*

You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.

Đang xem: Bệnh bại liệt ở ngan vịt

*

*

*

*

Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Cách nhận biết và phòng, trị bệnh bại huyết ở gia cầm

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan. Bệnh gây tỷ lệ chết cao nếu gia cầm mắc bệnh cùng lúc với bệnh tụ huyết trùng, E.coli.

Đặc điểm chung của bệnh

Bệnh bại huyết trên gia cầm do trực khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra.

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.

Bệnh thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan.

Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống từ 13 – 27 ngày, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.

Đường lây bệnh: Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống); qua các vết tổn thương trên da, đặc biệt là bàn chân.

Triệu chứng

* Ở vịt, ngan: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng vịt, ngan con từ 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất; vịt, ngan nhỏ hơn 5 tuần tuổi thường chết trong 1- 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Thời gian nung bệnh thường từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50 %, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn.

Vịt, ngan bị bệnh thường có triệu chứng như sau:

– Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây;

– Ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi;

– Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng;

– Viêm khớp, đi lại khó khăn;

– Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo.  

* Ở gà tây: Bệnh thường xảy ra ở gà tây từ 5 – 15 tuần tuổi. Gà thường có biểu hiện khó thở, buồn ngủ, lưng gù, lờ đờ và cổ bị xoắn, viêm khớp, viêm bàn chân, viêm da.

Bệnh tích

Đặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí.

Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim.

Gan, lách có thể sưng to, gan có thể bị bao phủ bởi một lớp fibrin trắng đục.

Xem thêm: Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Dương Tính Nghĩa Là Gì? Kết Quả Dương Tính H

Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não.

Bệnh ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán bệnh nhưng dễ nhầm lẫn với một số bệnh như E.coli, viêm đường hô hấp, dịch tả vịt.

Có thể chẩn đoán phân biệt một số bệnh ở gia cầm như sau:

Đặc điểm

Bệnh bại huyết

Bệnh E.coli

Viêm đường hô hấp

Dịch tả vịt

Đối tượng mắc bệnh

Thường ở vịt, ngan, ít xảy ra ở ngỗng, gà tây. Các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.

Tất cả các loài gia cầm

Tất cả các loài gia cầm

Ở thủy cầm: vịt, ngan, ngỗng, các loài chim nước.

Lứa tuổi

Vịt, ngan con 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất

Tất cả các lứa tuổi

Tất cả các lứa tuổi

Tất cả các lứa tuổi

Tiêu hóa

Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây

Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng

Có thể tiêu chảy, phân màu xanh, vàng (ghép)

Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng

Hô hấp

Chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi

Có thể khó thở, ngáp (thể viêm túi khí)

Chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, khò khè

Có thể viêm giác mạc, mắt ướt, chảy nước mũi

Phù đầu, cổ, thần kinh

Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng

Không

Sưng phù đầu, viêm xoang mặt (sưng mặt)

Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ

Viêm khớp, đi lại khó

Viêm khớp, đi lại khó khăn

Ít có

Không

Yếu chân, liệt chân

Triệu chứng khác

Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo

 

 

 

Tim, gan, túi khí

Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí

Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí

Có thể viêm dính màng tim, cơ tim sần sùi, viêm túi khí

Không

Để chẩn đoán chính xác bệnh, cần xét nghiệm bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp PCR.

Phòng bệnh

Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh: Chăn nuôi an toàn sinh học.

Thực hiện tốt 03 nguyên tắc an toàn sinh học, đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn gia cầm (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài; vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khử trùng định kỳ chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

Chăn nuôi gia cầm đúng kỹ thuật để gia cầm khỏe mạnh, hạn chế bệnh xảy ra.

Điều trị

Có thể sử dụng kháng sinh, hóa dược như Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline; bổ sung vitamin; liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục.

Xem thêm: Giá Trị Xuất Khẩu Là Gì ? Những Thông Tin Liên Quan Đến Xuất Khẩu

Kết hợp với việc điều trị bệnh, cần chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm tốt, vệ sinh, khử trùng môi trường để bệnh không tái phát./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *