Các loại cá lóc

Bạn có biết các loại cá lóc sinh sống tại Việt Nam chưa? Cá lóc thuộc bộ cá quả, có hai loại phổ biến nhất ở nước ta, đó là cá lóc và cá lóc bông.

Đang xem: Các Loại Cá Lóc Cần Biết: Cá Lóc Và Cá Lóc Bông

Tên khoa học của cá lóc là Ophiocephalus striatus. Đây là giống cá đồng, sinh sống tự nhiên ngoài đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch, đầm bầu suốt từ Nam chí Bắc nước ta.

Có điều, gần như mỗi vùng đều gọi nó dưới một tên khác nhau, nhiều tỉnh phía Bắc gọi là cá quả, cá sộp; các tỉnh trong Nam gọi là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối, cá xộp, cá trõn, cá đô ….

Một vài trường hợp người ta còn gọi nó là cá lóc đen để phân biệt với cá lóc bông.

Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp hiệu quả

Kỹ thuật nuôi cá lóc, một số điều căn bản

Tuỳ theo ở vùng nước cạn hay nước sâu, vảy cá lóc có màu hơi khác nhau. Ở vùng ruộng cạn, vảy trên đầu và lưng cá màu đen ửng vàng, còn ở vùng nước sâu như đầm, vẩy trên lưng và đầu màu đen, vảy dưới bụng màu trắng.

Lúc mới nở, cá lóc con chỉ lớn bằng đầu que nhang, phần lưng màu đỏ au, phần bụng màu hồng, gọi là cá rồng rồng. Từ hai tuần tuổi rồng rồng lớn bằng đầu đũ, mình chuyển sang màu vàng. Khi lớn bằng ngón chân cái, hoặc bằng cườm tay (khoảng 250gr) thì được gọi là cá tràu. Và từ 300gr trở lên thì gọi là cá lóc.

Con cá lóc đen nặng 5,2 kg được đánh bắt

Các loại cá lóc được đánh giá là loài cá dữ, và là loại cá lớn con nhất ở vùng ruộng đồng.

Ở vùng đồng ruộng do bị đánh bắt thường xuyên nên ít khi gặp cá lóc to đến 1kg, nhưng ở các ao đầm rộng rãi và sâu, năm bảy năm làng xóm mới tát ao một lần nên thường gặp những con nặng vài kg. Đời sống cá lóc có thể kéo dài đến 10 năm, và trọng lượng tối đa đến 7kg.

Cá lóc có hàm răng nhuyễn và bén, có sức mạnh, có thể phóng cao đến 1,5m, mỗi khi dính lưỡi câu hay lọt vào nơm, những con lớn một hai ký quẫy nước đùng đùng, phải biết cách mới chế ngự được nó.

Xem thêm: Thì Hiện Tại Đơn Với Động Từ Thường, (Be) Là Gì

Đây là loài cá dữ, trong môi trường sống của nó khó có loài nào thoát khoải năng vuốt của nó. Miệng cá lóc rất rộng, nó nuốt được những con mồi rất to, và dài bằng nửa thân mình nó. Loại mồi thích nhất của cá lóc là ếch nhái.

Vì vậy, trước khi thả cá vào ao nuôi, ai cũng phải lo tận diệt cá dữ trước, mà một trong các loài cá dữ đáng gờm nhất, chính là cá lóc.

Thịt cá lóc ngon ngọt, lành tính, người bệnh và sản phụ đều ăn được. Có thể nói thịt cá lóc thời nào cũng được đánh giá là món ăn quý, luôn luôn bán được giá cao nhất so với các loại cá đồng khác, vì ai cũng ưa chuộng.

Cách nuôi cá lóc phổ biến hiện nay

Cá lóc bông

Cá lóc bông có tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes, cũng thuộc bộ cá quả. Hình dáng lóc bông cũng giống như cá lóc, thân dài hình trụ, miệng rộng, có điều hơi khác là vảy lưng và đầu màu đen nhạt, phần bụng và hai bên lườn màu trắng, có lẫn những sọc đen mờ, vì thế mới có tên là cá lóc bông.

Hàm răng cá lóc bông nhuyễn và sắc bén hơn cả cá lóc, vì vậy muốn câu nó phải tóm lưỡi câu bằng dây cáp nhỏ, nếu là dây ni lông hay dây gai sẽ bị nó nghiến đứt ngay.

Cá lóc bông cũng được coi là loại cá đồng, nhưng chỉ sống ở vùng nước sâu như kênh rạch sông suối, đầm bàu và các ao hồ rộng lớn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà thôi. Ở miền Trung và miền Bắc nước ta không có loại cá này sinh sống.

*

Các loại cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long

Đây là loại cá dữ và rất to con, trọng lượng tối đa có thể đến 20kg, chiều dài cả thước và sống hơn 10 năm.

Đặc biệt, cá lóc bông có khả năng sống tốt trong môi trường nước ngọt cũng như nước lợ và cả nước tù đọng và nhiễm phèn. Thức ăn của chúng là mồi sống như cua còng, cá con, ếch nhái …

Thịt cá lóc bông cũng thơm ngon không thua gì thịt cá lóc. Có điều một số ít người chê vì ăn vào bị dị ứng ở da, vì vậy giá bán thường thấp hơn giá cá lóc.

Xem thêm: Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Là Gì ? Triệu Chứng & Thuốc Triệu Chứng & Thuốc

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do số lượng các loại cá lóc ngoài thiên nhiên và nuôi khá nhiều, gần đủ cung ứng với nhu cầu thị trường, nên cá lóc bông thường được xẻ phơi khô, hoặc làm “mắm lóc”, “mắm ruột” ăn cũng rất hấp dẫn.

Câu Hỏi Thường Gặp

Mỗi vùng đều gọi cá lóc dưới một tên khác nhau, nhiều tỉnh phía Bắc gọi là cá quả, cá sộp; các tỉnh trong Nam gọi là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối, cá xộp, cá trõn, cá đô …. Một vài trường hợp người ta còn gọi nó là cá lóc đen để phân biệt với cá lóc bông.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *