Hướng dẫn áp dụng Hệ thống mục lục NSNN từ năm 2017

Thông tư 324/2016/TT-BTC ban hành Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước (NSNN) mới nhất và hướng dẫn áp dụng như sau:

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 324/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số163/2016/NĐ-CPngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Ngân sách nhà nước;

Theo đề nghị của TổngGiám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chínhban hành Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.

Đang xem: Cấp chương loại khoản là gì

Điều1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Hệthống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong công tác lập dự toán; quyết định,phân bổ, giao dự toán; chấp hành, kế toán, quyết toán các khoản thu, chi ngânsách nhà nước, bao gồm: Chương; Loại, Khoản; Mục, Tiểu mục; Chương trình, mụctiêu và dự án quốc gia; Nguồn ngân sách nhà nước; Cấpngân sách nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng

a) Cơ quan có nhiệm vụquản lý thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

b) Đơn vị dự toán ngânsách, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

c) Cơ quan, tổ chức,đơn vị có liên quan.

Điều2. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Chương”

1. Nội dung phân loại

Chương dùng để phân loạithu, chi ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổchức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chứcquản lý ngân sách riêng. Mỗi cấp ngân sách bố trí một Chương đặc biệt (Các quanhệ khác của ngân sách) để phản ánh các khoản thu, chi ngân sách không thuộc dựtoán giao cho các cơ quan, tổ chức.

2. Mã số hóa nội dungphân loại

a) Chương được mã số hóatheo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: Đối với cơ quan ở cấp trung ương, mã số từ001 đến 399; đối với cơ quan ở cấp tỉnh, mã số từ 400 đến 599; đối với cơ quan ởcấp huyện, mã số từ 600 đến 799; đối với cơ quan cấp xã, mã số từ 800 đến 989.

b) Cách thức bố trí

Đối với cơ quan chủ quảnhoặc đơn vị, tổ chức kinh tế được bố trí mã riêng cho từng cơ quan chủ quản hoặcđơn vị, tổ chức kinh tế; các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản (hoặc thuộc đơnvị, tổ chức kinh tế cấp trên) được sử dụng mã Chương của cơ quan chủ quản (đơnvị, tổ chức kinh tế cấp trên).

Đối với các đơn vị, tổchức kinh tế hoặc cá nhân độc lập, có cùng tính chất được bố trí mã Chươngchung cho các đơn vị.

3. Nguyên tắc hạch toán

a) Cáckhoản thu ngân sách nhà nước hạch toán theo Chương của đơn vị quản lý và cónghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; các khoản chi ngân sách nhà nước của đơn vị sửdụng ngân sách, dự án đầu tư hạch toán theo Chương cơ quan chủ quản. Căn cứ mãsố Chương nằm trong khoảng cấp nào, để xác định Chương đó thuộc cấp quản lýtương ứng.

b) Các trường hợp ủyquyền

– Trường hợp cơ quan,đơn vị được cơ quan thu ủy quyền thu, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyềnthu. Riêng các khoản thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan ủy quyền thu hạchtoán vào chương người nộp.

– Trường hợp cơ quan,đơn vị sử dụng kinh phí ủy quyền của cơ quan khác, hạch toán theo Chương của cơquan ủy quyền chi.

4. Danh mục mã Chương

Danh mục mã Chương đượcquy định chi tiết tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này. Sở Tài chínhhướng dẫn việc hạch toán mã số Chương trên địa bàn để phù hợp với thực tế tổ chứcở địa phương; không ban hành mã số khác với Thông tư này.

Điều3. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Loại, Khoản”

1. Nộidung phân loại

a) Loại dùng để phân loạicác khoản chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực chi ngân sách được quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Khoản là phân loạichi tiết của Loại, dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theongành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.Mã số hóa nội dung phân loại

a) Loại được mã số hóatheo 3 ký tự, với các giá trị lá số chẵn theo hàng chục, khoảng cách giữa cácLoại là 30 giá trị. Riêng Loại các hoạt động kinh tế là 60 giá trị.

b) Khoản được mã số hóatheo 3 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9 liền sau mã số của từngLoại tương ứng.

3. Nguyên tắc hạch toán

Hạch toán phân bổ dựtoán ngân sách nhà nước theo Loại, Khoản phù hợp với nội dung dự toán đượcgiao. Trường hợp một dự án có nhiều công năng, căn cứ công năng chính của dự ánđể xác định Loại, Khoản phù hợp.

Khi hạch toán chi ngânsách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Khoản theo đúng nội dung phân loại, căn cứmã số Khoản để xác định khoản chi ngân sách thuộc Loại tương ứng. Cụ thể nhưsau:

a)Loại Quốc phòng (ký hiệu 010)

Đểphản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt độngvề quốc phòng của đơn vị chuyên trách Trung ương và địa phương theo phân cấp;không gồm chi công tác dân quân tự vệ của các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượngchuyên trách của Trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạtđộng tương ứng của từng cơ quan, đơn vị.

b)Loại An ninh và trật tự an toàn xã hội (ký hiệu 040)

Để phảnánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động về anninh và trật tự an toàn xã hội của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phươngtheo phân cấp; không gồm chi công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội tại cáccơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách Trung ương và địa phương được phảnánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của từng cơ cơ quan, đơn vị.

c)Loại Giáo dục – đào tạo và dạy nghề (ký hiệu 070)

Đểphản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt độnggiáo dục – đào tạo và dạy nghề, như sau:

– Giáo dục – đào tạo:

+ Chi các hoạt độnggiáo dục – đào tạo bao gồm các hoạt động giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học;giáo dục trung học cơ sở; giáo dục trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp,giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thườngxuyên; giáo dục đại học, sau đại học, phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài đểbổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; đào tạo khác trong nước; đào tạongoài nước; đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viênchức (gồm cả đào tạo nước ngoài); các nhiệm vụ phục vụ cho giáo dục, đào tạokhác.

+ Chi ngân sách nhà nướccho hoạt động giáo dục – đào tạo bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thườngxuyên để xây dựng, cải tạo trường học, cải tạo cơsở đào tạo, nhà làm việc, trang thiết bị học tập; chi hoạt động của các cơ sởgiáo dục theo chế độ quy định.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo,Phòng Giáo dục đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệpvụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ theo LuậtKhoa học và công nghệ; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học pháttriển giáo dục, đào tạo.

– Giáo dục nghề nghiệp:

+ Chi các hoạt động giáodục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các hoạt động đào tạotrình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đàotạo nghề nghiệp khác cho người lao động, được thực hiện theo hai hình thức làđào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

+ Chi ngân sách nhà nướccho hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thườngxuyên để xây dựng, cải tạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trang thiết bị học nghề;chi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theochế độ quy định.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước của Tổng cục Dạy nghề; chi ngân sách chocác hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển dạy nghề.

d)Loại Khoa học và công nghệ (ký hiệu 100)

– Để phản ánh, hạchtoán chi các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụngvề khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và côngnghệ khác. Bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệtheo Luật Khoa học và công nghệ.

– Chi ngân sách nhà nướccho hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thườngxuyên để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, chuyểngiao ứng dụng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn,khoa học và công nghệ khác. Bao gồm cả các khoản chi để phục vụ cho hoạt độngđào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và côngnghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa họcvà Công nghệ; chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo trình độ đại học, sau đạihọc bao gồm cả phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lựckhoa học và công nghệ theo Luật Giáo dục đại học; chi ngân sách cho các hoạt độnggiáo dục nghề nghiệp (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) theo Luật Giáo dụcnghề nghiệp.

đ)Loại Y tế, dân số và gia đình (ký hiệu 130)

– Đểphản ánh, hạch toán chi các hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗtrợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước muahoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và chi vệsinh an toàn thực phẩm, y tế khác, dân số và giađình.

– Chi ngân sách nhà nướccho hoạt động y tế, dân số và gia đình bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thườngxuyên để phục vụ cho hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ kinhphí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, vệ sinh an toàn thực phẩm,y tế khác, dân số và gia đình.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế, Phòng Y tế; chi ngânsách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa họcứng dụng và phát triển thực nghiệm về y tế và sức khỏe con người; chi xử lý môitrường.

e) Loại Văn hóa thôngtin (ký hiệu 160)

– Đểphản ánh, hạch toán chi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyềnthông, báo chí.

– Chi ngân sách nhà nướcbao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động văn hóa thông tin để phụcvụ cho các hoạt động thuộc văn hóa và thông tin.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BộThông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin vàTruyền thông, Phòng Văn hóa; chi ngân sách cho các hoạt động hoa tiêu lĩnh vựcđường thủy, đường không, hệ thống phát thanh, truyềnhình, thông tấn; khoa học và công nghệ, đào tạo.

g) Loại Phát thanh,truyền hình, thông tấn (ký hiệu 190)

– Để phản ánh, hạchtoán chi các hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn.

– Chi ngân sách nhà nướcbao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động phát thanh, truyềnhình, thông tấn.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho các hoạt động đào tạo; Chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoahọc công nghệ.

h) Loại Thể dục thểthao (ký hiệu 220)

– Để phản ánh, hạch toánchi các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ thể dục thể thao và phát triển cácchính sách về các vấn đề thể dục thể thao; điều hành hoạt động hoặc hỗ trợ cáchoạt động thể thao.

– Chi ngân sách nhà nướccho hoạt động thể dục thể thao bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyênđể xây dựng, cải tạo sân vận động, trung tâm thể thao, nhà thi đấu, mua sắmtrang thiết bị huấn luyện, chi phí đào tạo vận động viên thành tích cao, chiphí hỗ trợ vận động viên, các chính sách chế độ liên quan thể dục thể thao.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo;chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển thể thao.

i)Loại Bảo vệ môi trường (ký hiệu 250)

– Đểphản ánh, hạch toán chi các hoạt động điều tra, quan trắc và phân tích môi trường;xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứngphó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác.

– Chi ngân sách nhà nướccho hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thườngxuyên để điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng,khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảovệ môi trường khác.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tàinguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; chi ngân sách cho các hoạtđộng đào tạo; chi hoạt động nghiên cứu khoa học.

k)Loại Các hoạt động kinh tế (ký hiệu 280)

– Để phản ánh, hạchtoán chi các hoạt động nhằm phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc cácngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công thương,giao thông vận tải, công nghệ thông tin,du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia, tài nguyên và các hoạt động kinh tế khác.

– Các khoản chi ngânsách nhà nước cho hoạt động kinh tế bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên đểphục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp,công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin,du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia, tài nguyên, các hoạt động kinh tế khác.

Xem thêm: Khái Niệm Môi Trường Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về Môi Trường Tự Nhiên

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước tại các cơ quan quản lý trung ương và địaphương; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiêncứu khoa học.

l) LoạiHoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (ký hiệu 340)

– Đểphản ánh, hạch toán chi các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt độngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợhoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác theo quy định;các hoạt động quản lý nhà nước khác.

– Chi ngân sách nhà nướcbao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan quản lýnhà nước, Đảng, đoàn thể để phục vụ cho các hoạt độngquản lý nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chứcchính trị – xã hội; chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệpvà đoàn thể khác theo quy định; chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động quảnlý nhà nước khác.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho các hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học;chi hoạt động kinh tế.

m)Loại Bảo đảm xã hội (ký hiệu 370)

– Đểphản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm bảo đảm xã hội và thực hiện cácchính sách về bảo đảm xã hội bao gồm: chính sách và hoạt động người có công vớicách mạng; hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểmxã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả; chính sách và hoạt động đốivới các đối tượng bảo trợ xã hội khác và các đối tượng khác.

– Chi ngân sách nhà nướcbao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động bảo đảm xã hội để phụcvụ các hoạt động bảo đảm xã hội và thực hiện các chính sách về bảo đảm xã hội:Chính sách và hoạt động người có công với cách mạng; hoạt động bảo vệ và chămsóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhànước chi trả; chính sách và hoạt động đối với các đối tượng bảo trợ xã hội khácvà các đối tượng khác.

Không bao gồm: Chi ngânsách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, SởLao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; chingân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa họcvề lĩnh vực bảo đảm xã hội.

n)Loại Tài chính và khác (ký hiệu 400)

Để phản ánh, hạch toánchi các hoạt động tài chính và khác như trả nợ lãi, phí và chi khác tiền vay,viện trợ, chi dự trữ quốc gia, đầu tư, cho vay của Nhà nước, bổ sung quỹ dự trữtài chính, hỗ trợ các đơn vị cấp trên đóng trên địa bàn và các khoản chi khácngân sách nhà nước.

o)Loại Chuyển giao, chuyển nguồn (ký hiệu 430)

Để phản ánh, hạch toánchi các khoản chuyển giao các cấp và chuyển sang năm sau như bổ sung cân đốicho ngân sách cấp dưới, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, nộp ngânsách cấp trên, chuyển nguồn sang năm sau, hỗ trợ địa phương khác theo quy định,dự phòng ngân sách và nhiệm vụ chi khác của ngân sách.

4. Danh mục mã Loại,Khoản được quy định chi tiết tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều4. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”

1. Nội dung phân loại

a) Mục dùng để phân loạicác khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chínhsách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.

Các Mục có tính chất giốngnhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.

Các Tiểu nhóm có tínhchất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.

b) Tiểu mục là phân loạichi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chitiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.

2. Mã số hóa nội dungphân loại

a) Mục được mã hóa theo4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đốivà Mục ngoài cân đối.

– Mục trong cân đối baogồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngânsách.

– Mục ngoài cân đối baogồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạmchi.

b) Tiểu mục được mã hóatheo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạchtoán khi có hướng dẫn cụ thể). Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vayvà trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.

3. Nguyên tắc hạch toán

Khi hạch toán thu, chingân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế cáckhoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngânsách thuộc Mục tương ứng.

4. Danh mục mã Mục, Tiểumục được quy định chi tiết tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều5. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Chương trình, mục tiêu và dự ánquốc gia”

1. Nội dung phân loại

a) Chương trình, mụctiêu và dự án quốc gia được phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách nhànước cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cầntheo dõi riêng.

b) Các nhiệm vụ chi cầnđược theo dõi riêng gồm cả các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà tài trợ quốctế và chương trình, mục tiêu, dự án của các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương quyết định có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên, phạm vi thực hiện rộng,kinh phí lớn.

2. Mã số hóanội dung phân loại

a) Chương trình, mụctiêu và dự án quốc gia được mã số hóa theo4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục. Các chương trình, mục tiêuvà dự án quốc gia được chi tiết theo các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộctừng chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, được mã hóa theo 4 ký tự liềnsau mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia.

b) Cách thức bố trí

– Đối với các chươngtrình, mục tiêu do địa phương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 5000đến 9989; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 10 giá trị. Đối vớicác địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu dođịa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể (kèm theoQuyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địaphương) gửi Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) để xác định mã số cụ thể và thôngbáo gửi địa phương thực hiện.

3. Nguyên tắc hạch toán

a) Khi hạch toán cáckhoản chi ngân sách nhà nước cho chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia chỉ hạchtoán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểuchương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợpthông tin về số chi ngân sách nhà nước cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.

Đối với các khoản chingân sách nhà nước không thuộc chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia thìkhông hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia.

b) Trường hợp địaphương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu vàdự án quốc gia do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chươngtrình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toántheo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).

4. Danh mục mã chươngtrình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định chi tiết tại Phụlục số IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều6. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Nguồn ngân sách nhà nước”

1. Nội dung phân loại

Nguồn ngân sách nhà nướclà nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủyban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quátrình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, được phânloại căn cứ nguồn gốc hình thành, bao gồm nguồn trong nước và nguồn ngoài nước,cụ thể:

a) Nguồn ngoài nước lànguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kếtcủa nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam.

b) Nguồn trong nước làcác nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nộidung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toántheo mã nguồn trong nước.

2. Mã số hóanội dung phân loại

Nguồn ngân sách nhà nướcđược mã hóa theo 2 ký tự, trong đó:

– Nguồn vốn trong nước:Mã số 01

– Nguồn vốn ngoài nước:Mã số 50

Các mã chi tiết của mãnguồn vốn trong nước, mã nguồn vốn ngoài nước quy định tại chế độ kế toán nhànước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc(TABMIS).

3. Nguyên tắc hạch toán

Đối với mã nguồn trongnước, hạch toán chi thường xuyên theo mã số tính chất nguồn kinh phí; chi đầu từtheo mã số nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính bổ sung danh mục và hướng dẫn cụ thểđối với các trường hợp hạch toán chi tiết đến từng nguồn vốn đầu tư, thườngxuyên trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước.

Điều 7.Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Cấp ngân sách nhà nước”

1. Nội dung phân loại

a) Cấp ngân sách đượcphân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho từng cấp chínhquyền để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước của từng cấp ngân sáchtheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Cấp ngân sách bao gồm:Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấpxã.

2. Mã số hóanội dung phân loại

a) Ngân sách trungương: Quy định là số 1.

b) Ngân sách cấp tỉnh:Quy định là số 2.

c) Ngân sách cấp huyện:Quy định là số 3.

d) Ngân sách cấp xã:Quy định là số 4.

3. Nguyên tắc hạch toán

a) Đối với thu ngânsách nhà nước

Đơn vị nộp khoản thuvào ngân sách nhà nước không ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấpnguồn thu ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước hạch toánsố thu theo từng cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.

b) Đối với chi ngânsách nhà nước

Các cơ quan, đơn vịgiao dự toán, khi phát hành chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toánhoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi ngân sách nhà nước khác), phải ghi rõ khoảnchi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã sốchi theo cấp ngân sách tương ứng vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.

Điều8. Điều khoản thi hành

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 02 năm 2017, áp dụng từ nămngân sách 2017, cụ thể như sau:

b) Từ năm ngân sách2018 trở đi thực hiện thống nhất theo quy định tại thông tư này. Việc chuyển đổimã số hạch toán ngành, lĩnh vực đầu tư theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg vàlĩnh vực chi ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2016/QH13sang danh mục mà số nhiệm vụ chi mới được thực hiện theo Bảng chuyển đổi số02/BCĐ kèm theo Thông tư này.

Điều9. Tổ chức thực hiện

Hệ thống Mục lục ngânsách nhà nước được quy định thống nhất toàn quốc.

Việcchuyển đổi số dư từ mã Mục lục ngân sách nhà nước cũ sang mã Mục lục ngân sáchnhà nước ban hành tại Thông tư này bảo đảm phản ánh đầy đủ thông tin, không làmthay đổi nội dung kinh tế của số dư. Bộ Tài chính có công văn riêng hướng dẫn bảngchuyển đổi (ánh xạ).

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương các đoàn thể và Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉđạo, triển khai và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện Thông tư này.

Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Nhiệm Vụ K/Da Liên Minh Tốc Chiến Nhận Skin Miễn Phí

Tổng Giám đốc Kho bạcNhà nước, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tàichính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Công báo; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; – Lưu: VT, KBNN (480 bản)

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải

PHỤ LỤC I

DANH MỤC MÃ CHƯƠNG(Kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Mã số

Tên

Ghi chú

Chương thuộc trung ương

Giá trị từ 001 đến 399

001

Văn phòng Chủ tịch nước

002

Văn phòng Quốc hội

003

Tòa án nhân dân tối cao

004

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

005

Văn phòng Chính phủ

009

Bộ Công an

010

Bộ Quốc phòng

011

Bộ Ngoại giao

012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

013

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

014

Bộ Tư pháp

016

Bộ Công thương

017

Bộ Khoa học và Công nghệ

018

Bộ Tài chính

019

Bộ Xây dựng

021

Bộ Giao thông – Vận tải

022

Bộ Giáo dục và Đào tạo

023

Bộ Y tế

024

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

025

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

026

Bộ Tài nguyên và Môi trường

027

Bộ Thông tin và Truyền thông

035

Bộ Nội vụ

036

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

037

Thanh tra Chính phủ

038

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

039

Kiểm toán Nhà nước

040

Đài Tiếng nói Việt Nam

041

Đài Truyền hình Việt Nam

042

Thông tấn xã Việt Nam

044

Đại học Quốc gia Hà Nội

045

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

046

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

048

Liên minh hợp tác xã Việt Nam

049

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

050

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

083

Ủy ban Dân tộc

088

Ủy ban sông Mê Kông

100

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

107

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

109

Văn phòng Trung ương Đảng

110

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

111

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

112

Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

113

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

114

Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam

115

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

116

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

117

Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam

118

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

119

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

120

Tổng công ty Đá quý và vàng Việt Nam

121

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

122

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

123

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

124

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

125

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

126

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

127

Tổng công ty Thép Việt Nam

128

Tổng công ty Giấy Việt Nam

129

Tập đoàn Dệt May Việt Nam

130

Tổng công ty Cà phê Việt Nam

131

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

132

Tổng công ty Lương thực miền Nam

133

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

134

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

135

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Công ty cổ phần

136

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

137

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

138

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

139

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

140

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

141

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

142

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

143

Ngân hàng Chính sách xã hội

145

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

146

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

147

Tổng công ty Viễn thông MobiFone

148

Tổng công ty Tân Cảng – Bộ Quốc phòng

149

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

150

Tổng công ty Rau quả nông sản – Công ty cổ phần

151

Các đơn vị kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

152

Các đơn vị có vốn nước ngoài từ 51% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài đối với công ty hợp danh

153

Các đơn vị kinh tế Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài

154

Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh

158

Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

159

Các đơn vị có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống

160

Các quan hệ khác của ngân sách

161

Nhà thầu chính ngoài nước

162

Nhà thầu phụ ngoài nước

163

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

164

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

165

Tổng công ty Điện tử và Tin học

167

Tổng công ty Da giầy Việt Nam

168

Tổng công ty Nhựa Việt Nam

169

Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam

170

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị

171

Tổng công ty Mía đường I – Công ty cổ phần

172

Tổng công ty Mía đường II – Công ty cổ phần

173

Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm – Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt)

174

Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn

175

Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

176

Các đơn vị có vốn nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (không thuộc các cơ quan chủ quản, các Chương Tập đoàn, Tổng công ty)

177

Tập đoàn Viễn thông quân đội

179

Tổng công ty Sông Đà

180

Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

181

Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

182

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

183

Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam

184

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

185

Hội Nhà văn Việt Nam

186

Hội Nhà báo Việt Nam

187

Hội Luật gia Việt Nam

188

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

189

Hội Sinh viên Việt Nam

190

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

191

Hội Nhạc sĩ Việt Nam

192

Hội Điện ảnh Việt Nam

193

Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam

194

Hội Kiến trúc sư Việt Nam

195

Hội Mỹ thuật Việt Nam

196

Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam

197

Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam

198

Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam

199

Hội Người cao tuổi Việt Nam

200

Hội Người mù Việt Nam

201

Hội Đông y Việt Nam

202

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

203

Tổng hội Y học Việt Nam

204

Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam

205

Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam

206

Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam

207

Hội Khuyến học Việt Nam

399

Các đơn vị khác

Chương thuộc cấp tnh

Giá trị từ 400 đến 599

402

Văn phòng Hội đồng nhân dân

405

Văn phòng Ủy ban nhân dân

411

Sở Ngoại vụ

412

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

413

Sở Kế hoạch và Đầu tư

414

Sở Tư pháp

416

Sở Công Thương

417

Sở Khoa học và Công nghệ

418

Sở Tài chính

419

Sở Xây dựng

421

Sở Giao thông – Vận tải

422

Sở Giáo dục và Đào tạo

423

Sở Y tế

424

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

425

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

426

Sở Tài nguyên và Môi trường

427

Sở Thông tin và Truyền thông

428

Sở Du lịch

429

Sở Văn hóa – Thể thao

435

Sở Nội vụ

437

Thanh tra tỉnh

439

Sở Quy hoạch – Kiến trúc

440

Đài Phát thanh

441

Đài Truyền hình

442

Đài Phát thanh – Truyền hình

448

Liên minh các hợp tác xã

483

Ban Dân tộc

505

Ban quản lý khu công nghiệp

509

Văn phòng Tỉnh ủy

510

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

511

Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

512

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

513

Hội Nông dân tỉnh

514

Hội Cựu chiến binh tỉnh

515

Liên đoàn lao động tỉnh

516

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật

517

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị

518

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật

519

Hội Nhà văn

520

Hội Nhà báo

521

Hội Luật gia

522

Hội Chữ thập đỏ

523

Hội Sinh viên

524

Hội Văn nghệ dân gian

525

Hội Nhạc sĩ

526

Hội Điện ảnh

527

Hội Nghệ sĩ múa

528

Hội Kiến trúc sư

529

Hội Mỹ thuật

530

Hội Nghệ sĩ sân khấu

531

Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số

532

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh

533

Hội Người cao tuổi

534

Hội Người mù

535

Hội Đông y

536

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin

537

Hội Cựu thanh niên xung phong

538

Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi

539

Hội Khuyến học

540

Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật

551

Các đơn vị có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

552

Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài đối với công ty hợp danh

553

Các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư ra nước ngoài

554

Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh

555

Doanh nghiệp tư nhân

556

Hợp tác xã

557

Hộ gia đình, cá nhân

558

Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn Nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

559

Các đơn vị có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống

560

Các quan hệ khác của ngân sách

561

Nhà thầu chính ngoài nước

562

Nhà thầu phụ ngoài nước

563

Các Tổng công ty địa phương quản lý

564

Các đơn vị có vốn nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (không thuộc các cơ quan chủ quản, các Chương Tập đoàn, Tổng công ty)

599

Các đơn vị khác

Chương thuộc cp huyện

Giá trị từ 600 đến 799

605

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

612

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

614

Phòng Tư pháp

618

Phòng Tài chính – Kế hoạch

619

Phòng Quản lý đô thị

620

Phòng Kinh tế và Hạ tầng

622

Phòng Giáo dục và Đào tạo

623

Phòng Y tế

624

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

625

Phòng Văn hóa và Thông tin

626

Phòng Tài nguyên và Môi trường

635

Phòng Nội vụ

637

Thanh tra huyện

640

Đài Phát thanh

683

Phòng Dân tộc

709

Huyện ủy

710

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện

711

Huyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

712

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

713

Hội Nông dân huyện

714

Hội Cựu chiến binh huyện

715

Liên đoàn Lao động huyện

716

Liên minh hợp tác xã

717

Hội Chữ thập đỏ

718

Hội Người cao tuổi

719

Hội Người mù

720

Hội Đông y

721

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin

722

Hội Cựu thanh niên xung phong

723

Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi

724

Hội Khuyến học

754

Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh

755

Doanh nghiệp tư nhân

756

Hợp tác xã

757

Hộ gia đình, cá nhân

758

Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

759

Các đơn vị có vốn nhà nước chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống

760

Các quan hệ khác của ngân sách

799

Các đơn vị khác

Chương thuộc cấp xã

Giá trị từ 800 đến 989

800

Tổng hợp ngân sách xã

Để cơ quan Kho bạc Nhà nước hạch toán tổng hợp ngân sách cấp xã

802

Hội đồng nhân dân

805

Văn phòng Ủy ban nhân dân

809

Công an xã

810

Ban quân sự xã

811

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã

812

Hội Liên hiệp phụ nữ xã

813

Hội Nông dân xã

814

Hội Cựu chiến binh xã

819

Đảng ủy xã

820

Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã

822

Trường mầm non, nhà trẻ

823

Trạm Y tế xã

824

Hội Chữ thập đỏ xã

825

Hội Người cao tuổi xã

826

Hội Khuyến học xã

854

Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh

856

Hợp tác xã

857

Hộ gia đình, cá nhân

860

Các quan hệ khác của ngân sách

989

Các đơn vị khác

PHỤ LỤC II

DANH MỤC MÃ LOẠI – KHOẢN(Kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

STT

Loại (lĩnh vực), Khoản

Mã số

Tên gọi

Ghi chú

1

Loại

010

Quốc phòng