Cải tạo không giam giữ là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định, xét thấy không cần thiết phải tước tự do của người bị kết án, không cần phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội mà giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục với khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.

Đang xem: Cải tạo không giam giữ là gì

*

Ảnh minh họa.

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có tính chất nghiêm khắc hơn so với hình phạt tiền và cảnh cáo nhưng nhẹ hơn hình phạt tù. Do vậy, theo quy định của pháp luật Tòa án chỉ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:

– Áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là bảy năm.

– Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.

Thời hạn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm. Riêng đối với người chưa thành niên phạm tội thì thời hạn cải tạo không giam giữ áp dụng với họ là không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định (Điều 73 BLHS năm 2015). Trong trường hợp người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 3 ngày cải tạo không giam giữ.

Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Luật thi hành án hình sự Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và các văn bản pháp luật của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ quy định: cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có thể được Tòa án giao trách nhiệm trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án.

Điều 74 Luật thi hành án hình sự quy định nhiệm vụ của Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án như: Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án; Tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hòa nhập vào cuộc sống chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người bị kết án trong việc giáo dục, cảm hóa, giúp họ sửa chữa lỗi lầm…Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tọa không giam giữ cho người bị kết án; Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án khi người đó chuyển đi nơi khác; Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập (từ 5% đến 20%) của người bị kết án theo quy định của Tòa án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự.

Nghĩa vụ của người chấp hành án cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 75 Luật thi hành án hình sự, theo đó họ phải: Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án…;

Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 BLHS năm 2015 thì người bị kết án bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Đây là quy định mang tính bắt buộc đối với người bị tuyên án. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Pháp luật hình sự quy định: Nếu người bị kết án cải tạo không giam giữ là người dưới 18 tuổi phạm tội và chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không khấu trừ thu nhập của người đó (khoản 2 Điều 100 BLHS năm 2015);

Điều 36. Cải tạo không giam giữ

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Xem thêm: Fmcg Là Gì? Các Loại Hình Công Ty Fmcg Là Gì ? Năm Công Ty Hàng Đầu Về Fmcg

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Xem thêm: Hàn Quốc Tiếng Anh Gọi Là Gì ? Hàn Quốc Có Ý Nghĩa Gì

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *