Nhà nhân chủng học nổi tiếng Edward T.Hall đã chia văn hoá thành hai loại: Văn hóa “nghèo ngữ cảnh” (low context culture) và văn hóa “giàu ngữ cảnh“ (high context culture). Cách diễn đạt trong văn hoá nghèo ngữ cảnh thường chính xác, đặc biệt nhấn mạnh vào các ngôn từ trong câu nói. Các quốc gia có văn hoá nghèo ngữ cảnh thường là các nước ở Bắc Âu và Bắc Hoa Kỳ, chú trọng truyền tải thông điệp bằng lời nói. Ở những nước này, chức năng chủ yếu của lời nói là để thể hiện quan điểm và tư tưởng của người nào đó càng rõ ràng, lôgic và thuyết phục càng tốt. Những người này sử dụng lối giao tiếp trực tiếp và rõ ràng, thẳng nghĩa. Ví dụ, trong khi đàm phán người Hoa Kỳ thường đi thẳng vào vấn đề, không nói quanh co lòng vòng. Văn hoá nghèo ngữ cảnh thường coi trọng sự hiểu biết và hành động cụ thể, giúp các cuộc đàm phán đạt hiệu quả nhất có thể. Những nền văn hoá này hay dùng các giao kèo cụ thể, hợp pháp để kí kết các thoả thuận.
Ngược lại, các nền văn hoá giàu ngữ cảnh như Nhật Bản và Trung Quốc chú trọng đến những thông điệp không thể hiện bằng lời nói và coi giao tiếp là một cách để tăng mối quan hệ hoà hợp. Họ thích cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, trong đó phải thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Họ thường chú ý để không làm người khác cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm.
Đang xem: High context culture là gì
Xem thêm: Cloramphenicol 250Mg : Liều Dùng & Lưu Ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ
Xem thêm: Ict Là Gì? Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Ngành Công Nghệ Thông Tin Ict Là Gì
Điều này lý giải tại sao người Nhật không thích nói “không” khi họ muốn thể hiện sự không đồng ý. Họ thích cách trả lời mơ hồ hơn, như “ vấn đề là khác cơ”. Ở các nước Á Đông, thể hiện sự mất kiên nhẫn, chán nản, khó chịu hay bực tức thường không tạo được sự thiện cảm và bị coi là vô lễ. Các nước Châu Á thường có xu hướng sử dụng cách nói giảm nói tránh, cũng như con người ở đây thường hay chú ý đến bối cảnh cùng các ngôn ngữ hình thể. Ví dụ: nếu tham dự một bữa ăn trưa để kinh doanh ở Tokyo, ông chủ sẽ là người trông có tuổi và ngồi riêng ở vị trí xa nhất từ lối vào của căn phòng. Ỏ Nhật, cấp trên thường được bố trí ngồi ở những vị trí ưu tiên như vậy để thể hiện sự tôn trọng. Để đạt được thành công ở châu Á, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải nắm bắt được các dấu hiệu phi ngôn ngữ và các ngôn ngữ hình thể khác. Các cuộc đàm phán nơi đây thường diễn ra chậm và mang tính nghi thức, các thoả thuận đều lấy sự tin tưởng làm nền tảng.
Công trình nghiên cứu của Hall có tầm quan trọng mang tính cách tân vì hiện nay thế giới đang diẽn ra sự bùng nổ trong các mối quan hệ kinh doanh giữa Đông Á và các khu vực khác của thế giới. Tuy vậy, quan niệm về “văn hoá nghèo ngữ cảnh” và “văn hoá giàu ngữ cảnh” vẫn đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa những người nói chung một thứ tiếng. Ví dụ như các nhà lãnh đạo người Anh thường phàn nàn rằng các bài thuyết trình của các nhà lãnh đạo người Hoa Kỳ quá chi tiết. Mọi thứ đều được trình bày, thậm chí ngay cả khi vấn đề đã quá rõ ràng