MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 28-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1995

NGHỊ ĐỊNH

CỦACHÍNH PHỦ SỐ: 28/CP NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THIHÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, LIỆT SĨ VÀ GIAĐÌNH LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN, NGƯỜI CÓCÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủban hành ngày 30 tháng 9 năm 1992;Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cáchmạng ngày 29 tháng 8 năm 1994;Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Những người hưởng ưu đãi quy định tại Điều 1 củaPháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia định liệt sĩ, thươngbinh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạngđược gọi tắt là người có công với cách mạng.

Điều 2.-Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng phù hợp với tình hình kinh tế- chính trị – xã hội của đất nước qua từng thời kỳ; phù hợp với luật pháp vàchính sách chung của Nhà nước; với tính chất, đặc điểm của lực lượng vũ trangnhân dân; với đời sống của công chức Nhà nước và nhân dân; phù hợp với công laovà hoàn cảnh của người hưởng chế độ.

Đang xem: Gia đình chính sách là gì

Điều 3.-Hàng năm, ngoài phần ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện chế độ ưu đãi đối vớingười có công với cách mạng, Nhà nước còn giành một phần kinh phí trong quỹ quốcgia về giải quyết việc làm, về xoá đói giảm nghèo… để người có công với cáchmạng vay, tạo việc làm, ổn định đời sống.

Điều 4.-

1/ Đối với người đủ điều kiện đượcxác nhận hai đối tượng trở lên theo Điều 1 của Pháp lệnh thì được hưởng các chếđộ trợ cấp, phụ cấp (nếu có) đối với từng đối tượng , nhưng về các chế độ ưuđãi khác thì chỉ hưởng chế độ cao hơn quy định tại Nghị định này.

2/ Người có công với cách mạngquy định tại Điều 1 của Pháp lệnh đồng thời là người hưởng lương, hưởng chế độbảo hiểm xã hội thì khi chết, quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ khoản tiền lễ tang,chôn cất và tiền tuất; trường hợp thân nhân hưởng tiền tuất theo chế độ bảo hiểmxã hội mà thấp hơn tiền tuất quy định tại Nghị định này thì chỉ hưởng tiền tuấtcao hơn do ngân sách Nhà nước đài thọ.

3/ Những bệnh binh, công nhân,viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động nhưng lại là thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh hoặc những thương binh đã được xác định cả vếtthương do tai nạn lao động từ trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 thì tạm thời vẫnthuộc đối tượng đã được xác nhận trước ngày ban hành Nghị định này.

Điều 5.-Nghiêm cấm việc sử dụng các nguồn kinh phí giành để chăm sóc người có công vớicách mạng vào mục đích khác.

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG , ĐIỀU KIỆNXÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI

MỤC 1: ĐỐI VỚINGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945:

Điều 6.-Người có công với cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 quy định tại Điều5 của Pháp lệnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định công nhận đượcNhà nước ưu đãi:

1/ Trợ cấp háng tháng mức120.000 đồng (đối với cán bộ thoát ly và không thoát ly).

2/ Ngoài trợ cấp hàng tháng trênđây:

a) Người hoạt động cách mạngthoát lý đang hưởng lương hoặc lương hưu, được phụ cấp hàng tháng tính theo thờigian hoạt động trước cách mạng, cứ mỗi năm được phụ cấp mức 30.000 đồng.

b) Người hoạt động cách mạngkhông thoát ly, không có lương hoặc lương hưu, nếu hoạt động cách mạng từ 1935trở về trước thì được phụ cấp hàng tháng mức 200.000 đồng, nếu hoạt động cách mạngtừ 1936 đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì được phụ cấp hàng tháng mức150.000 đồng.

3/ Được cấp tiền để mua báo nhândân hàng ngày; được tổ chức sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp.

4/ Khi người hoạt động cách mạngtrước Cánh mạng tháng Tám năm 1945 chết, người tổ chức mai táng được cấp khoảntiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng; cha mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con đẻ bịtật nguyền bẩm sinh hoặc bị tàn tật nặng từ nhỏ, được hưởng tiền tuất hàngtháng mức 72.000 đồng/người, nếu sống cô đơn thì được hưởng trợ cấp nuôi dưỡnghàng tháng mức 240.000 đồng/người.

Chế độ tiền tuất hàng tháng vàtrợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại Điều này áp dụng cả đối với người đãđược công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945chết trước ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Điều 7.-Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hưởng chế độ ưuđãi quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh thì không hưởng ưu đãi theo Điều 6 củaPháp lệnh.

Điều 8.-Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã quy định tại Điều 6 của Pháplệnh là người đứng đầu các Hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc,Thanh niên cứu quốc, Quân nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc) vàcác tổ chức trong Mặt trận Việt minh.

Điều 9.-Cơ sở để xét, quyết định công nhận người hoạt động cách mạng quy định tại Điều6 của Pháp lệnh như sau:

1/ Đối với cán bộ thoát ly được căncứ lý lịch kê khai từ năm 1960 về trước. Nếu lý lịch khai năm 1960 mà cơ quanquản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu để thất lạc, có xác nhận, thì được hưởng lý lịchkhai trong “Cuộc vận động bảo vệ Đảng” ngay sau đó (từ 1969 trở vềtrước). Trường hợp người hoạt động cách mạng liên tục ở các chiến trường B, K,C từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì căn cứ vào lý lịch năm 1975 hoặcnăm 1976.

2/ Đối với cán bộ không thoátly, chỉ hoạt động ở cơ sở thì phải được chứng nhận của hai người cùng hoạt độngđã được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm1945 và phải được Hội nghị cán bộ lão thành ở địa phương thừa nhận.

3/ Cán bộ thoát ly và khôngthoát ly hoạt động cách mạng tại địa phương thuộc cấp uỷ và chính quyền tại địaphương quản lý phải được Tỉnh uỷ, Thành uỷ xác nhận.

4/ Cán bộ thoát ly thuộc Ban, Bộ,ngành, đoàn thể Trung ương quản lý phải được Ban đảng, đảng đoàn, Ban cán sự đảngcủa Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương xác nhận.

5/ Căn cứ kếtquả xác nhận của Tỉnh uỷ, Thành uỷ và các Ban đảng, đảng đoàn, Ban cán sự đảngcủa Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương nói tại Khoản 3, 4 trên, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người hoạt độngcách mạng đang cư trú trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết địnhcông nhận và hưởng chế độ ưu đãi. Riêng cán bộ thuộc quân đội nhân dân, công annhân dân đang tại ngũ do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ xem xét và quyết định việc hưởngchế độ ưu đãi.

Điều 10.-Người hoạt động cách mạng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh được phụ cấp”tiền khởi nghĩa” hàng tháng mức 50.000 đồng (kể cả cán bộ thoát lyvà không thoát ly, chỉ hoạt động ở xã, phường) và được hưởng từ ngày 1 tháng 1năm 1995.

MỤC 2: ĐỐI VỚILIỆT SĨ VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

Điều 11.-Liệt sĩ quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh là người đã hy sinh thuộc một trongcác trường hợp sau đây:

1/ Chiến đấu với địch hoặc trựctiếp phục vụ chiến đấu;

2/ Trực tiếp đấu tranh chính trị,đấu tranh binh vận với địch;

3/ Hoạt động cách mạng, hoạt độngkháng chiến bị địch bắt, tra tấn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh,thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh.

4/ Làm nghĩa vụ quốc tế;

5/ Đấu tranh chống các loại tộiphạm;

6/ Dũng cảm làm những công việccấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhànước và nhân dân;

7/ Chết do ốm đau, tai nạn khiđang làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng và an ninh ở những vùng đặt biệt khó khăn,gian khổ (nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%);

8/ Thương binh hoặc người hưởngchính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát, được y tế cơ sở hoặcbệnh viện nơi điều trị xác nhận và được chính quyền địa phương hoặc đơn vị quảnlý nhận xét là xứng đáng.

Điều 12.-

1/ Đơn vị, cơ quan, chính quyềnđịa phương… nơi có người hy sinh có trách nhiệm tổ chức việc chôn cất, giữgìn phần mộ, lập sơ đồ mộ chí; lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ chuyển đến Sở Lao động- thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú.

Hồ sơ liệt sĩ gồm: giấy báo tử,biên bản xẩy ra sự việc (đối với trường hợp người hy sinh vì làm công việc cấpbách phục vụ quốc phòng, an ninh, những trường hợp thương binh chết do vếtthương cũ tái phát, trường hợp người hy sinh vì chống tội phạm).

2/ Bộ Lao động – thương binh vàXã hội hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ và phối hợp với các Bộ, ngành liên quanquy định cấp có thẩm quyền ký giấy báo tử.

Trong trường hợp liệt sĩ còn divật, tài sản riêng thì đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương nơi có người hysinh phải lập biên bản, tổ chức bàn giao trực tiếp đến gia đình liệt sỹ.

Điều 13.-

1/ Sở Lao động – Thương binh Xãhội căn cứ hồ sơ liệt sỹ, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn Uỷ banNhân dân huyện, quận, thị xã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức lễ báo tửtại gia đình liệt sỹ, cùng gia đình lập tờ khai tình hình thân nhân liệt sĩ; raquyết định cấp “giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”, thực hiện chế độtrợ cấp mà gia đình được hưởng, đồng thời gửi hồ sơ về Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội.

2/ Bộ Lao động – Thương binh vàXã hội giúp Chính phủ kiểm tra việc xác nhận liệt sĩ, trình Thủ tướng Chính phủcấp “Bằng Tổ quốc ghi công” và tổ chức lưu giữ từng hồ sơ liệt sĩ.

Điều 14.-

1/ Chi phí lễ tang, chôn cất đượcấn định mức 960.000 đồng.

2/ Chi phí tổ chức lễ báo tử đượcấn định mức 240.000 đồng/người.

Điều 15.-Giải quyết vấn đề mộ liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến và bảo vệ tổquốc:

1/ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ cótrách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tìm kiếm, cất bốc các hài cốt liệt sĩ ở hải đảo,biên giới, miền núi thưa dân; đồng thời, thống nhất với cơ quan hữu trách củacác nước bạn tổ chức tìm kiếm, cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ quân tìnhnguyện Việt Nam và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo hướngdẫn của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng.

2/ Bộ Lao động – thương binh vàXã hội có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tìm kiếm, cất bốc hài cốtliệt sĩ ở các khu vực còn lại theo sơ đồ mộ chí của các đơn vị bàn giao hoặc donhân dân địa phương phát hiện và có sự xác nhận của đơn vị quân đội, công an hoặcchính quyền địa phương.

3/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hài cốt liệt sĩ làngười thuộc địa phương mình; xây dựng, nâng cấp, tu bổ, giữ gìn các phần mộ liệtsĩ, quản lý chu đáo danh sách và sơ đồ từng mộ liệt sĩ, tổ chức báo tin phần mộliệt sĩ cho gia đình liệt sĩ.

4/ Việc quy tập, cải táng hài cốtliệt sĩ mới tìm kiếm và phát hiện được thực hiện cụ thể như sau:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung đưng chỉ đạo Sở Lao động – thương binh và Xã hội tổ chức cảitáng mộ liệt sĩ là người địa phương vào các nghĩa trang liệt sĩ gần nơi giađình cư trú; đối với những hài cốt liệt sĩ có ghi tên, quê quán thuộc các địaphương khác thì lập danh sách theo từng tỉnh, thành phố báo cáo về Bộ Lao động- thương binh và Xã hội, đồng thời thông báo cho Sở Lao động – thương binh vàXã hội nơi quê quán của liệt sĩ tổ chức đưa về bàn giao cho địa phương đó; nhữnghài cốt liệt sĩ không xác định đầy đủ tên, quê quán thì cải táng vào nghĩatrang liệt sĩ của địa phương mình, nhưng ghi rõ địa danh chôn cất trước đây; nhữngkhu mộ liệt sĩ có danh sách chung nhưng không xác định cụ thể tên tuổi của từngbộ hài cốt thì cải táng vào nghĩa trang địa phương, bố trí thành từng khu, từngmộ dựng bia chung ghi lại những yếu tố còn lưu được (tên, ngày, tháng, năm hysinh, nơi hy sinh hoặc quê quán…).

5/ Những mộ liệt sĩ do thân nhânliệt sĩ có nguyện vọng giữ lại bảo quản thì chính quyền cơ sở xem xét, lập danhsách để cơ quan Lao động – thương binh và Xã hội giải quyết hỗ trợ tiền xây vỏmộ theo mức quy định của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính.

6/ Đối với khu mộ (hoặc mộ lẻ)do nhân dân phát hiện nhưng chưa xác định rõ là mộ liệt sỹ thì Uỷ ban nhân dâncác cấp giao nhiệm vụ cho cơ quan quân sự địa phương phối hợp với cơ quan Lao động- thương binh và xã hội xác minh xử lý.

7/ Những mộ liệt sỹ có tên, quêquán đã quy tập và xây cất trong các nghĩa trang liệt sĩ thì tạm thời chưa dichuyển. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc bảo quảnchu đáo.

8/ Ngân sách Trung ương bảo đảmchỉ cho các công việc: khảo sát, tìm kiếm, thu thập xử lý thơng tin có liênquan tới việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, cải táng, cất bốc, di chuyển, xây dựng,tu bổ, lập danh sách từng phần mộ liệt sĩ. Bộ Lao động – thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn cụ thể mức chỉ cho từng công việc. Giao Bộtrưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tỉnh Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố quyết định mức chỉ cụ thể đối với từng trường hợp khi quy tập phảihuy động lực lượng lớn, việc đi lại khó khăn, tốn kém, nên dễ phát sinh yếu tốbệnh tật.

Điều 16.-Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ là nhữngcông trình văn hoá, lịch sử.

1/ Nghĩa trang liệt sĩ được đặt ởnhững nơi trang nghiêm, thuận tiện cho việc thăm viếng.

2/ Đài tưởng niệm liệt sĩ đượcxây dựng ở trung têm chính trị, vân hoá của cả nước, của từng địa phương hoặc ởnhững địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử tiêu biểu.

3/ Nhà bia ghi tên liệt sĩ (códanh sách từng liệt sĩ) được xây dựng ở xã, phường nguyên quán của liệt sĩ.

Uỷ ban nhân dân các cấp có tráchnhiệm, phân công người bảo quản các nghĩa trang, đài tưởng niệm, nhà bia ghitên liệt sĩ.

4/ Ngân sách Trung ương bảo đảmchi cho việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ nghĩa trang, đài tưởng niệm gắn liền vớicác chiến tích lịch sử tiêu biểu (trận đánh lớn, căn cứ cách mạng, địa phươnganh hùng…), nghĩa trang quân tình nguyện và những vùng liên quan đến an ninh,quốc phòng.

5/ Ngân sách địa phương bảo đảmchi cho việc xây dựng, nâng cấp tu bổ, giữ gìn các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởngniệm được phân công ngoài các nghĩa trang đài tưởng niệm quy định ở Khoản 4trên.

Uỷ ban nhân dân xã, phường sử dụngmột phần quỹ đền ơn đáp nghĩa cho việc xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ của xã,phường mình. Trường hợp nguồn quỹ chưa đảm bảo yêu cầu thì phối hợp với cácđoàn thể quần chúng huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong địaphương.

Những địa phương quá khó khăn,không có khả năng kinh phí dể hoàn thành khối lượng công việc được phân côngthì ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 17.-Thành lập Ban chỉ đạo công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ ở Trung ương và ởnhững địa phương có khối lượng lớn về công tác này.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội là Trưởng ban chỉ đạo, chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nộivụ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và các ngành có liên quan xây dựngChương trình dài hạn và hàng năm về công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ,đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ trình Chính phủ phê duyệt và hướng dẫnchỉ đạo việc tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.

Điều 18.

1/ Vợ (hoặc chồng), con, cha mẹđẻ, người có công nuôi liệt sĩ (gọi chung là thân nhân liệt sĩ) có yêu cầu đithăm viếng mộ liệt sĩ theo danh sách thông báo của Bộ Lao động – Thương binh vàXã hội nếu phải chi phí tốn kém mà hoàn cảnh quá khó khăn thì ngân sách địaphương nơi thân nhân cư trú hỗ trợ một phần.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức hỗ trợ cụ thể.

2/ Ngân sách Trung ương hỗ trợ mộtphần kinh phí cho các địa phương có nhu cầu lớn về đón tiếp thân nhân liệt sĩđi viếng mộ liệt sĩ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội và Bộ Tài chính quy định mức hỗ trợ đối với từng tỉnh, thành phố theo kế hoạchhàng năm.

Cư quan Lao động – Thương binhvà Xã hội phối hợp với cơ quan quân sự địa phương giúp Uỷ ban nhân dân lập kếhoạch, hướng dẫn về thủ tục đi viếng mộ liệt sĩ của thân nhân, hỗ trợ kinh phí(nếu có) và đón tiếp thân nhân liệt sĩ từ địa phương khác đến.

Điều 19.-Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh,được cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và hưởng chế độ ưu đãilà:

1/ Vợ (hoặc chồng) liệt sĩ làngười kết hôn hợp pháp hoặc thực tế là vợ hoặc chồng liệt sĩ, được nhân dân, cơquan có thẩm quyền thừa nhận.

Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩlấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng ở vào một trong hai hoàn cảnh sau đây nếu đượcgia đình liệt sĩ thừa nhận và Uỷ ban nhân dân xã, phường công nhận thì cũng đượcgiải quyết hưởng chế độ ưu đãi:

– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồnghoặc lấy vợ khác nhưng vẫn nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc vẫn phụngdưỡng bố mẹ liệt sĩ.

– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồnghoặc vợ khác nhưng nay sống độc thân do người chồng (hoặc vợ ) sau đã chết.

2/ Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôihợp pháp và con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồngchết người vợ đang mang thai.

3/ Cha mẹ đẻ của liệt sĩ.

4/ Người có công nuôi liệt sĩ làngười đã thật sự nuôi dưỡng liệt sĩ từ nhỏ, đối xử với liệt sĩ như con đẻ, thờigian nuôi từ 10 năm trở lên khi liệt sĩ còn dưới 16 tuổi. Trường hợp nuôi liệtsĩ ở thời kỳ sơ sinh hoặc đang bị tai hoạ lớn mà đã nuôi liệt sĩ từ 5 năm trởlên khi còn dưới 16 tuổi cũng được xác nhận là người có công trường liệt sĩ.

Điều 20.-Thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 19 của Nghị định này được hưởng tiền tuấtnhư sau:

1/ Được hưởng tiền tuất lần đầumức 3.000.000 đồng khi báo tử.

2/ Vợ (hoặc chồng), cha mạ đẻ,người có công nuôi liệt sĩ, khi đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặcchưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên; hoặc có 3 con là liệtsĩ trở lên đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đónhưng mất sức lao động từ 61% trở lên; con liệt sĩ từ 16 tuổi trở xuống; con liệtsĩ trên 16 tuổi nếu còn tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật nặng từ nhỏ mà mồ côi cảcha mẹ, được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 240.000 đồng/người.

Điều 21.-Thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 20, Khoản 3 Nghị định này chết, người tổ chứcmai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng.

Điều 22.-Liệt sĩ không còn thân nhân quy dịnh tại Điều 19 Nghị định này thì một trong nhữngngười thân khác của liệt sĩ đang đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợcấp một lần mức 600.000 đồng.

Điều 23.-Người hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước nếu do một trong nhữnglý do quy định tại Điều 11 của Nghị định này mà chưa được xác nhận là liệt sĩthì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướngdẫn thống nhất về hồ sư, thủ tục xác nhận, thời gian thân nhân hưởng tiền tuấtvà giải quyết khoản truy lĩnh (nếu có), được chi phí tổ chức lễ báo tử mức240.000 đồng/mỗi trường hợp.

MỤC 3: ĐỐI VỚIANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG, ANHHÙNG LAO ĐỘNG

Điều 24.-

1/ Anh hùng lực lượng vũ tranhnhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động quy định tại Điều 10 củaPháp lệnh (kể cả cán bộ thoát ly và không thoát ly) được hưởng phụ cấp ưu đãihàng tháng mức 72.000 đồng/người.

2/ Ngoài phụ cấp ưu đãi quy địnhtại khoản 1 trên, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàngtháng mức 240.000 đồng/người (như quy định tại Điều 20, khoản 3 của Nghị địnhnày). Riêng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống cô đơn không nơi nương tựa cònđược hưởng thêm một khoản trợ cấp hàng tháng mức 48.000 đồng/người.

3/ Anh hùng lực lượng vũ trangnhân dân, Anh hùng lao động từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thânnhân (vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, con) được trợ cấp một lần mức 3.000.000 đồng.

4/ Thân nhân đang đảm nhiệm việcthờ cúng người được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dânthì được trợ cấp một lần bằng 3.000.000 đồng.

5/ Khi Anh hùng lực lượng vũtrang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động chết thì người tổ chức maitáng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng.

MỤC 4: ĐỐI VỚITHƯƠNG BINH, BỆNH BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH

A- ĐỐI VỚITHƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH

Điều 25.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Điều 12 củaPháp lệnh là người đã bị thương một trong các trường hợp sau đây:

1/ Chiến đấu với địch hoặc trongkhi trực tiếp chiến đấu;

2/ Do địch tra tấn kiên quyết đấutranh, không chịu khuất phục, để lại thương tích thực thể;

3/ Đấu tranh chống các loại tộiphạm;

4/ Dũng cảm làm những công việccấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhànước và của nhân dân;

5/ Làm nhiệm vụ quốc phòng và anninh ở những vùng đặc biệt khó khăn, gian khổ (nơi có phụ cấp lương mức đặc biệt100%);

6/ Làm nghĩa vụ quốc tế.

Những trường hợp bị thương trongkhi học tập, tham quan, du lịch, đi an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị,làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục… hoặclao động theo các Chương trình hợp tác về lao động với các nước… thì khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 26.-

1/ Người bị thương sau khi điều trịlành vết thương, được giám định y khoa để kết luận tình trạng mất sức lao độngdo thương tật gây nên; người bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên được lậphồ sơ xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh.

2/ Hồ sư thương tật gồm: Giấy chứngnhận bị thương; biên bản giám định y khoa, biên bản xảy ra sự việc (đối với trườnghợp người bị thương vì làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng, an ninhvà trường hợp người bị thương vì chống tội phạm).

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội hướng dẫn cụ thể hồ sư và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định cấpcó thẩm quyền ký giấy chứng nhận thương binh; hướng dẫn việc tổ chức lưu giữ hồsư thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Điều 27.-

1/ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụđược giao quy định cấp có thẩm quyền trong quân đội, công an nhân dân, Sở Lao động- thương binh và Xã hội xem xét, ra quyết định cấp “Giấy chứng nhận thươngbinh”, tặng “huy hiệu thương binh” và quyết định thực hiện chế độtrợ cấp theo quy định.

2/ Bộ Lao động – Thương binh vàXã hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh.

Điều 28.-Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nộivụ nghiên cứu ban hành, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật; xây dựngquy chế tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng giám định y khoa các cấp, cácngành, chỉ đạo việc giám định mức độ mất sức lao động do thương tật phù hợp vớiđiều kiện lao động và sinh hoạt của thương binh.

Điều 29.-

1/ Thương binh, người hưởngchính sách như thương binh được hưởng trợ cấp thương tật từ ngày Hội đồng giámđịnh y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ mất sức lao động do thương tật.

2/ Trợ cấp thương tật được tínhtheo mức độ mất sức lao động của từng người và tính trên mức lương quy định là312.000 đồng.

3/ Thương binh, người hưởngchính sách như thương binh mất 21% sức lao động do thương tật được trợ cấp hàngtháng bằng 21% mức lương quy định, sau đó cứ mất 1% sức lao động do thương tậtđược trợ cấp thêm 1% mức lương quy định.

Điều 30.-Người bị thương từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước được xác nhận là thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh thì giải quyết như sau:

1/ Những quân nhân, dân quân, dukích, thanh niên xung phong bị thương trong kháng chiến mà không kết luận tỷ lệmất sức lao động do thương tật và đã được xếp vào 4 hạng thương binh theo quy địnhtại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (naylà Chính phủ), nay thống nhất tính trợ cấp thương tật theo tỷ lệ mất sức lao độngcụ thể như sau:

– Hạng 5/6 cũ (hạng 4/4) = tỷ lệmất sức lao động 21%

– Hạng 4/6 cũ (hạng 4/4) = tỷ lệmất sức lao động 31%

– Hạng 3/6 cũ (hạng 3/4) = tỷ lệmất sức lao động 51%

– Hạng 2/6 cũ (hạng 2/4) = tỷ lệmất sức lao động 71%

– Hạng 1/6 cũ (hạng 1/4) = tỷ lệmất sức lao động 81%

– Hạng đặc biệt cũ (hạng 1/4)= tỷlệ mất sức lao động 91%

2/ Thương binh, người hưởngchính sách như thương binh đã được kết luận tỷ lệ mất sức lao động do thương tậtthì căn cứ tỷ lệ thương tật xác định trong biên bản giám định y khoa lưu tại hồsơ chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng theo như quy định tại Điều 29 trên.

3/ Trường hợp khi bị thương có mứclương cao hơn mức lương quy định (312.000 đồng) thì ngoài trợ cấp hàng thángquy định tại Điều 29 của Nghị định này được trợ cấp thêm một lần một khoản tiềntừ 1 đến 4 tháng lương khi bị thương tuỳ theo mức độ mất sức lao động như sau:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp một lần

Từ 21% đến 40% sức lao động

– 1 tháng lương khi bị thương

Từ 41% đến 60% sức lao động

– 2 tháng lương khi bị thương

Từ 61% đến 80% sức lao động

– 3 tháng lương khi bị thương

Từ 81% đến 100% sức lao động

– 4 tháng lương khi bị thương

Điều 31.-Người bị thương, mất sức lao động do thương tật từ 5% đến 20% được trợ cấp mộtlần như sau:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp một lần

Từ 5% đến 10% sức lao động

– 1 tháng lương khi bị thương

Từ 11% đến 15% sức lao động

– 2 tháng lương khi bị thương

Từ 16% đến 20% sức lao động

– 3 tháng lương khi bị thương

Người khi bị thương không thuộcdiện hưởng lương hoặc có mức lương khi bị thương thấp hơn mức lương quy định tạiĐiều 29, khoản 2 của Nghị định này thì khoản trợ cấp một lần tính theo mứclương quy định là 312.000 đồng.

Điều 32.-Người bị thương đã được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ mất sức lao độngdo thương tật, nếu sau 2 năm vết thương tái phát thì sau khi điều trị, được xemxét giám định lại thương tật.

Bộ Lao động – Thương binh và xãhội và Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc giám định lại thương tật, giải quyết cáckhiếu nại, tố cáo về giám định thương tật.

Xem thêm:

Điều 33.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh không phải là người hưởnglương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng phụ cấp khu vực ở nơi cư trú (nếucó).

Điều 34.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81%trở lên có vết thương đặc biệt nặng như: cụt 2 chi trở lên, mù tuyệt đối 2 mắt,tâm thần nặng, không tự chủ đời sống sinh hoạt, liệt 2 chi trở lên do vếtthương tuỷ sống, vết thương sọ não; phải thường xuyên dùng xe lăn, xe lắc để dichuyển hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác được phụ cấp thêm hàng thàngmức 48.000 đồng/người.

Điều 35.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động do thươngtật từ 81% trở lên điều dưỡng ở gia đình nếu được Uỷ ban Nhân dân xã, phường đềnghị và Hội đồng Giám định y khoa chỉ định cần người phục vụ được phụ cấp hàngtháng cho người phục vụ mức 96.000 đồng/tháng.

Riêng những thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh có vết thương đặc biệt nặng quy định tại Điều34 Nghị định này điều dưỡng ở gia đình được phụ cấp hàng tháng cho người phục vụmức 120.000 đồng/ tháng.

Điều 36.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trởlên do tình trạng thương tật, bệnh tật hoặc do hoàn cảnh đặc biệt không thể vềsinh sống với gia đình thì được tổ chức nuôi dưỡng tại các cơ sở của tỉnh,thành phố nơi gia đình cư trú theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh vàXã hội.

Điều 37.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trởlên do thương tật thường xuyên không ổn định, sức khoẻ sa sút được tổ chức điềutrị, điều dưỡng phục hồi.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo việc sử dụng giường điều trị, giườngdiều dưỡng hàng năm theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

Điều 38.-Tuỳ theo tình trạng thương tật, thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh được cấp phương tiện giả, phương tiện chuyên dùng và những trang bị, đồdùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội thống nhất với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về quy cách, chủng loại, thờigian sử dụng và phương thức cấp pháp, thanh quyết toán khoản chi phí cho việctrang cấp nói trên.

Điều 39.-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động do thươngtật từ 61% trở lên bị chết do ốm đau, tai nạn nếu không phải là người hưởng chếđộ bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức960.000 đồng và thân nhân được hưởng tiền tuất như sau:

1/ Vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ,người có công nuôi hợp pháp đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ, con chưa đủ15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học phổ thông, bị tật nguyền bẩm sinh,bị tàn tật nặng từ nhỏ (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú đượcpháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết, người vợ đang mang thai)được hưởng tiền tuất hàng tháng mức 48.000 đồng/người.

2/ Vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ,người có công nuôi hợp pháp đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ sống cô đơn,không nơi nương tựa, con chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học phổthông, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật nặng từ nhỏ mà mồ côi cả cha mẹ đượchưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 84.000 đồng/người.

3/ Trường hợp không có thân nhânhoặc thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì một trong nhữngngười thân khác đang đảm nhiệm việc thờ cúng được nhận tiền tuất một lần mức600.000 đồng.

Kinh phí giải quyết các khoảnchi quy định tại Điều này do ngân sách Nhà nước đài thọ.

Điều 40.-Bãi bỏ việc xác định thương binh loại B.

Những quân nhân, công an nhândân được xác nhận là thương binh loại B từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993 naygọi là quan nhân bị tại nạn lao động và hưởng chế độ do Ngân sách Nhà nước đàithọ như sau:

1/ Trợ cấp hàng tháng được tínhtheo mức độ mất sức lao động của từng người và tính trên mức lương quy định là252.000 đồng. Cụ thể là:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp hàng tháng

Từ 21% đến 30% sức lao động

20% mức lương quy định = 50.400 đồng

Từ 31% đến 40% sức lao động

25% mức lương quy định = 63.000 đồng

Từ 41% đến 50% sức lao động

35% mức lương quy định = 88.200 đồng

Từ 51% đến 60% sức lao động

40% mức lương quy định = 100.800 đồng

Từ 61% đến 70% sức lao động

55% mức lương quy định = 138.600 đồng

Từ 71% đến 80% sức lao động

65% mức lương quy định = 163.800 đông

Từ 81% đến 90% sức lao động

80% mức lương quy định = 201.600 đồng

Từ 91% đến 100% sức lao động

90% mức lương quy định = 226.800 đồng

2/ Được hưởng phụ cấp khu vực ởnơi cư trú (nếu có) nếu không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểmxã hội.

3/ Được tiếp tục hưởng khoản phụcấp thêm vì có vết thương đặc biệt nặng và phụ cấp thêm cho người phục vụ (nếucó), được xét hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm.

4/ Các chế độ trang cấp theotình trạng thương tật, chế độ khám chữa bệnh, giám định vết thương tái phát, chếđộ khi chết do ốm đau, tai nạn thực hiện như quy định đối với quân nhân bị tainạn lao động.

5/ Người khi bị thương có mứclương cao hơn mức lương quy định (312.000 đồng) được trợ cấp thêm một lần mộtkhoản tiền từ 1 đến 3 tháng lương khi bị thương tuỳ theo mức độ mất sức lao độngnhư sau:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp một lần

Từ 21% đến 40% sức lao động

1 tháng lương khi bị thương

Từ 41% đến 60% sức lao động

1,5 tháng lương khi bị thương

Từ 61% đến 80% sức lao động

2 tháng lương khi bị thương

Từ 81% đến 100% sức lao động

3 tháng lương khi bị thương

Điều 41.-Người bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, thuộc một trong nhữngtrường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này mà chưa được xác nhận làthương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thống nhất về hồsơ, thủ tục xác nhận, thời gian hưởng trợ cấp và giải quyết khoản truy lĩnh (nếucó).

B- ĐỐI VỚI BỆNHBINH

Điều 42.-Bệnh binh quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh là quân nhân, công an nhân dânkhông đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, đã bị mắc bệnh một trong các trường hợpsau:

1/ Do hoạt động ở chiến trường;

2/ Do hoạt động ở địa bàn đặc biệtkhó khăn gian khổ từ 3 năm trở lên;

3/ Do hoạt động ở địa bàn đặc biệtkhó khăn gian khổ chưa đủ 3 năm nhưng đã có trên 10 năm trở lên phục vụ trongQuân đội nhân dân, Công an nhân dân;

4/ Đã công tác trong Quân độinhân dân, Công an nhân dân đủ 15 năm.

Địa bàn đặc biệt khó khăn giankhổ nói ở Điều này là nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%.

Điều 43.-

1/ Quân nhân, công an nhân dân bịmắc bệnh, trước khi xuất ngũ, Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luậnmất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên được lập hồ sơ xác nhận là bệnhbinh.

2/ Hồ sơ bệnh binh gồm: Quyết địnhxác nhận bệnh binh, biên bản giám định y khoa, phiếu cá nhân.

Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ phối hợpvới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ, quy địnhcấp có thẩm quyền ký quyết định xác nhận bệnh binh và cấp giấy chứng nhận bệnhbinh.

3/ Hồ sơ bệnh binh được chuyển đếncác Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngnơi bệnh binh cư trú để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

4/ Bộ Lao động Thương binh và Xãhội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận bệnh binh, hướng dẫn việc tổ chức lưu giữhồ sơ bệnh binh.

Điều 44.-Việc giám định sức lao động do bệnh tật đối với bệnh binh thực hiện như quy địnhtại Điều 28 của Nghị định này.

Điều 45.-

1/ Bệnh binh được hưởng trợ cấptừ ngày có quyết định xuất ngũ về gia đình.

2/ Trợ cấp bệnh binh được tínhtheo mức độ mất sức lao động của từng người và tính trên mức lương quy định là252.000 đồng.

Điều 46.-

1/ Bệnh binh được trợ cấp hàngtháng như sau:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp hàng tháng

Từ 61% đến 70% sức lao động

55% mức lương quy định = 138.600 đồng

Từ 71% đến 80% sức lao động

65% mức lương quy định = 163.800 đồng

Từ 81% đến 90% sức lao động

80% mức lương quy định = 201.600 đồng

Từ 91% đến 100% sức lao động

90% mức lương quy định = 226.800 đồng

2/ Bệnh binh mất sức lao động từ61% trở lên đã được xác nhận và hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01năm 1995, thì căn cứ tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật được xác định trongbiên bản giám định y khoa lưu tại hồ sơ bệnh binh để chuyển sang hưởng trợ cấpbệnh binh hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3/ Những quân nhân hoạt độngkháng chiến trước ngày 20 tháng 7 năm 1954 về nghỉ chế độ mất sức lao động theoNghị định 500/NB-LĐ ngày 12 tháng 11 năm 1958 của Liên Bộ Quốc phòng – Cứu tếxã hội – Tài chính và Nghị định số 523/TTg ngày 6 tháng 12 năm 1958 của Thủ tướngChính phủ và đã được chuyển sang hưởng chế độ bệnh binh hạng 2/3 theo quy địnhtại Nghị định 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng, nay thốngnhất tính trợ cấp bệnh binh theo tỷ lệ mất sức lao động là 71%.

Điều 47.-

1/ Bệnh binh được xác nhận từngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có mức lương cao hơn mức lương quy định(312.000 đồng) được trợ cấp một lần một khoản tiền tuỳ theo mức độ mất sức laođộng như sau:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp một lần

– Từ 61% đến 80% sức lao động

– 2 tháng lương khi xuất ngũ

– Từ 81% đến 100% sức lao động

– 3 tháng lương khi xuất ngũ

Điều 48.-Bệnh binh do bệnh cũ tái phát nặng được giám định lại khả năng lao động, kết luậncủa Hội đồng giám định y khoa là căn cứ để quyết định việc hưởng tiếp trợ cấp củabệnh binh.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội và Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc giám định lại sức lao động của bệnh binh,giải quyết các khiếu nại, tố cáo về giám định khả năng lao động.

Điều 49.-Bệnh binh được hưởng phụ cấp khu vực ở nơi cư trú (nếu có).

Điều 50.-Bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên nếu có tình trạng bệnh tật đặc biệtnặng được phụ cấp thêm hàng tháng; tuỳ theo tình trạng bệnh tật được cấp phươngtiện giả, phương tiện chuyên dùng, những trang bị, đồ dùng cần thiết phục vụcho sinh hoạt; được phụ cấp hàng tháng cho người phục vụ; được tổ chức nuôi dưỡng;điều trị, điều dưỡng như đối với thương binh được quy định tại các Điều 34, 35,36, 37, 38 của Nghị định này.

Điều 51.-Bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, chết do bệnh cũ tái phát hoặc chếtdo ốm đau, tai nạn thì người tổ chức mai táng được cấp khoản tiền lễ tang, chôncất và thân nhân của người chết được hưởng tiền tuất như quy định đối vớithương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Điều 39 củaNghị định này.

Điều 52.-

1/ Bãi bỏ việc xác định bệnhbinh hạng 3:

Những quân nhân, công an nhândân bị mắc bệnh, mất sức lao động từ 41% đến 60%, đã được xác nhận là bệnh binhhạng 3 từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước nay không gọi là bệnh binh màlà quân nhân bị bệnh nghề nghiệp và được hưởng trợ cấp hàng tháng tính trên mứclương quy định là 252.000 đồng trong thời gian là 2 năm rưỡi (30 tháng) kể từngày 01 tháng 01 năm 1995 do ngân sách Nhà nước đài thọ như sau:

Mức độ mất sức lao động

Mức trợ cấp hàng tháng

– Từ 41% đến 50% sức lao động

35% mức lương quy định = 88.200 đồng

– Từ 51% đến 60% sức lao động

40% mức lương quy định = 100.800 đồng

2/ Sau khi hếtthời gian hưởng trợ cấp, tuỳ theo điều kiện sức lao động và thời gian công táccủa từng người để xét việc tiếp tục hưởng trợ cấp. Bộ Lao động – Thương binh vàXã hội hướng dẫn cụ thể Nghị định này.

MỤC 5: ĐỐI VỚINGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG HOẶC HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY

Điều53.– Cơ sở để xét, công nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động khángchiến bị địch bắt tù, đày quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh:

1/ Tờ khai của người bị địch bắttù, đày;

2/ Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảngviên (đối với người bị địch bắt tù, đày là cán bộ thoát ly hoặc đảng viên);

3/ Xác nhận của Ban Liên lạc nhàtù (đối với người bị địch bắt tù, đày là cán bộ không thoát ly hoặc chưa phảilà đảng viên).

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ, thủ tục về thẩm quyền đề nghị xác nhận.

Điều 54.-

1/ Việc xét duyệt hồ sơ và quyềnlợi của người bị bắt tù, đày có thương tích thực thể được thực hiện như đối vớithương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Nghị định này.

2/ Hồ sơ người bị bắt tù, đàykhông xác định được thương tích thực thể do Sở Lao động – Thương binh và Xã hộinơi người bị địch bắt tù, đày cư trú tiếp nhận trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân đân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định công nhận và giải quyết chế độ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận và lưu giữ hồ sơ.

Điều 55.-

1/ Người hoạt động cách mạng hoặchoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù được tặng “Kỷ niệm chương” doViện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước hướng dẫn cụ thể.

2/ Người hoạt động cách mạng hoặchoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày không xác định được thương tích thựcthể được trợ cấp như sau:

a) Được trợ cấp một lần tínhtheo thời gian bị địch bắt tù, đày ở các nhà tù, cụ thể là:

– Dưới 1 năm được trợ cấp500.000 đồng.

– Từ 1 năm đến 3 năm được trợ cấp1.000.000 đồng.

– Từ 3 năm đến 5 năm được trợ cấp1.500.000 đồng.

– Từ 5 năm đến 10 năm được trợ cấp2.000.000 đồng.

– Từ 10 năm trở lên được trợ cấp2.500.000 đồng.

b) Khi chết, người tổ chức maitáng được trợ cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng.

Điều 56.-Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày khôngxác định được thương tích thực thể đã được tiếp nhận hồ sơ, xác nhận là thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh trước ngày 01 tháng 01 năm năm1995 tạm thời vẫn thực hiện chế độ trợ cấp thương tật và các chế độ ưu đãi khácnhư đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tạiNghị định này; không thực hiện việc giám định lại để điều chỉnh tỷ lệ mất sứclao động; khi chết do ốm đau, tai nạn hoặc chết do bệnh cũ tái phát thì người tổchức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng (không áp dụngchế độ như đối với thương binh chết).

MỤC 6: ĐỐI VỚINGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤQUỐC TẾ

Điều 57.-Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc quy định tại Điều 20 của Pháp lệnhlà người tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến30 tháng 4 năm 1975, kể cả cán bộ thoát ly và cán bộ không thoát ly.

Điều 58.-Cơ sở để xác nhận người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc là hồ sơ kêkhai để quyết định khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến với hình thứcHuân chương, Huy chương chiến thắng hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến(hoặc cả hai hình thức Huân chương, Huy chương nếu có).

Viện Thi đua và Khen thưởng Nhànước có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan Thi đua và Khen thưởng các cấp, các ngànhcung cấp hồ sơ xét khen thưởng của từng người cho Sở Lao động – Thương binh vàXã hội tỉnh, thành phố nơi người đó cư trú để xem xét và làm thủ tục trình Chủtịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định công nhận và giải quyết chếđộ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận và lưu giữ hồ sơ.

Điều 59.-Người hoạt động kháng chiến quy định tại Điều 57 của Nghị định này đến tuổi 60đối với nam, 55 đối với nữ được hưởng trợ cấp như sau:

1/ Trợ cấp hàng tháng tính theothời gian hoạt động kháng chiến, cứ mỗi năm hoạt động được trợ cấp bằng 2.400 đồng.Trường hợp thời giam hoạt động kháng chiến có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lênđược tính là 1 năm, dưới 6 tháng tính là nửa năm.

2/ Người hoạtđộng kháng chiến có nguyện vọng hưởng trợ cấp 1 lần thì cứ 1 năm hoạt độngkháng chiến được trợ cấp bằng 120.000 đồng.

Căn cứ vào khả năng của Ngânsách và hoàn cảnh, nguyện vọng của từng người, Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội và Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hưởng trợ cấp 1 lần.

3/ Khi người hoạt động kháng chiếnđang hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, lương hưu, trợcấp mất sức dài hạn thì khi chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang,chôn cất mức 960.000 đồng.

MỤC 7: ĐỐI VỚINGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

Điều 60.

1/ Người có công giúp đỡ cách mạngquy định tại Điều 22 của Pháp lệnh là người dân đã trực tiếp giúp đỡ cách mạngtrước ngày 19 tháng 8 năm 1945 trong lúc khó khăn nguy hiểm, được Nhà nước khenthương với các hình thức: “Kỷ niệm chương”, “Tổ quốc ghicông” kèm theo bằng “Có công với nước” hoặc “Bằng có công vớinước”.

2/ Hồ sơ người có công giúp đỡcách mạng là tờ khai quá trình hoạt động, thành tích cụ thể của từng người đượcchính quyền xã, phường nơi cư trú xác nhận kèm theo Kỷ niệm chương ” Tổ quốcghi công” hoặc “Bằng có công với nước”.

Sở Lao động – Thương binh và Xãhội căn cứ hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết địnhcông nhận và giải quyết chế độ ưu đãi.

Bộ Lao động – Thương binh và Xãhôi giúp Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận và lưu giữ hồ sơ.

Điều 61.

1/ Người có công giúp đỡ cách mạngquy định tại Điều 60 Nghị định này được trợ cấp hàng tháng mức 72.000 đồng/người;nếu sống cô đơn không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức240.000 đồng/người.

2/ Người cócông giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng thưởng Huân chươngkháng chiến, đã được xác nhận từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 khi đến tuổi 55 đốivới nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động 61% trởlên được trợ cấp hàng tháng mức 60.000 đồng/tháng; nếu sống cô đơn không nơinương tựa được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng 180.000 đồng/ người.

3/ Người có công giúp đỡ cách mạngđang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng khi chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễtang, chôn cất mức 960.000 đồng.

Chương 3:

NHỮNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI KHÁCĐỂ CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

MỤC 1: VỀ CHĂMSÓC SỨC KHOẺ

Điều 62.-Những người có công giúp đỡ cách mạng sau đây nếu không phải là người hưởnglương, hưởng bảo hiểm xã hội thì được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh,chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dân y hoặc bệnh viện quân đội.

1/ Người hoạt động cách mạng trướcCách mạng Tháng 8 năm 1945;

2/ Vợ (chồng), bố, mẹ đẻ, con củaliệt sỹ, người có công nuôi liệt sỹ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

3/ Anh hùng lực lượng vũ trang,Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

4/ Thương binh, người hưởngchính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên;

5/ Bệnh binh bị mất sức lao độngdo bệnh tật từ 61% trở lên;

6/ Người hoạt động cách mạng hoặchoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

7/ Người có công giúp đỡ cách mạngđang được hưởng trợ cấp hàng tháng;

8/ Người được hưởng trợ cấp phụcvụ và con thứ nhất, thứ hai dưới 18 tuổi của thương binh, bệnh binh, bị mất sứclao động từ 81% trở lên.

Điều 63.-Mức bảo hiểm y tế hàng tháng của những người có công với cách mạng quy định tạiĐiều 62 của Nghị định này là 3.600 đồng. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.

MỤC 2: VỀ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 64.-Học sinh là con liệt sỹ; học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh vàngười hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên, khi họcở các trường mầm non, tiểu học và phổ thông trung học được:

1/ Ưu tiên trong tuyển sinh vàxét tốt nghiệp;

2/ Được trợ cấp mỗi năm học 1 lầnvới các mức: 60.000 đồng khi học trường mầm non, 90.000 đồng khi học trường tiểuhọc, 120.000 đồng khi học trường phổ thông trung học cho một học sinh để muasách, vở, đồ dùng học tập;

3/ Được miễn các khoản đóng gópxây dựng trường, sở;

4/ Được miễn nộp học phí.

Học sinh là con của thương binh,con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao độngtừ 61% đến 80% nếu học tiểu học và phổ thông trung học được miễn nộp học phí;

Con của thương binh, con của bệnhbinh và người hưởng chính sách như thương binh hoặc con bệnh binh mất sức lao độngtừ 21% đến 60% được giảm 50% mức nộp học phí.

Xem thêm: 6 Bước Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Du Học Nhật Bản, Hướng Dẫn Tự Làm Hồ Sơ Du Học Nhật Bản

Điều 65.-Anh hùng lực lượng vũ trang; Anh hùng lao động; thương binh; người hưởng chínhsách như thương binh; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binhvà con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trởlên, khi học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề,dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc nội trú:

1/ Được xếp vào nhóm ưu tiên caotrong tuyển chọn, trong việc xét lên lớp, thi kiểm tra ở cuối năm học, chuyển giaiđoạn trong đào tạo. Riêng Anh hùng lực lượng v

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *