Người Việt chúng ta thực chất rất có năng khiếu trong việc học ngôn ngữ, tuy nhiên lại thường quá coi trọng việc học cấu trúc và từ vựng tiếng Nhật mà xem nhẹ việc luyện phát âm, điều đó khiến chúng ta gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp. Do đó hiện nay nghe và nói chính là những kỹ năng được ưu tiên hàng đầu khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào. Dưới đây Thanh Giang sẽ chia sẻ đến bạn những kỹ năng để bạn có thể phát âm tiếng Nhật thật chuẩn chỉ, đặc biệt với các bạn có mục tiêu du học Nhật Bản nhé!
1. Cách phát âm nguyên âm trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ (a), い (i), う (u), え (e), お (o).
Đang xem: Cách đọc tiếng nhật cơ bản
い (i) và お (o) có cách đọc tương tự như cách phiên âm, tức là vẫn có cách phát âm là “i”, “o” tương tự như tiếng Việt.
Trong khi đó, あ (a) sẽ được phát âm nhẹ hơn một chút và う (u) thì khi phát âm sẽ có khẩu hình miệng chữ u nhưng âm thoát ra thành tiếng lại là ư, nên khi nghe, う (u) sẽ có vẻ lai giữa u và ư. え (e) cũng tưng tự như う (u) , âm thanh được phát ra lai giữa e và ê.
Khi đọc cả cụm “あいうえお” thì do tiếng Nhật có thanh điệu nên không đọc là “a i ư ê ô” mà sẽ đọc là “à i ư ề ộ” nhé. Tương tự vậy, hàng KA “かきくけこ” sẽ đọc là “cà ki cư kề cộ” trong tiếng Việt. Nhớ là phát âm nhẹ nhàng thôi nhé. Vì ngữ điệu của người Nhật có phần cai và nhẹ hơn tiếng Việt của chúng ta.
2. Cách phát âm phụ âm trong tiếng Nhật
Hàng “ka” (かきくけこ): Phát âm như “ka ki kư kê cô” tiếng Việt.
Hàng “sa” (さしすせそ): Như “sa shi sư sê sô”. Riêng “shi し” bạn không phát âm như “si” của tiếng Việt (chỉ có đầu lưỡi chạm kẽ hai hàm răng) mà phải phát âm nhiều âm gió là “shi” (áp cả lưỡi lên thành trên của miệng để tạo khe hẹp nhằm tạo ra âm gió). Tóm lại hàng này có âm “shi” là bạn phải chú ý phát âm sao cho nhiều âm gió nhất có thể. Bạn cứ tưởng tượng như phát âm “ch’si” vậy.
Hàng “ta” (たちつてと = ta chi tsu te to): “ta te to” thì phát âm như “TA TÊ TÔ” tiếng Việt. “chi” thì như “CHI”. Riêng “tsu” thì phát âm gần như “chư” tiếng Việt nhưng hơi khác chút: Trong khi “chư” phát âm sẽ áp lưỡi lên thành trên miệng thì “tsu” chỉ chạm đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng để tạo âm gió ngắn và dứt khoát. Có thể tưởng tượng giống như khi phát âm “ch’xư” trong tiếng Việt vậy. Các âm “TA TE TO” thì một số người Nhật sẽ phát âm thành lai giữa “TA” với “THA”. Bạn nên phát âm “TA” rõ ràng dứt khoát hơn trong tiếng Việt bằng cách đặt đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng và phát âm dứt khoát.
Hàng “na” (なにぬねの): Không có gì đặc biệt, phát âm là “na ni nư nê nô”.
Hàng “ma” (まみむめも): Cũng không có gì đặc biệt => “ma mi mư mê mô”.
Hàng “ra” (らりるれろ): Phát âm như “ra ri rư rê rô” nhưng nhẹ nhàng hơn, giống như lai giữa “ra” và “la” vậy. Nếu bạn phát âm “ra” theo kiểu tiếng Việt thì người Nhật nghe sẽ không hiểu. Còn nếu bạn phát âm là “la” thì người Nhật luôn hiểu. Bạn phải học cách phát âm nhẹ nhàng lai giữa “ra” và “la”. Các ca sỹ Nhật Bản khi hát sẽ phát âm là “la” cho điệu đàng.
Hàng “wa wo” (わを): Phát âm như “OA” và “Ô”. Mặc dù “wo を” phát âm giống “o お” nhưng khi viết romaji vẫn viết là “wo” (không phát âm là “ua” đâu nhé).
Hàng “ya yu yo”: Phát âm là “ya” (ia), “yu” (iu), “yô” (iô). Chú ý là phát âm “y” rõ và liền với âm sau chứ không phát âm thành “da”, “du”, “dô” hay “gia”, “giu”, “giô” nhé. Nếu bạn phát âm như vậy người Nhật sẽ nghe nhầm thành ざ, じゃ, v.v…. => Nên phát âm rõ ràng không nên cẩu thả.
3. Cách phát âm trường âm trong tiếng Nhật
Trường âm trong tiếng Nhật là những nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi các nguyên âm <あ> <い> <う> <え> <お> (theo wikipedia). Tức là khi đọc, trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó. Chẳng hạn:Hàng あ có trường âm là あ. Ví dụ: お母さん (okaasan);おばさん(obaasan).
Hàng い có trường âm là い. Ví dụ: おじいさん (ojiisan);おにいさん(oniisan).
Hàng う có trường âm là う. Ví dụ: 空気(kuuki);ゆうべ(yuube)
Hàng え là có trường âm là い. Ví dụ: 時計(tokei);せんせい(sensei). Chú ý: khi đóng vai trò là trường âm của hàng e thì chữ i dược phát âm thành ê. Ví dụ: tokee; sensee
Hàng お có trường âm là う. Ví dụ: とおり;こうえん. Chú ý, khi âm u đóng vai trò là trường âm của o, thì nó cũng sẽ được phát âm như một âm o.
Cách phát âm trường âm khá đơn giản, nhưng người Việt chúng ta thường không quen phát âm kéo dài, nên thường bỏ qua điều này. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc khi giao tiếp, người nghe cảm thấy khó hiểu.
4. Cách phát âm âm ngắt trong tiếng Nhật
Khi phát âm, âm ngắt đc phát âm với độ dài tương đương 1 phách như với các âm khác. Nói cách khác, ta phải gấp đôi phụ âm đứng sau nó, hạ giọng và không được đọc lên chữ つ.
Ví dụ
かつて : Đã từng, trước kia . => Sau khi kéo dài và xúc âm sẽ làm thay đổi nghĩa của các từ: かって: ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.
しつけ: Sự giáo dục, lịch sự => しっけ: Sự ẩm thấp.
5. Cách phát âm âm mũi trong tiếng Nhật
ん được đọc là m khi nó đứng trước các phụ âm p; b; m. Ví dụ: えんぴつ (empitsu- bút chì).
ん được đọc là ng khi đứng trước các phụ âm: k; w; g. Ví dụ: こんかい (kongkai- lần này).
Xem thêm: ” Cối Xay Gió Tiếng Anh Là Gì, Cối Xay Gió Trong Tiếng Anh Là Gì
Các trường hợp còn lại hầu như ん đều được phát âm là n.
6. Cách phát âm một số âm khó trong tiếng Nhật
6.1. Cách phát âm âm r trong tiếng Nhật
Ra Ri Ru Re Ro là những âm thuộc hàng Ra. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, nó không đọc thành L (lờ) cùng không đọc thành R (rờ) mà phát âm của nó nằm giữa 2 âm này.
Cách để có thể phát âm được đó chính là bạn hãy búng lưỡi nhẹ vào phía sau lợi trên và lập tức sau đó hãy giải phóng (thả) nó ra ngay lập tức nhé.
6.2. Cách phát âm âm n trong tiếng Nhật
Thường được đọc thành /m/ khi đứng trước b, p, m
えんぴつ đọc là /empitsu/ thay vì /enpitsu/ – bút chì
さんぽ /sampo/
ぜんぶ /zembu/
Thường đọc thành /ng/ khi đứng trước k, (g), y, w hoặc khi đứng cuối từ
おんがく/onggaku/
りんご /ringgo/
にほん /nihong/
かばん /kabang/
ほん /hong/
よん /yong/
Thường đọc thành /n/ khi đứng trước s (z, j), t (d) hoặc khi đứng cuối từ
おんな /onna/
みんな /minna/
7. Nguyên tắc phát âm tiếng Nhật cơ bản cần ghi nhớ
7.1. Nên chú ý theo dõi khẩu hình miệng.
Nếu bạn đang tham gia một khóa học, thì nên chú ý theo dõi khẩu hình miệng, cách đặt lưỡi, đẩy hơi… của giáo viên trong các buổi học sau đó cố gắng luyện tập theo thì khi đó sẽ giúp bạn học được cách phát âm tiếng Nhật chuẩn.
7.2. Nghe thật nhiều.
Nếu kiên trì nghe trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy kết quả của mình sẽ được cải thiện rõ rệt. Hãy nghe và nhắc đi nhắc lại, vừa học cách phát âm vừa luyện nghe tiếng Nhật mang lại hiệu quả cao mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian.
7.3. Thực hành nhiều.
Khi thực hành nhiều sẽ giúp bạn hình thành được những phản xạ tự nhiên cũng như sửa được những lỗi phát âm mà bạn còn mắc phải. Việc nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Nhật hay tận dụng trong những buổi học sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhiều giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Nhật mà không còn sợ bị nói sai.
Luyện phát âm theo nguyên lý.
Đối với tiếng Việt thì khi nói thì âm thanh sẽ được tạo ra tại cổ họng nên cách phát âm nghe khá “nặng” và nhấn mạnh từ khá nhiều trong khi tiếng Nhật âm phát ra hầu hết từ vòng miệng thường nhẹ hơn. Trong tiếng Nhật có những nguyên lý phát âm nếu không biết được thì bạn khó có phát âm chuẩn và tự nhiên nhất.
Ví dụ: ni thì bạn phát âm ở vòm miệng, còn ní thì bạn cần sử dụng cả cổ họng nữa, bằng cách mở rồi đóng khí. Đó chính là phát âm cổ họng.
7.4. Ngữ điệu trong tiếng Nhật
Ngữ điệu tiếng Nhật được chia làm 3 phần ngữ điệu của từ, của cụm từ và của câu:
Ngữ điệu của từ
Ví dụ: 橋(はし — cây cầu) và 箸(はし — đũa)
Cụ thể: 橋=_ ̄ và箸= ̄_
Ngữ điệu của cụm từ
Cụm từ tiếng Nhật hầu như đều phát âm như ngọn núi (thấp giọng lên cao rồi xuống từ từ) chính vì thế khi ghép từ thành cụm từ có thể ngữ âm bị thay đổi. Ví dụ từ 企業 (công ty, ngữ điệu là  ̄_ ) nếu đọc thành _ ̄ thì lại có nghĩa là khởi nghiệp.
Tuy nhiên khi ghép với từ ファイナンス có ngữ điệu là _ ̄_ thành 企業ファイナンス thì ngữ điệu của cả cụm từ lại thành _ ̄  ̄  ̄_ tức lúc này từ 企業 với nghĩa công ty lại được đọc với ngữ điệu _ ̄ khác với khi đứng 1 mình đọc là  ̄_
Ngữ điệu của câu
Ngữ điệu của câu thì theo ngữ điệu của từ, cụm từ cấu tạo nên tương đối phức tạp. Bạn nên để ý người Nhật nói như thế nào, ngắt câu ở đâu, ngữ điệu lên xuống như thế nào và bắt chước theo.
Để có thể nói đúng theo ngữ điệu của người bản xứ các bạn có thể xem phim, nghe hài kịch, các chương trình talkshow của Nhật Bản. Từ đó, tập nói theo giọng điệu của họ. Ngoài ra, bạn có thể lên kênh Youtube tìm kiếm các video bài giảng tiếng Nhật hoặc nghe các đoạn hội thoại ngắn giữa các nhân vật người Nhật sẽ giúp bạn mau chóng nắm bắt được cách phát âm lên xuống đúng ngữ điệu của họ.
8. Những lỗi sai thường gặp khi phát âm tiếng Nhật
し (Shi), khi phát âm chúng ta cần khép rang và bật hơi chữ shi, điều này giúp chúng ta phân biệt được “shi” và “si”.
た (ta); と(to); mặc dù được phiên âm là “ta” và “to”nhưng trên thực tế, người Nhật phát âm hai chữ này là “tha” và “tho”.
つ (Tsu), để phát âm chữ つ, các bạn hãy khép rang, lưỡi để sát vào hàm trên và bật hơi ra. Khi phát âm theo cách này, chúng ta sẽ phân biệt được “tsu” và “su”.
ふ (Fu); mặc dù được phiên âm là “fu” nhưng khi nói, người ta thường phát âm chữ này lái giữa “fu” và “hư”.
Xem thêm: Chỉ Số Mch Trong Máu Là Gì ? Ý Nghĩa Của Nó Trong Xét Nghiệm Máu
ら(ra);り (ri);る (ru);れ (re);ろ (ro) các chữ này đều được phiên âm là “r” nhưng khi nghe người Nhật nói chúng ta có thể nhận thấy những chữ này được phát âm gần với âm “l” hơn.
Phát âm tiếng Nhật không khó nhưng cũng không hề dễ dàng, cần sự luyện tập và phát âm chuẩn chỉ ngay từ đầu còn nếu đã sai thì sẽ rất khó để sửa. Do vậy bạn hãy luyện tập nó thật nghiêm túc nhé, nếu như mục tiêu của bạn là du học Nhật Bản hay làm việc tại Nhật thì việc giao tiếp tiếng Nhật là vô cùng cần thiết và sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội trên con đường “danh vọng” đấy nhé! Hãy cố gắng luyện tập ngay và luôn thôi nào!!!!