Trong điều kiện đủ ánh sáng, viên đá trông bình thường như bao hòn đá cuội khác. Nhưng trong tối, viên đá phát ra thứ ánh sáng nhẹ màu ngọc bích.

Đang xem: Ngọc Dạ Minh Châu Là Gì

Trong điều kiện đủ ánh sáng, viên đá trông bình thường như bao hòn đá cuội khác. Nhưng trong tối, viên đá phát ra thứ ánh sáng nhẹ màu ngọc bích.

*

Ông Châu Chí Hùng bên viên đá tự phát sáng – Ảnh: Lê Lâm
“Dạ minh châu” là loại ngọc được kể trong truyền thuyết, trong các thư tịch cổ hoặc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, khả năng tự phát ra ánh sáng màu ngọc bích. Thế nhưng, một người đàn ông ở Biên Hòa (Đồng Nai) lại đang sở hữu viên đá có khả năng phát sáng khi để trong bóng tối.
Ông Châu Chí Hùng (54 tuổi, ngụ P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) đam mê sưu tầm đá từ nhỏ. Hiện ông được biết đến là một nghệ nhân chơi đá có tiếng ở đất Đồng Nai với bộ sưu tập đá lớn và quý hiếm.
Ông Hùng kể về viên đá kỳ lạ của mình: “Trong một đêm khuya, tôi dạo bước ra vườn tản bộ thì bỗng nhiên phát hiện giữa đống đá lộn xộn để giữa sân có một viên đá phát ra thứ ánh sáng kỳ lạ. Mới đầu tôi hơi hoảng, nhưng khi trấn tĩnh lại tôi cầm viên đá lên xem rồi lấy nước rửa sạch vì nghi nó bị dính lân tinh. Tuy nhiên, khi rửa xong thì viên đá vẫn phát sáng. Đến bây giờ tôi vẫn không biết viên đá này thuộc loại đá gì, chỉ nghĩ trong đầu viên đá có khả năng phát sáng có thể có chất phốt pho hay chất phóng xạ gì đó”.
Thạc sĩ Đinh Quang Sang và thạc sĩ Phạm Tuấn Long, giảng viên Khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM trong một lần đưa sinh viên về thực tập đã nhìn thấy viên đá phát sáng nhưng cũng bó tay. Hai anh gợi ý ông Hùng muốn biết viên đá có chất gì thì chỉ có cách cắt ra, lấy một miếng mỏng đem vào Viện Vật lý địa cầu để phân tích hạt.
Khi hỏi đến xuất xứ viên đá, ông Hùng lắc đầu bảo: “Tôi thu nhặt đá từ khắp mọi miền đất nước, chỉ có những loại đá đặc biệt, tiêu biểu cho mỗi vùng tôi mới đánh dấu ghi chú, còn lại thì gom về đổ đống giữa sân chờ chế tác. Viên đá này thoạt nhìn cũng bình thường như bao viên đá khác nên tôi cũng không nhớ mình nhặt ở đâu và vào khi nào”.
Chiều 31.1, khi chúng tôi tìm đến nhà thì thấy ông Hùng đang lụi cụi gói ghém nhiều viên đá trong bộ sưu tập để chuẩn bị đưa đi trưng bày ở Hội hoa xuân Tao Đàn (TP.HCM). Biết chúng tôi là phóng viên, ông Hùng mới vào nhà mang viên đá ra cho xem. Theo quan sát, viên đá có hình dáng như quả trứng, màu xám, nặng gần 6 kg, bề mặt xù xì, chỉ có một góc nhỏ ở đỉnh chóp thì bóng láng. Khi chúng tôi đưa viên đá vào trong tối thì đúng là nó phát ra thứ ánh sáng màu ngọc bích.

Xem thêm:

Ông Hùng cho hay từ lúc phát hiện viên đá tới nay, người dân tò mò tìm đến rất đông. Một số người xì xào, bàn tán cho rằng tôi là nghệ nhân chơi đá nên tôi tự tạo, trộn chất chế tác ra viên đá đó để nổi tiếng. Ông Hùng nói lễ hội hoa xuân năm nay ở công viên Tao Đàn, ông tính đem viên đá lên trưng bày nhưng có ý kiến lo ngại viên đá có thể chứa chất phóng xạ gây nguy hiểm cho du khách nên ông đang cân nhắc.
Ông Hùng còn bật mí cách đây vài tháng, có một người chơi đá trên Đà Lạt xuống xem và ra giá gần một tỉ đồng, nhưng ông chưa bán. “Hiện tại thì tui cũng chưa biết nó là loại đá gì để mà định giá nên không bán”, ông Hùng nói.
Theo TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản VN, đây là hiện tượng ít gặp nhưng không đến mức hiếm và kỳ lạ như mọi người tưởng. Đối với loại tự nhiên phát sáng, trong loại đá này có chứa phốt pho hay còn gọi lân tinh. Khi bị kích thích hay tác động cơ học va chạm, đá sẽ phát ra ánh ánh, tia lửa điện. “Về mặt khoa học, không có tác dụng gì. Nếu chủ nhân của viên đá muốn biết tính chất của loại đá này có thể gửi đến Viện, chúng tôi sẽ nghiên cứu và giải đáp”, TS Văn nói.
Còn theo kỹ sư vật lý hạt nhân Lê Mạnh Tuấn, nhà nghiên cứu kỳ thạch (đá lạ) tại VN, trong thiên nhiên có rất nhiều điều kỳ lạ mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Nếu là đá tự nhiên phát sáng, hẳn loại đá này phải có một nguồn năng lượng đặc biệt. Năng lượng đó có thể nằm trong họ đất hiếm có liên quan đến họ phóng xạ. Ông Tuấn bày tỏ: “Muốn có câu trả lời chính xác, các nhà khoa học cần phải vào cuộc nghiên cứu”.
Ông Tuấn cho hay ngoài loại đá tự nhiên phát sáng, hiện trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc có thể chế tác loại đá phát sáng nhân tạo còn gọi là “Dạ minh châu”. Loại đá này bán rất nhiều trên thị trường VN với giá rẻ.

Muốn nghiên cứu đá cát gì thì không biết nhưng là tài sản của công dân thì cứ bỏ tiền ra mua rồi thích mổ xẻ gì thì mổ xẻ.

Thông thường đá tự nhiên phát thường chứa nhiều các nguyên tố phóng xạ với chu kỳ bán rã ngắn. Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng cung cấp cho hòn đá kia. Do có tính phóng xạ do đó giữ viên đá kia bên mình với thời gian dài không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

Cái công tắc điện của Thái Lan bán phổ biến trên thi trường cũng có núm tự phát sáng trong bóng tối thôi
Không biết đá gì nhưng đi mấy hội chợ ở Đức gặp hoài, Cục cỡ đó khoảng 25 EUR. Có 1 số được cắt làm đôi, phía trong rỗng, bám vào vành trong là những tinh thể hình lục lăng phát ra ánh sáng màu ngọc bích, nhìn giống như mấy cây năng lượng trong phim khoa học giả tưởng. Nghe nói là đá lượm ở mấy chỗ có núi lửa.
Xem video cô gái hành hung cụ bà mà thấy giận quá. Cô ta là ai mà làm như vậy với người đáng tuổi mẹ cô ta. Sau này cô ta cũng sẽ già, cầu mong cô ta sẽ bị trả giá gấp nhiều lần. Thương bà cụ quá, đời người 2 lần làm trẻ con, có ai tránh được đâu!
Ông Hùng nên mang viên đá đến Trung tâm Địa vật lý thuộc Liên đoàn bản đồ địa chất miền nam, địa chỉ số 171 Trương Định, Q.3, TPHCM để đo tham số phóng xạ cho chắc ăn là có xạ hay không, chứ để ở nhà mà chưa biết có xạ như thế nào hay không thì không tốt; nếu có thì rất nguy hiểm!!!
Mình có anh bạn đi nương cũng nhặt được một hòn đá tự phát sáng, mà không biết là đá gì nữa, có ai biết chỉ rùm với ạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *