Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng và có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục.

Đang xem: Cục trưởng tiếng anh là gì

Khi nghiên cứu về tiếng anh pháp lý, hẳn nhiều người đã quen thuộc với các thuật ngữ liên quan đến các cơ quan trong bộ máy nhà nước như quốc hội hay chính phủ. Tuy nhiên, các chức danh cụ thể của từng cơ quan thì không được quan tâm và nắm bắt rõ, trong đó có cục trưởng. Vậy “Cục trưởng tiếng Anh là gì?”.

Sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên của Quý vị qua bài viết dưới đây.

Cục trưởng là gì?

Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng và có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục.

Số lượng cục trưởng tại VIệt Nam rất phong phú, trải dài trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có tổng cộng 337 Cục trưởng, trong đó Bộ Tài chính có 181 Cục trưởng, Bộ Tư pháp có 57 Cục trưởng, Bộ Giáo dục và đào tạo có 63 Cục trưởng,…Điều này khiến cho bộ máy nhà nước tại Việt Nam khá cồng kềnh, do đó cần thiết phải cắt giảm.

Sau khi tìm hiểu cục trưởng là gì?, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin cơ bản về cục như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ thì “Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng”.

Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Vì vậy, việc thành lập cục phải đáp ứng các tiêu chí:

– Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;– Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;– Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên.

Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của cục bao gồm phòng, văn phòng, chi cục (nếu có) và đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).

*

Điều kiện trở thành cục trưởng

Để trở thành Cục trưởng, một công dân phải đáp ứng các điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như sau:

– Trung thành với Tổ quốc, với Đảng; kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước; tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc cải cách và hiện đại hóa ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.

Xem thêm: Tuổi Tỵ Là Tuổi Con Gì ? Người Tuổi Tỵ Sinh Năm Bao Nhiêu ? Người Tuổi Tỵ Sinh Năm Bao Nhiêu

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.

– Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.

– Có tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan và nơi cư trú;

– Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngoài ra, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà công dân đó phải đáp ứng thêm các điều kiện về chuyên môn.

Vai trò, nhiệm vụ của cục trưởng

Cục trưởng có vai trò là cơ quan hỗ trợ, giúp Bộ trưởng và Tổng cục trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục.

Cục trưởng các cục khác nhau có thẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực được phân công quản lý:

VD: Cục trưởng Cục thi hành án dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;

– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

– Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;

– Tổng kết thực tiễn công tác quản lý của đơn vị, kiến nghị và tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như cơ chế chính sách quản lý các hoạt động của đơn vị;

– Lãnh đạo đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương;

Qua nội dung trên chúng tôi xin đã giới thiệu về định nghĩa về cục trưởng, vai trò nhiệm vụ và điều kiện trở thành cục trưởng, sau đây mời quý vị tham khảo tiệp phần nội dung “Cục trưởng tiếng Anh là gì?”

Cục trưởng tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, Cục trưởng được dịch nghĩa là: Director of bureaus/agencies/authorities of a ministry

Theo đó Cục trưởng tiếng Anh được định nghĩa như sau:

Director is the leadership title and is the head of the Department, responsible before the Minister or the General Director and has the task of assisting the Minister, the General Director in state management in the specialized fields within the Department’s scope.

Một số chức danh thuộc Bộ khác bằng tiếng Anh

– Bộ trưởng là Minister;

– Tổng cục trưởng là Director of General Department of ministry;

– Phó Cục trưởng là Deputy Director of bureaus/agencies/authorities of a ministry;

– Thứ trưởng là Deputy Minister;– Vụ trưởng là Director of Department;

– Thứ trưởng thường trực là Permanent Deputy Minister;

-Chánh Văn phòng Bộ là Chief of the Ministry Office;

-Thanh tra Bộ là Ministry Inspector.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cục trưởng tiếng Anh là gì?”.

Xem thêm:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *