Google Webmaster Tool là gì?
Google Webmaster Tool hay Search Console là một công cụ được “ông lớn” Google cung cấp miễn phí với rất nhiều tính năng ưu việt giúp người sở hữu website có thể xác minh chính xác những sự cố đang xảy ra với website của mình, quản lý tất cả các đường link tới website và hơn thế nữa, nó có thể phân tích những từ khóa (keywords) mà người dùng đã tìm kiếm để đến với website của mình, từ đó ta có thể đưa ra biện pháp xử lý cũng như chiến lược phát triển hiệu quả cho website của mình.
Đang xem: Google webmaster tools là gì
Google Webmaster Tool dùng để làm gì?
Như đã nói ở trên, Google Webmaster Tool có rất nhiều tính năng để chúng ta có thể khai thác phục vụ cho việc “chăm sóc” website của mình hiệu quả.
Khi website gặp một sự cốnào đó như lỗi thu thập thông tin hay các lỗi liên kết từ đó bạn có thể đưa ra được giải pháp để khắc phục các lỗi đó để không làm giảm chất lượng website trong mắt của Google.Khi bạn muốn biết thứ hạng của một từ khóa hay một cụm từ khóa nào đó thì bạn sẽ nghĩ đến việc tìm kiếm thủ công trên Google sẽ rất mất thời gian hoặc là nghĩ đến những tiện ích hay công cụ phân tích từ khóa nào đó và những công cụ hay tiện ích này thường là không miễn phí cho bạn. Thật may là Google Webmaster Tool có thể phân tích cho bạn một cách chính xác nhất thứ hạng của từ khóa hay cụm từ khóa đó. Thật tuyệt vời phải không?Ngoài ra Google Webmaster Tool còn thể hiện cho bạn thấy được tỉ lệ Click Through Rate (CTR) trong tìm kiếm tự nhiên, từ đó bạn có thể đưa ra các biện pháp làm tăng tỉ lệ CTR cho website của bạn.Khi mà lập trình viên có lỡ không tạo sitemap.xml (Sơ đồ trang web) hay robot.txt cho website của bạn, thay vì bạn phải nhờ đến họ trợ giúp thì ở Google Webmaster Tools bạn hoàn toàn có thể tự làm được việc đó để hướng các công cụ tìm kiếm tự động đến các trang mà bạn muốn.
Ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác của Google Webmaster Toolsmình sẽ phân tích thêm ở bên dưới.
Cách cài đặt Webmaster Tool
Để sử dụng Google Webmaster Tool bạn truy cập url: https://search.google.com/search-console/about sẽ có giao diện như sau:
Tiếp tục bấm vào “Bắt đầu ngay bây giờ”
Nhập tài khoản Gmail của bạn và bấm “Tiếp theo”
Tiếp tục nhập mật khẩu tài khoản Gmail của bạn rồi chọn “Tiếp theo”. Đăng nhập thành công sẽ hiển thị giao diện như dưới đây.
Nhập tên miền cho website mà bạn muốn cài đặt Google Webmaster Tools vào một trong hai ô phù hợp với mục đích của bạn và bấm “Tiếp tục” để đến giao diện xác minh như hình dưới:
Tại đây có rất nhiều phương pháp để bạn xác minh quyền sở hữu. Bạn hãy lựa chọn phương pháp thích hợp.
Ở đây mình ví dụ chọn phương pháp xác minh bằng Tệp HTML. Bạn hãy tải tệp .html được cung cấp ở trên xuống và up lên thư mục gốc của web. Sau đó quay lại và bấm vào “XÁC MINH”.
Lưu ý: Không xóa tệp ngay cả khi đã xác minh thành công để duy trì trạng thái xác minh.
Sau khi xác minh thành công nhấn “HOÀN THÀNH” để tiếp tục. Các bạn sẽ quay trở lại giao diện sau:
Bạn kéo xuống phía dưới cuối trang và nhấn vào dòng “Bạn đã bắt đầu quy trình xác minh? Hãy hoàn tất quy trình” để hoàn tất quá trình xác minh.
Chọn trang web bạn muốn cài đặt Google Webmaster Tools mà bạn đã khai báo trước đó. Một thông báo hiện lên báo cho bạn biết trạng thái và phương thức xác minh mà bạn đã sử dụng.
Chọn “Chuyển đến sản phẩm” để vào giao diện sử dụng Google Webmaster Tools. Giao diện tổng quan sẽ hiển thị như sau:
Như vậy là quá trình cài đặt Google Webmaster Tools cho website của bạn đã hoàn tất. Bạn sẽ cần một khoảng thời gian để Google Webmaster Tools thu thập và xử lý dữ liệu thống kê cho trang web của bạn.
Ở trên là các bước để cài đặt Google Webmaster Tools cho trang web của bạn, thật dễ dàng phải không? Chúc các bạn thành công!
Tổng quan trang web
Trang tổng quan sẽ cho chúng ta biết thông tin tóm tắt của một số báo cáo quan trọng như hiệu suất trang web, độ bao phủ hay tính khả dụng trên thiết bị di động.
Từ báo cáo tổng quan này chúng ta có thể xác định được vấn đề đang xảy ra với trang web của mình từ đó chúng ta có những giải pháp xử lý để cải thiện chúng.
Ngoài ra, ở đây chúng ta có thể tìm thấy thông tin của những tính năng nâng cao như trang AMP hoặc tính năng nâng cao cho tìm kiếm nếu như chúng được tích hợp trên trang website của bạn.
Hiệu suất trang web
Ở đây chúng ta có thể biết được những chỉ số quan trọng về hiệu suất của trang web (như: tổng số lần nhấp, Tổng số lần hiển thị, tỉ lệ Click Through Rate, Vị trí trung bình) trong kết quả của Google Tìm kiếm.
Xem thêm: ” Công Hàm Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Công Hàm Trong Tiếng Việt
Hơn thế nữa, báo cáo về hiệu suất còn phân tích cho chúng ta thấy từ khóa hay cụm từ khóa nào được tìm kiếm bởi người dùng trên Google mà trả về kết quả trang web của bạn. Kết quả những URL đã hiển thị trong trang tìm kiếm, báo cáo số lần nhấp và hiển thị ở từng quốc gia cũng như loại thiết bị mà người dùng sử dụng để tìm kiếm, thật tuyệt vời nếu như chúng ta đang muốn nhắm đến nhóm người dùng nào đó thì từ những kết quả phân tích trên chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó.