Trâm bầu là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao từ 2-10 m, có khi tới 12 m. Thân trâm bầu có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay nhọn. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Chiều dài của lá là 3-7,5 cm, chiều rộng 1,5-4 cm.
Cụm hoa gồm một hoa mọc ở kẽ lá và nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt. Quả dài từ 18-20 mm, rộng 7-8 mm, có 4 cành mỏng chứa 1 hạt hình thoi, rộng 4 mm, có rìa. Các bộ phận dùng làm thuốc là hạt, rễ, lá và vỏ.
Đang xem: Cây trâm bầu là cây gì
Trái trâm bầu thường được thu hái vào mùa thu đông (mùa nước nổi ở miền Nam), phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Hạt trâm bầu có chứa nhiều tinh dầu (12%), tanin, axít axalic, canxi và các axít béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanin, flavonoit, dầu béo, axít béo, oxalat calcium, axít oxalic tự do… Chất nhầy ở vỏ và cành non trâm bầu có tác dụng tẩy giun. Ngoài ra, nó còn có thể chữa đau bụng và tiêu chảy (hay dùng phối hợp với lá mơ tam thể).
Người dân ở một số nơi còn hái lá trâm bầu phơi khô, phối hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan. Người ta còn trồng trâm bầu để nuôi kiến cánh đỏ. Ngoài ra, nước sắc lá trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, giúp sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.
Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc lá trâm bầu, lượng nước tiểu bài tiết tăng lên rõ rệt nhưng chậm hơn so với Furosemid nhưng tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau. Điều này có thể giúp cơ thể giải độc tốt mà không gây tai biến khi sử dụng.
Về độc tính cấp và trường diễn, không tìm thấy LD50 của cao lá trâm bầu, tuy đã cho chuột uống với liều rất cao, tương ứng với 174 g lá khô, nghĩa là 8,7 kg lá trâm bầu khô cho một người lớn cân nặng 50 kg uống một lần, cho thấy độ an toàn của trâm bầu rất cao, hoàn toàn phù hợp với các tài liệu dân gian, nghĩa là không có độc tính. Ngay cả việc sử dụng lâu dài chế phẩm trâm bầu cũng không thấy có những thay đổi về sinh lý tế bào, các chỉ số về trọng lượng, huyết học, sinh hóa bình thường. Giải phẫu tế bào gan, thận cũng không thấy hiện tượng thoái hóa, hoại tử.
Dưới đây là vài cách trị bệnh từ cây trâm bầu:
– Điều trị giun đũa, kim: Mỗi ngày ăn 10 – 15 (khoảng 14 – 20 g) hạt trâm bầu bỏ vỏ (trẻ em dùng 5 – 10 hạt, khoảng 7 – 14 g), tùy theo độ tuổi. Có thể nướng qua hạt cho thơm, kẹp vào quả chuối chín để dễ ăn. Điều trị trong 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.
– Nước sắc từ hạt trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Xem thêm: Khách Thể Nghiên Cứu Là Gì ? Khách Thể Và Đối Tượng Nghiên Cứu
Ngày nay, ở ven các con kênh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cây trâm bầu dần dần biến mất do người dân chưa biết hết các công dụng trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh của chúng. Hy vọng rằng qua nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như nêu trên, những kiến thức bổ ích về cây trâm bầu cho sức khỏe mọi người sẽ được phổ biến rộng rãi.