Thứ tự các nguyên tố trong bảng hóa trị được sắp xếp theo chiều tăng dần của số proton.

Đang xem: Bảng tuần hoàn hóa trị

Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 II, III, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Argon Ar 39,9
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
24 Crom Cr 52 II, III
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV

– Nguyên tố kim loại: chữ màu đen

– Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh

– Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cách đọc bảng tuần hoàn hóa học nhé:

Phần 1: Hiểu về cấu trúc

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố” width=”668″>

1. Bảng tuần hoàn bắt đầu ở phía trên bên trái và kết thúc ở cuối hàng cuối cùng, gần phía dưới bên phải. Bảng có cấu trúc từ trái sang phải theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử. Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong một nguyên tử.

– Không phải hàng hay cột nào cũng chứa đủ các nguyên tố. Mặc dù có thể có khoảng trống ở giữa, nhưng ta vẫn tiếp tục đọc bảng tuần hoàn từ trái sang phải. Ví dụ, hiđro có số hiệu nguyên tử là 1 và nó ở phía trên bên trái. Heli có số hiệu nguyên tử là 2 và nó ở phía trên bên phải.

– Nguyên tố 57 đến nguyên tố 71 được xếp thành một bảng nhỏ ở dưới cùng bên phải của bảng. Chúng là “các nguyên tố đất hiếm”.

2. Tìm một “nhóm” nguyên tố trong mỗi cột của bảng tuần hoàn. Chúng ta có 18 cột.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 2)” width=”668″>

-Trong một nhóm thì ta đọc từ trên xuống dưới.

-Số nhóm được đánh ở trên các cột; tuy nhiên, một vài nhóm khác được đánh số ở dưới, như nhóm kim loại.

-Cách đánh số trên bảng tuần hoàn có thể rất khác nhau. Người ta có thể sử dụng chữ số La Mã (IA), chữ số Ả Rập (1A), hoặc số từ 1 đến 18.

-Hiđro có thể được xếp trong nhóm halogen hay nhóm kim loại kiềm, hoặc cả hai.

3. Tìm “chu kì” của nguyên tố trong mỗi hàng của bảng tuần hoàn. Chúng ta có 7 chu kì. Trong một chu kỳ thì ta đọc từ trái sang phải.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 3)” width=”660″>

-Chu kì được đánh số từ 1 đến 7 ở bên trái của bảng.

-Chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ trước. Khái niệm lớn ở đây nghĩa là mức năng lượng của nguyên tử tăng dần trên bảng tuần hoàn.

4. Hiểu cách phân nhóm bổ sung theo kim loại, bán kim loại và phi kim. Màu sắc sẽ thay đổi rất nhiều.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 4)” width=”663″>

-Kim loại sẽ được tô cùng một màu. Tuy nhiên, hiđro thường được tô cùng màu với phi kim và được nhóm với phi kim. Kim loại có ánh kim, thường ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện, dẻo và dễ uốn.

-Phi kim được tô cùng một màu. Chúng là các nguyên tố từ C-6 đến Rn-86, bao gồm H-1 (Hiđro). Phi kim không có ánh kim, không dẫn nhiệt hoặc dẫn điện và không có tính dẻo. Chúng thường ở trạng thái khí ở nhiệt độ phòng và có thể ở trạng thái rắn, khí hoặc lỏng.

-Bán kim loại/á kim thường được tô màu tím hoặc xanh lá cây, là sự kết hợp của 2 màu khác. Đường chéo trải dài từ nguyên tố B-5 đến At-85 là đường ranh giới. Chúng có một số tính chất của kim loại và một số tính chất của phi kim.

5. Lưu ý rằng các nguyên tố đôi khi cũng được sắp xếp thành từng họ. Đó là họ kim loại kiềm (1A), kim loại kiềm thổ (2A), halogen (7A), khí hiếm (8A) và cacbon (4A).

Xem thêm: Khoan Dung Là Gì? Giá Trị Sống Đích Thực Của Lòng Bao Dung Là Gì

Họ nguyên tố được đánh theo chữ số La Mã, Ả Rập hay số tiêu chuẩn.

Phần 2: Đọc ký hiệu hóa học và tên nguyên tố

1. Đọc ký hiệu hóa học trước. Đó là sự kết hợp của 1 đến 2 chữ cái được sử dụng thống nhất trong các ngôn ngữ.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 5)” width=”662″>

– Ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên Latinh của nguyên tố đó hoặc tên thông thường được phổ biến rộng rãi.

– Trong nhiều trường hợp, ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên tiếng Anh, như trường hợp heli là “He”. Tuy nhiên, đây không phải là quy tắc thống nhất trong hóa học. Ví dụ, sắt (iron) là “Fe”. Vì lý do này, bạn phải ghi nhớ cả ký hiệu hóa học/tên để nhận biết nhanh nguyên tố.

2. Tìm tên thông thường của nguyên tố. Tên nguyên tố nằm ở dưới ký hiệu hóa học. Nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ của bảng tuần hoàn.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 6)” width=”665″>

Phần 3: Đọc số hiệu nguyên tử

1. Đọc bảng tuần hoàn theo số hiệu nguyên tử nằm ở giữa bên trên hoặc ở trên bên trái của mỗi ô nguyên tố. Như đã nói, số hiệu nguyên tử được sắp xếp tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới. Biết được số hiệu nguyên tử là cách nhanh nhất để tìm thêm thông tin về nguyên tố.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 7)” width=”666″>

2. Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 8)” width=”658″>

3. Việc thêm hoặc bớt proton sẽ tạo ra nguyên tố khác.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 9)” width=”666″>

4. Tìm ra số proton trong nguyên tử cũng như tìm được số electron trong nguyên tử đó. Nguyên tử có số electron và số proton bằng nhau.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 10)” width=”669″>

– Lưu ý rằng có một ngoại lệ trong quy tắc này. Nếu nguyên tử mất hoặc nhận electron, nó trở thành một ion tích điện.

-Nếu có dấu cộng bên cạnh ký hiệu hóa học của nguyên tố thì đó là điện tích dương. Nếu là dấu trừ thì đó là điện tích âm.

-Nếu không có dấu cộng hoặc dấu trừ và bài toán hóa học không liên quan đến ion thì bạn có thể xem số proton bằng với số electron.

Phần 4: Đọc trọng lượng nguyên tử

1. Tìm trọng lượng nguyên tử. Đây là con số bên dưới tên nguyên tố.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 11)” width=”660″>

Mặc dù dường như trọng lượng nguyên tử tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

2. Trọng lượng nguyên tử của hầu hết các nguyên tố đều được ghi dưới dạng thập phân. Trọng lượng nguyên tử là tổng trọng lượng của các hạt trong hạt nhân nguyên tử; tuy nhiên, đây là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 12)” width=”657″>

3. Dùng trọng lượng nguyên tử để tìm số nơtron trong nguyên tử. Làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất sẽ được nguyên tử khối. Sau đó, bạn lấy nguyên tử khối trừ đi số proton để có số nơtron.

*

Bảng tuần hoàn hóa trị các nguyên tố (ảnh 13)” width=”669″>

– Ví dụ, trọng lượng nguyên tử của sắt là 55,847, vì vậy nguyên tử khối là 56. Nguyên tử này có 26 proton. 56 (nguyên tử khối) trừ đi 26 (proton) bằng 30. Nghĩa là trong một nguyên tử sắt thường có 30 nơtron.

Xem thêm: 5 Cách Giảm Mỡ Bắp Chân To Phải Làm Sao, Làm Sao Để Nhỏ Lại

– Thay đổi số nơtron trong nguyên tử sẽ tạo thành các đồng vị, là các biến thể của nguyên tử có nguyên tử khối nặng hay nhẹ hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *