóa đơn của riêng. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản:Chi nhánh này không cần kê khai các loại: thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng kê khai tập trung ở doanh nghiệp chủ quản. Không cần lập các loại báo cáoKê khai thuế giá trị gia tăng ở nơi đặt trụ sở chi nhánhKê khai và nộp thuế lệ phí môn bài ở nơi đặt trụ sở chi nhánhChi nhánh hoàn toàn có thể sử dụng con dấu và cả hóa đơn riêng biệt. 

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, các số liệu về doanh thu và chi phí sẽ nộp về doanh nghiệp chủ quản để kê khai. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *