*

Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt có thực sự hiệu quả?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt cũng là biện pháp được khá nhiều người áp dụng. Biện pháp này tận dụng thảo dược tự nhiên nên tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ, có thể giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm, cứng khớp và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc Tây.

Đang xem: Cây lá lốt chữa bệnh gì

Tác dụng chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp mãn tính, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi sụn khớp bị hư hại, dẫn đến tình trạng xơ cứng, bào mòn, gây kích thích mô mềm xung quanh và ảnh hưởng đến hoạt động của ổ khớp.

*

Lá lốt có nhiều công dụng quý, trong đó nổi bật là tác dụng chữa đau nhức xương khớp

Thoái hóa khớp là hệ quả do quá trình lão hóa cộng hưởng với một số yếu tố thúc đẩy như lao động nặng, thừa cân – béo phì, chấn thương, lạm dụng thuốc, nghiện rượu,… Do đó bệnh lý này thường tiến triển mãn tính và không thể điều trị dứt điểm.

Các loại thuốc được sử dụng trongđiều trị thoái hóa khớpchủ yếu làm giảm cơn đau, cải thiện triệu chứng lâm sàng và phạm vi vận động. Tuy nhiên việc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây tác hại lên thận, gan và các cơ quan trong cơ thể.

Do đó ở giai đoạn duy trì (giai đoạn thuyên giảm), một số người bệnh đã tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm đau nhức khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt là một trong những biện pháp điều trị được khá nhiều người thực hiện.

Theo ghi chép từ Đông y, lá lốt có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng chỉ thống (giảm đau), tiêu viêm và hành khí. Do đó từ lâu, loại thảo dược này đã được nhân dân sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa và xương khớp. Theo dân gian lưu truyền, cách chữa thoái hóa khớp từ lá lốt có tác dụng tăng cường khí huyết, giảm đau, tiêu viêm và cải thiện tình trạng cứng khớp.

Bên cạnh đó theo nghiên cứu dược lý hiện đại, lá lốt chứa một số thành phần có khả năng chống viêm mạnh như beta-caryophylen, ancaloid, benzylaxetat, flavonoid,… có thể giảm nhẹ cơn đau nhức do thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, gout.

Hướng dẫn 5 cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt theo dân gian

Dân gian lưu truyền nhiềucách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớpnói chung và bệnh thoái hóa khớp nói riêng. Dưới đây là 5 cách chữa được lưu truyền và áp dụng rộng rãi nhất, bao gồm:

1. Ngâm lá lốt và muối biển

Bài thuốc ngâm từ lá lốt có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng đau nhức và cứng khớp. Bên cạnh đó, lá lốt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu trừ gốc tự do và làm chậm quá trình hư hại sụn khớp.

Ngoài tác dụng của lá lốt, bài thuốc này còn được bổ sung thêm muối biển. Theo y học cổ truyền, muối có tác dụng dẫn thuốc vào kinh mạch (làm tăng hiệu quả của các loại thảo dược), từ đó giảm nhanh triệu chứng đau nhức, viêm và cứng khớp.

*

Chuẩn bị:

Thân, rễ và lá của cây lá lốt (khoảng 30 – 40g) Muối hạt (1 ít)

Thực hiện:

Ngâm rửa lá lốt với nước muối, sau đó cắt thành từng đoạn ngắn Đun sôi 2 lít nước và cho lá lốt vào Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và cho nước muối vào Sau đó đổ ra thau và để nước nguội bớt Dùng ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút

2. Bài thuốc uống từ lá lốt và cây cỏ xước

Cây cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình, tác dụng phá huyết, mạnh gân cốt và bổ can thận. Do đó nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa các bệnh ở tiết niệu và xương khớp.

Xem thêm: Flash Player Activex Là Gì ? Activex Control Là Gì Và Tại Sao Lại Nguy Hiểm

Bài thuốc uống kết hợp giữa lá lốt và cây cỏ xước có tác dụng giảm đau khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp tiến triển và hạn chế hiện tượng viêm. Ngoài ra bài thuốc này còn hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, đau vai gáy và bệnh gout.

*

Tuy nhiên bài thuốc uống thường đem lại hiệu quả chậm và cần kiên trì khi thực hiện. Để tăng tác dụng giảm đau, nhân dân thường kết hợp giữa bài thuốc uống với các bài thuốc dùng ngoài.

Chuẩn bị:

Lá lốt Rễ vòi voi Cây cỏ xước Rễ bưởi bung

Thực hiện:

Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm Thêm khoảng 700ml nước vào rồi đun kỹ Chắt lấy nước và chia thành nhiều lần uống Dùng liên tục trong 5 – 7 ngày

3. Rượu lá lốt chữa thoái hóa khớp

Ngâm rượu là phương pháp tối ưu dược tính trong các loại thảo dược. Do đó ngoài bài thuốc dùng ngoài và thuốc uống, nhân dân còn sử dụng bài thuốc ngâm rượu từ lá lốt để làm giảm cáctriệu chứng thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, bài thuốc này còn hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức khớp khi chuyển mùa hoặc do các bệnh xương khớp mãn tính khác như phong thấp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…

*

Chuẩn bị:

Rễ và thân lá lốt (2 – 3 nắm) Rượu trắng vừa đủ

Thực hiện:

Rửa sạch lá lốt rồi đem phơi qua 1 nắng Sau đó cho vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu Ngâm trong 10 – 15 ngày là dùng được Mỗi lần sử dụng một lượng rượu vừa đủ, thoa lên khớp và xoa bóp để tinh chất thẩm thấu vào bên trong

Ngoài tác dụng giảm đau do các bệnh xương khớp mãn tính, rượu lá lốt còn giúp cải thiện triệu chứng sưng khớp và bầm tím do chấn thương, té ngã.

4. Giã đắp lá lốt và muối biển

Mẹo giã đắp lá lốt và muối biển thích hợp với những trường hợpviêm đau khớp gốido thời tiết chuyển lạnh. Mẹo chữa này giúp làm ấm, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm cứng khớp.

Chuẩn bị:

Lá lốt tươi 1 nắm Muối biển 1 thìa

Thực hiện:

Rửa sạch lá lốt và để ráo Sau đó giã nát và cho muối biển vào Bọc lại trong khăn vải và vắt cho bớt nước Sau đó đem đắp lên vùng khớp bị đau nhức Nếu khớp bị lạnh và nhức âm ỉ, có thể hơ nóng trước khi đắp

5. Món ăn từ lá lốt

Ngoài các mẹo chữa trên, nhân dân còn bổ sung lá lốt vào chế độ ăn nhằm tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh. Lá lốt chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ức chế các gốc tự do trong cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa mô sụn.

*

Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm tình trạng tiêu chảy và lạnh bụng do ăn các thực phẩm có tính hàn. Tuy nhiên khi dùng món ăn từ lá lốt, cần tránh kết hợp với các thực phẩm và gia vị gây hại cho xương khớp như đường, muối, dầu mỡ, thịt đỏ, măng,…

Dùng lá lốt chữa thoái hóa khớp có hiệu quả không?

Thực tế, hầu hết các cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt đều có nguồn gốc từ dân gian. Hiện nay, khoa học hiện đại có tiến hành phân tích và nhận thấy thảo dược này chứa một số chất chống oxy hóa có tác dụng kháng sinh và chống viêm tốt.

Tuy nhiên hiệu quả lâm sàng khi dùng lá lốt chữa bệnh thoái hóa khớp gối và các bệnh xương khớp chưa được công nhận. Vì vậy để tránh rủi ro, bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện mẹo chữa này.

Những lưu ý khi trị thoái hóa khớp bằng lá lốt

Khi áp dụng mẹo chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt, nên lưu ý những thông tin sau:

Phải tham vấn y khoa trước khi thực hiện để tránh nguy cơ phát sinh tác dụng phụ và một số tình huống không mong muốn. Mẹo chữa từ lá lốt có tác dụng chậm nên cần kiên trì áp dụng và chỉ nên thực hiện trong giai đoạn bệnh ổn định. Ở giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh dùng bài thuốc uống và món ăn từ lá lốt khi đang bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt và táo bón. Lá lốt là thảo dược tự nhiên nên tương đối an toàn khi sử dụng và ít gây tác hại lên gan, thận. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều lá lốt có thể gây đau dạ dày và trào ngược thực quản. Tác dụng của thảo dược tự nhiên phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy nếu không nhận thấy hiệu quả khi thực hiện, bạn nên thay đổi bằng các phương pháp khác. Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Do đó ngoài các biện pháp cải thiện triệu chứng, bạn nên tập thể thao, ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học nhằm làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe xương khớp và nâng cao thể trạng. Ngưng áp dụng mẹo chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt nếu nhận thấy có tình trạng dị ứng.

Xem thêm: Khung Giờ Vàng Tiếng Anh Là Gì ? Khung Giờ Vàng Tiếng Anh Là Gì

Cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt có thể giảm nhẹ một số triệu chứng đau nhức, cứng khớp và sưng viêm. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và có thể không đem lại hiệu quả ở một số trường hợp. Vì vậy khi nhận thấy khớp đau nhức kéo dài, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ Cơ xương khớp để được chẩn đoán và chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *