Đặc thù công việc của ngành Y là tiếp xúc, làm việc hàng ngày với những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của con người.
Nhắc đến bác sĩ, người ta nghĩ ngay đến sự danh giá của của nghề Tâm – Đức, đến chế độ đãi ngộ cao… và cả những vấn nạn nhức nhối đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong ngành y tế. Rất ít người nghĩ đến những vất vả, hy sinh thầm lặng của người bác sĩ và dành cho họ sự cảm thông, chia sẻ. Cũng rất ít người biết được rằng, để có thể bám trụ, gắn bó được với nghề, họ cần phải có cái đầu lạnh và trái tim nóng như thế nào.
Đang xem: Cái đầu lạnh là gì
“Cái đầu lạnh” để vượt lên mọi hoàn cảnh
Ngành Y luôn là ngành họcthu hút sự quan tâm của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn trường.
Chỗ có dịch dã, bệnh tật, tai ương, đau đớn, chết chóc là nơi mọi người chạy đi chỉ có nhân viên y tế là chạy vào. Nhiều người mặc nhiên nghĩ, đó là điều hiển nhiên, là trách nhiệm của các nhân viên y tế, không có gì phải bàn cãi.
Đặc thù công việc của ngành Y là tiếp xúc, làm việc hàng ngày với những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của con người. Bác sĩ, điều dưỡng, y tá là những người phải hàng ngày, hàng giờ chứng kiến những bi kịch của cuộc đời. Khi bệnh tật, tai ương, đau đớn, chết chóc cứ hiển hiện trong từng miếng ăn, giấc ngủ thử hỏi mấy ai đủ thời gian, đủ lạnh lùng, đủ vô cảm để không đau đớn, xót xa?
Hàng ngày nhìn thấy bệnh nhân quằn quại đau đớn vì bệnh tật là nỗi ám ảnh mà mỗi người làm nghề y phải vượt qua để không bị hao mòn ý chí. Họ buộc phải có cái đầu lạnh để vượt qua những nỗi sợ hãi thường trực, để gắn bó lâu dài với nghề này.
Do là ngành học đặc thù nên người theo học ngành y cần phải có những tố chất phù hợp với ngành nghề này.
Các bác sĩ, điều dưỡng, y tá còn luôn thường trực với những nỗi bất an. Bởi những tai biến y khoa ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thế nhưng, người nhà bệnh nhân không phải ai cũng hiểu và thông cảm. Chuyện bác sĩ và nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân hành hung, chửi bới, gây náo loạn không phải ít. Rồi những khi bệnh nhân đông, nhân viên y tế không kịp xoay sở lại bị người nhà bệnh nhân gây rối, mắng chửi khiến công việc càng vất vả và áp lực hơn. Hay những chiếc “phong bì” lót tay của bệnh nhân cũng khiến người làm nghề y phải bối rối, khó xử, thậm chí thấy bị xúc phạm…
Người học ngành y cần phải có cái đầu lanh và trái tim nóng để gắn bó và cống hiến suốt đời với nghề.
Muốn trụ vững với nghề y, điều cốt yếu không chỉ là chuyên môn, trình độ, đam mê mà người bác sĩ còn phải đủ bản lĩnh, đủ lạnh lùng và không được phép quá nhạy cảm. Cái đầu lạnh để luôn tỉnh táo, lý trí trong việc chẩn đoán và điều trị. Cái đầu lạnh để bàn tay luôn chắc chắn, lạnh lùng trước những đường mổ và từng đường kim mũi chỉ. Cái đầu lạnh để vượt lên chính mình, để chịu đựng áp lực của công việc, để học tập, nghiên cứu phát triển bản thân, để cống hiến suốt đời với sứ mệnh cứu người.
Trái tim nóng để cảm thông và chia sẻ
Ai cũng biết, mỗi người chỉ có một bố mẹ và người thân, nhưng y bác sĩ thì một ngày khám cho cả trăm bệnh nhân nên rất có thể bị chai sạn với nỗi đau, nỗi lo lắng của bệnh nhân cũng như người nhà của họ. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy cái đầu lạnh đó ra để thăm khám và cứu chữa thì thật là vô cảm. Y bác sĩ ngoài việc tập trung vào chuyên môn để cứu chữa bệnh nhân thì rất cần một trái tim nóng để cảm thông và chia sẻ với nỗi đau bệnh tật cũng như cảm xúc xót thương hay lo lắng với người nhà bệnh nhân.
Khoa Y là một trong những khoa trọng điểm, được Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chú trọng đầu tư, phát triển.
Xem thêm: Không Ngủ Được Là Bệnh Gì – Chứng Mất Ngủ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
Tất cả những ai lựa chọn khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, từng đọc Lời thề Hippocrates trong buổi lễ tốt nghiệp đều nhận thức được rằng, nghề y là nghề cứu người cao quý. Bác sĩ không chỉ giúp chữa lành những đau đớn về thể xác mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần, truyền cho người bệnh niềm tin, ý chí, nghị lực và khát vọng sống. Ý chí, nghị lực đó sẽ giúp người bệnh có được khát vọng sống mãnh liệt, chiến thắng bệnh tật. Để làm được điều đó, người thầy thuốc cần phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người bệnh, coi bệnh nhân như người thân của mình để chăm sóc, bao dung, độ lượng và nhân từ.
Khoa Y Trường ĐH Đại Nam có sứ mệnh: đào tạo đội ngũ bác sĩ y khoa có Tâm – Đức và giỏi chuyên môn; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng tại các bệnh viện và cơ sở bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cuộc sống sẽ thế nào nếu không có y bác sĩ?
Trong suốt những ngày tháng qua, cả hệ thống y tế Việt Nam luôn trong tình trạng căng mình phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ luôn phải túc trực điều trị 24/24, vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận các ca bệnh mới và liên tục hội chẩn để đưa ra phương án điều trị thích hợp cho các ca bệnh nặng. Không những thế họ còn phải kiêm thêm rất nhiều nhiệm vụ như kiểm soát thân nhiệt, nhắc nhở người dân thực hiện các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh, thậm chí có những y bác sĩ, nhân viên y tế kiêm cả nhiệm vụ khuân vác, điều phối vật tư y tế, hàng hóa phục vụ công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
Chương trình đào tạo của ngành Y khoa được xây dựng theo C.D.I.O, dựa trên chuẩn năng lực bác sĩ y khoa đã được Bộ Y tế Việt Nam ban hành, đồng thời đáp ứng nhu cầu định hướng hội nhập thị trường nhân lực y tế trình độ cao khu vực và thế giới.
Công việc quá tải, làm việc liên tục không có ngày nghỉ, có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào là thực tế đã và đang diễn ra tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid -19. Tại đây, các y bác sĩ hiểu rằng mình và đồng nghiệp phải đứng đầu chiến tuyến để chống lại giặc Covid-19. Rất nhiều các y bác sĩ, các sinh viên trường y đã tình nguyện đi vào vùng dịch, chấp nhận rủi ro, nguy hiểm.
Cuộc sống này sẽ thế nào nếu không có các y bác sĩ? Đại dịch Covid-19 sẽ càn quét loài người như thế nào nếu không có các y bác sĩ? Chính vì thế, cần phải có cái nhìn nhân văn, bao dung hơn với bác sĩ và các nhân viên y tế.