Có rất nhiều các khoản trích theo lương của người lao động, trong đó các khoản bảo hiểm trích theo lương được người lao động và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bài viết sau bảo hiểm xã hội điện tử honamphoto.com sẽ chia sẻ chi tiết về mức tiền lương đóng BHXH và các khoản bảo hiểm trích theo lương theo quy định của pháp luật.

Đang xem: Các khoản trích theo lương là gì

*

Các khoản trích theo lương theo quy định của pháp luật.

1. Tiền lương đóng BHXH bắt buộc

Tiền lương rất quan trọng không chỉ đối với người lao động mà còn đối với cả doanh nghiệp. Căn cứ theo Điều 90, Bộ luật lao động 2019 thì tiền lương được hiểu như sau:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Theo quy định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng còn sử dụng làm căn cứ để thỏa thuận lương khi ký kết hợp đồng lao động.

Để tính được các khoản trích theo lương doanh nghiệp cần xác định được mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động. Căn cứ theo Điều 89, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 2, Điều 6, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định tiền lương đóng BHXH bắt buộc như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

……

“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật và là mức tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền này được sử dụng làm căn cứ để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc gồm có: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN-BNN).

2. Các khoản bảo hiểm trích theo lương

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các đơn vị, doanh nghiệp được hưởng rất nhiều các lợi ích.

*

Các khoản bảo hiểm trích theo lương gồm: BHXH; BHYT; BHTN; BHTNLĐ-BNN.

Xem thêm:

2.1 Các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương bao gồm các khoản như:

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN)

Các khoản bảo hiểm trích theo lương gồm có: BHXH; BHYT; BHTN; BHTNLĐ-BNN.

2.2 Tỷ lệ các khoản bảo hiểm trích theo lương

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tổng

BHXH

17%

8%

25%

BHYT

3%

1,5%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ-BNN

0,5%

0,5%

Tổng

21,5%

10,5%

32%

Kinh phí công đoàn

2%

2%

Tỷ lệ trích theo lương cả các các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ sẽ phải trích tổng cộng 21,5% trong quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm và trích 2% vào quỹ công đoàn. Người lao động phải trích tổng cộng 10,5% vào quỹ bảo hiểm và không phải trích vào quỹ công đoàn.

3. Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa

Các khoản trích theo lương hiện nay tại các doanh nghiệp thường được áp dụng là mức tiền lương tối thiểu vùng của người lao động. Căn cứ theo quy định tại Căn cứ theo Khoản 2, Điều 90, Bộ luật lao động 2019 quy định mức tiền lương tối thiểu:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như sau:

– Mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng 20 tháng lương cơ sở (năm 2020 tương đương 29,8 triệu đồng);

– Mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Đối với người lao động có làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%.Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường

*

Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 quy định như sau:

Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Công Nghệ 4K Là Gì ? Có Khác Gì So Với Tivi Full Hd, Tivi Hd

Đa số các doanh nghiệp tư nhân hiện nay thường lấy mức lương tối thiểu vùng là mức lương đóng BHXH cho người lao động. Mức lương đóng BHXH càng thấp thì tỷ lệ trích đóng BHXH càng thấp, doanh nghiệp sẽ có lợi nhiều hơn tuy nhiên lợi ích sau này của người lao động sẽ ít hơn khi mức lương đóng BHXH thấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *