Công trình xây dựng được tạo ra bởi sức lao động con người, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, các thiết bị lắp đặt.Vị trí công trình xây dựng bao gồm: dưới và trên mặt đất, dưới và trên mặt nước, được xây dựng theo bản vẽ thiết kế.Bao gồm: công trình công cộng, công nghiệp, nhà ở, giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình khác.
Đang xem: Cấp công trình là gì
2. Phân cấp công trình xây dựng
Xem hoặc Tải ngay Thông Tư số 06/2021/TT-BXD của Bộ Xây Dựng.
2.1. Nguyên tắc phân cấp công trình xây dựng
Các tiêu chí xác định cấp công trình được quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BXDMức độ quan trọng, quy mô công suất được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư.Quy mô kết cấu được quy định tại Phụ lục 2.Công trình độc lập là cấp công trình cao nhất được quy định tại phụ lục 1 và 2 của Thông tư.Tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư.Cấp công trình hiện hữu sửa chữa, nâng, cấp, cải tạo được quy định tại khoản 1 và điều 2 của Thông tư. Các trường hợp khác quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư 06/2021/TT-BXD.
2.2. Mục đích việc phân cấp công trình xây dựng
Xác định thẩm quyền thẩm định và kiểm tra: dựa vào cấp công trình xây dựng sẽ tương ứng với cơ quan chuyên môn cấp đó, tiến hành thẩm định, nghiệm thu công trình.Phân hạng năng lực: để cấp chứng chỉ năng lực và chứng chỉ hành nghề tương ứng với cấp hạng năng lực của tổ chức và cá nhân.Xác định các công trình:Được miễn xin giấy phép xây dựng.Cần thi tuyển phương án kiến trúc.Cần lập yếu tố kỹ thuật riêng.Có ảnh hưởng đến lợi ích và an toàn cho cộng đồng.Yêu cầu có bảo hiểm nghề nghiệp.Yêu cầu đánh giá định kỳ về mức độ an toàn.Để phân cấp sự cố và xác định thẩm quyền giải quyết.Lập quy trình bảo trì.Việc phân cấp là cơ sở đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng, an toàn cộng đồng.Xác định mức bảo hiểm trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khi có sự cố công trình.Niên hạn sử dựng và mức tiền bảo hành công trình.
2.3. Phân cấp công trình xây dựng dân dụng
Công trình cấp đặc biệt:Tổng diện tích sàn công trình lớn hơn hoặc bằng 15.000 m2 ( ≥ 15.000 m2 )Chiều cao công trình trên hoặc bằng 30 tầngCông trình dân dụng cấp 1:Tổng diện tích sàn công trình từ 10.000 m2 Chiều cao công trình từ 20 đến 29 tầngCông trình dân dụng cấp 2:Tổng diện tích sàn công trình từ 5.000 m2 Chiều cao công trình từ 9 đến 19 tầngCông trình dân dụng cấp 3:Tổng diện tích sàn công trình từ 1.000 m2 Chiều cao công trình từ 4 đến 8 tầngCông trình dân dụng cấp 4:Tổng diện tích sàn công trình dưới 1.000 m2Chiều cao công trình nhỏ hơn hoặc bằng 3 tầng
3. Phân loại công trình xây dựng
Theo Nghị định 46 / 2015 NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ được phân loại trên cơ sở công năng sử dụng của công trình như sau:
3.1. Công trình xây dựng dân dụng
Công trình dân dụng được chi thành 2 nhóm chính:
Công trình dân dụng nhà ở bao gồm: nhà ở riêng lẻ – nhà ở chung.Công trình dân dụng công cộng bao gồm: bến xe, nhà ga, thông tin liên lạc, trạm thu phát sóng, thể thao, trường học, dịch vụ, thương nghiệp, khách sạn, nhà nghỉ.
3.2. Công trình xây dựng công nghiệp
Công trình công nghiệp khai thác: dầu khí, than đá, hóa dầu, quặng, hóa chất, khí hóa lỏng.Công trình công nghiệp chế tạo sản xuất: luyện kim, cơ khí, điện tử – tin học, năng lượng, thực phẩm, vật liệu xây dựng, vật liệu nổ và công nghiệp nhẹ.
3.3. Công trình xây dựng giao thông
Công trình giao thông bao gồm các loại sau: đường sắt, đường bộ, đường thủy, sân bay, hầm, cầu.
Xem thêm: What Does ” Hi There Nghĩa Là Gì, What Is The Meaning Of Hello There
3.4. Công trình xây dựng thủy lợi
Công trình thủy lợi sẽ bao gồm: đê, bờ bao, kênh rạch, đập, giếng, trạm bơm, cống, mương, công trình chăn nuôi trồng trọt.
3.5. Công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Các công trình hạ tầng kỹ thuật như: công trình cấp thoát nước, công trình xử lý nước – chất thải, bãi chứa – chôn rác và công trình chiếu sáng độ thị.
3.6. Công trình xây dựng quốc phòng – an ninh
Công trình quốc phòng – an ninh là loại công trình được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý, mục đích phục vụ an ninh và quốc phòng.
Tìm hiểu thêm về công việc và mức lương hấp dẫn của kỹ sư xây dựng tại Phuc Khang Group.
4. Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Để công trình xây dựng đạt hiệu quả cao luôn có sự phối hợp của nhiều hạng mục. Để gắn kết các khâu lại với nhau người quản lý công trình xây dựng phải lập ra sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng nhằm đảm bảo đúng tiến độ công trình.Các lợi ích khi có sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựngĐối với nhà thầu: sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ hỗ trợ tối ưu nguyên vật liệu một cách hiệu quả, qua năng suất lao động tăng cao.Đối với chủ đầu tư: giúp việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dễ dàng hơn.Chất lượng của dự án đó được đảm bảo và khi đi vào vận hành công trình sẽ đạt hiệu quả dự án cao hơn.Những khó khăn khi không có sơ đồ quản lý chất lượng công trình.Dễ xảy ra hao hụt nguyên vật liệu gây lãng phí.Không quản lý nguồn nhân công trong công trình.Không quản lý được máy móc thiết bị.
Xem thêm: Thế Nào Là Một Cuộc Sống Hạnh Phúc Là Gì, Hạnh Phúc Là Gì
5. Liên hệ Phuc Khang Group để biết thêm thông tin về công trình xây dựng
Cần tìm hiểu nhiều hơn về công trình xây dựng quý vị có thể tham khảo qua Wikipedia.