Việc nắm rõ tên tiếng anh của các loại gỗ tự nhiên và các thuật ngữ tiếng anh trong ngành gỗ sẽ giúp các chủ doanh nghiệp không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp hay thực hiện các yêu cầu kỹ thuật với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, nó cúng giúp cho khách hàng hiểu và dễ dàng lựa chọn được chất liệu phù hợp cho hệ thống nội thất của mình.
Đang xem: Gỗ thông tiếng anh là gì
Tên tiếng anh của các loại gỗ tự nhiên
Để sản xuất nội thất, ngoài nguồn gỗ nội địa thì các nhà sản xuất còn sử dụng rất nhiều loại gỗ nhập khẩu như, gỗ sồi, gỗ óc chó, tần bì, anh đào,…
Việt Á Đông – Đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất gỗ óc chó trọn gói. |
Dưới đây là tên gọi tiếng anh của các loại gỗ phổ biến nhất:
Gỗ Gụ: MahoganyHồng Mộc (Gỗ Cẩm Lai): RosewoodGỗ Thích: MapleGỗ Mít: Jack-tree, JacquierGỗ Tần Bì: AshGỗ Tổng Quán Sủi (Gỗ Trăn): AlderGỗ Mun: EbonyGỗ Trầm Hương (Gỗ Đoạn): BasswoodGỗ Lim: Ironwood (Tali)Các loại gỗ Sồi: Solid Oak và White Oak, Red OakGỗ thông: Pine WoodGỗ Dáng Hương: Padouk (Camwood, Barwood, Mbel, Corail).Gỗ Anh Đào: CherryGỗ Bạch Dương: PoplarGỗ Dẻ Gai: BeechGỗ Đỏ: DoussiGỗ Xoan Đào: SapeleGỗ Sến: mukulungu
Gỗ Trắc: Dalbergia cochinchinensisGỗ Ngọc Nghiến: Pearl Grinding woodenGỗ Ngọc Am: Cupressus funebrisGỗ Sưa: Dalbergia tonkinensis PrainBằng Lăng Cườm: LagerstroemiaCà Ổi: MerantiGỗ chò: White MerantiChôm Chôm: Yellow FlameGỗ Hoàng Đàn: CypressHồng tùng kim giao: MagnoliaHuệ mộc: PadaukGỗ Huỳnh: Terminalia/MyrobolanHuỳnh đường: LumbayauLong não: Camphrier, Camphor TreeGỗ Nghiến: Iron-woodGỗ Pơ mu: Vietnam HINOKIGỗ Táu: ApitongGỗ Thông đuôi ngựa: Horsetail TreeGỗ Thông nhựa: Autralian PineGỗ Xà cừ: Faux AcajenGỗ Xoài: Manguier MangoCao su: Rubber
Thuật ngữ tiếng Anh phổ biến trong ngành Gỗ
Các thuật ngữ tiếng anh liên quan đến vấn đề kỹ thuật mà các nhà sản xuất nội thất cần nắm được. Chúng không chỉ giúp cho cuộc giao tiếp với đối tác nước ngoài hiệu quả hơn mà còn cho họ thấy được trình độ, sự chuyên nghiệp của bạn.
Checks (Rạn): Đây là từ để chỉ các vết nứt ở thớ gỗ theo chiều dọc. Hiện tượng này xảy do áp suất căng trong quá trình sấy khô gỗ. Các vết nứt chủ yếu là ở bên ngoài, không xuyên suốt hết tấm gỗ.
Split (Nứt): Vết nứt xuyên suốt từ mặt bên này sang mặt bên kia của thớ gỗ.
Warp (Cong vênh): Phách gỗ bị méo, hình dạng phẳng ban đầu bị biến đổi. Tình trạng này xảy ra trong quá trình sấy khô gỗ. Các loại cong vênh phổ biến: uốn cong, cong tròn, xoắn lại, gập hình móc câu.
Shrinkage (Co rút): Các thớ gỗ bị co lại do gỗ được sấy khô dưới điểm bão hòa.
Decay (Sâu, mục, ruỗng): Gỗ bị phân hủy chất gỗ bên trong do nấm, sâu bọ.
Density (Mật độ gỗ): khối lượng của gỗ trên một đơn vị thể tích. Mật độ gỗ thay đổi theo: độ tuổi của cây, tỷ lệ gỗ già, kích thước tâm gỗ,….
Hardness (Độ cứng): khả năng chịu lực và va đập, ma sát của gỗ.
Durability (Độ bền): khả năng chống chịu sự tấn công của các loại sâu bọ, côn trùng, môi trường.
Dimensional stability (Sự ổn định về kích thước/Sự biến dạng khi khô): độ biến đổi thể tích của gỗ và sự thay đổi độ ẩm của gỗ khi sau khi được làm khô.
Moisture content (Độ ẩm): Độ ẩm là % khối lượng nước trong gỗ đã được tẩm sấy khô.
Xem thêm: Quảng Cáo Google Ads Là Gì? Cách Tạo Tài Khoản Adwords Là Gì
Weight (Khối lượng): khối lượng của gỗ sau khi làm khô. Khối lượng này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào gỗ.
Specific gravity (Trọng lượng riêng): được tính dựa trên thể tích gỗ khi còn tươi và khối lượng gỗ sau khi được sấy khô.
Modulus of elasticity (Suất đàn hồi gỗ): Suất đàn hồi của gỗ được tính bằng Megapascal. Đó là lực tưởng tượng có thể kéo dãn hoặc nén một mảnh vật liệu trở nên dài hoặc ngắn hơn so với chiều dài thực thế của nó.
Hardwood (Gỗ cứng): chỉ những loại cây lá rộng thường xanh, thay lá hai lần một năm. Thuật ngữ này không phải dùng để chỉ độ cứng thật sự của gỗ
Grain (Vân Gỗ ): Hình dáng, cách sắp xếp và chất lượng của các thớ gỗ trong cùng một phách gỗ.
Figure (Đốm hình): Đây là họa tiết tự nhiên xuất hiện trên bề mặt gỗ được tạo nên từ: vòng tuổi của gỗ, các mắt gỗ, tia gỗ, những vòng xoáy của vân gỗ, uốn sóng hay các đốm màu đặc biệt.
Sapwood (Dát gỗ): là lớp gỗ ở trong thân cây, có màu nhạt hơn phần tâm gỗ, không có khả năng kháng sâu bọ.
Heart wood (Tâm gỗ): Là lớp gỗ phía trong cùng thân cây, không chứa đựng tế bào gỗ đang phát triển. Phân tâm gỗ và dát gỗ được phân biệt rạch ròi nhờ màu sắc, tâm gỗ có màu sậm hơn.
Texture (Mặt gỗ): Mặt gỗ hiện nay rất đa dạng có nhiều loại: loại thô (vân gỗ lớn), loại đẹp (vân gỗ nhỏ) hoặc trung bình (vân gỗ có kích thước đồng đều).
Gum pocket (Túi gôm/nhựa ): Vị trí, điểm quy tụ nhiều nhựa/gôm cây nhất trong thân gỗ
Pith flecks (Vết đốm trong ruột cây): những vết sọc bất qui tắc và có màu khác lạ trong ruột cây. Những vết này xuất hiện do sự tấn công của côn trùng trong quá trình cây phát triển.
Stain (Nhuộm màu): Thay đổi màu sắc tự nhiên vốn có của tâm gỗ hay do sự tác động của vi sinh vật, kim loại, các hóa chất làm biến màu của gỗ.
Trên đây là một số từ vựng về các gọi tên tiếng anh của các loại gỗ tự nhiên cũng như các thuật ngữ tiếng anh sử dụng phổ biến trong nội thất. Nếu các đơn vị sản xuất muốn mở rộng kinh doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp gỗ, nội thất nước ngoài, thì việc trang bị những kiến thức này là yếu tố cần thiết.
Nội thất Việt Á Đông – đơn vị nội thất uy tín tín và chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất toàn diện nhất. Đến với chúng tôi quý vị sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu từ thiết kế, sản xuất cho đến thi công, lắp đặt.
Xem thêm: 【Giải Đáp】 Clean On Board Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm cùng hệ thống nhà xưởng hiện đại, quy mô, cam kết đem đến những sản phẩm chất lượng, công năng sử dụng cao cho khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng của Việt Á Đông còn được hỗ trợ các chính sách tốt nhất về giá cũng như chính sách vận chuyển, bảo hành chuyên nghiệp.