Bạn đang xem tài liệu “Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đang xem: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6.pdf
Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Nội dung chuyên đề gồm 5 phần: – Phần 1: Cấu trúc đề thi chọn HSG môn Ngữ văn 6 trong10 năm gần đây. – Phần 2: Yêu cầu chung – Phần 3: Khái quát nội dung kiến thức cần bồi giỏi – Phần 4: Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. – Phần 5: Một số suy nghĩ, đề xuất. PHẦN I: CẤU TRÚC ĐỀ THI 10 NĂM GẦN ĐÂY 1. Thống kê Câu 1 Câu 2 Năm học Câu 3: Làm văn ( nội dung – điểm) (nội dung – điểm) Trắc nghiệm 2,0 Cảm thụ: 4 câu đoạn 6,0 Miêu tả hình ảnh Thánh 2008- 2009 giữa bài thơ Tre Việt Gióng “Cưỡi diệt giặc Nam Ân” TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ có gợi ý: 4 4,0 Miêu tả + Kể lại chuyến đi 2009- 2010 từ, nêu tác dụng dòng cuối trong bài liên lạc cuối cùng và sự hi trong ĐT thơ Mưa sinh anh dũng của Lượm TV:chỉ ra phép tu 2,0 Cảm thụ 1 đoạn 6,0 Bằng lời người chiến sĩ kể từ, nêu tác dụng trong bài thơ Hạt về kỉ niệm một đêm được ở 2010-2011 trong ĐV gạo làng ta bên Bác Hồ khi đi chiến dịch Viết đoạn cảm 4,0 Ghi ra nhưng câu thơ 6,0 Tưởng tượng và viết thành nhận về nv Kiều có hình ảnh ngọn lửa câu chuyện có các nhân vật: 2011- 2012 Phương, có dùng & cảm nhận về ý Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già bp so sánh, nhân nghĩa hình ảnh ngọn Mùa Đông, nàng tiên Mùa hóa lửa trong ĐNBKN Xuân TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ: Đoạn đầu 6,0 Thay lời Dế Mèn kể lại bài 2012- 2013 từ, nêu tác dụng bài thơ Tre Việt Nam học đường đời đầu tiên trong ĐT Đọc – Hiểu văn 5,0 Cảm thụ khổ cuối 3,0 Tủ sách của bạn học sinh 2013 – 2014 bản bài thơ Đêm nay Bác giổi tự kể chuyện mình. không ngủ Đọc hiểu:Hiểu 8,0 a. Em hiểu “Những điều vô biết về tác giả và giá ” trong câu chuyện kiến thức về tiếng “Những điều vô giá”là gì? 2014- 2015 Việt b. Tưởng tượng mình là cậu bé trong câu chuyện, em hãy viết một bài văn miêu tả lại những cảm xúc của mình . TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ khổ “Anh 4,0 Bằng lời người anh trong từ, nêu tác dụng đội viên mơ màng ” truyện “Bức tranh của em 2015- 2016 trong ĐV trong bài thơ Đêm gái tôi”, thuật lại tâm trạng nay Bác không ngủ người anh khi đứng trước 1bức tranh đạt giải nhất của em gái. Cảm thụ: 6 câu đoạn 8,0 Đóng vai nhân vật Dế mèn, giữa bài thơ Tre Việt tưởng tượng và kể lại cuộc Nam nói chuyện của Dế Mèn và 2016- 2017 Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt. TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ có gợi ý bài 4,0 Đóng vai cây tre làng kể lại 2017- 2018 từ, nêu tác dụng thơ Sang năm con sự gắn bó khăng khít của tre trong BT lên bảy với người dân Việt Nam. 2. Nhận xét: + Về cấu trúc, cơ bản đề thi chọn HSG Văn 6 trong 10 năm gần đây đều có từ 2, 3 câu, trong đó kiểm tra kiến thức về: Tiếng Việt; Cảm thụ và Làm văn. + Về nội dung: – Phần Tiếng Việt: trừ 2 năm có phần Đọc-Hiểu, còn lại đa số yêu cầu phát hiện và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong 1 đoạn thơ, (đoạn văn hoặc 1 bài thơ ngắn) có trong SGK Ngữ văn 6 hoặc ngoài chương trình. – Cảm thụ: Có gợi ý (hoặc không có gợi ý) về 1 đoạn thơ, đoạn văn trong SGK lớp 6 hoặc ngoài chương trình (trong: 3/9; ngoài 6/9). – Làm văn: Chủ yếu 3 dạng bài: Kể sáng tạo truyện đã học; Kể chuyện tưởng tượng về tâm tình số phận của đồ vật, cây cối và Miêu tả tái hiện; -> Các nội dung chính mà chúng tôi xây dựng, đề cập đến trong chuyên đề này là căn cứ vào đặc điểm thực tế cấu trúc, nội dung đề thi chọn HSG Ngữ văn lớp 6 trong 10 năm gần (như đã thống kê nhận xét ở trên) và từ thực tiễn 1 số năm dạy Bồi dưỡng HSG Ngữ văn lớp 6. PHẦN II: YÊU CẦU CHUNG 1. Phần Văn – Yêu cầu học sinh: Phải nhớ nhân vật, tóm tắt được cốt truyện (với các văn bản tự sự), phải thuộc văn bản (với các văn bản trữ tình) và nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản; biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập làm văn miêu tả, kể chuyện. – Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật của từng văn bản, trên cơ sở đó nắm được nội dung khái quát của nhiều văn bản cùng chủ đề, nội dung, thể loại, có sự liên hệ, so sánh với các văn bản khác để mở rộng và nâng cao. 2. Phần tiếng Việt – Ngoài việc nắm vững các khái niệm, học sinh còn phải xác định đúng các yếu tố đó trong các ngữ liệu cụ thể. 2- Thấy rõ tác dụng và giá trị của các yếu tố đó. – Biết vận dụng để viết bài cảm thụ. 3. Phần tập làm văn – Biết cách vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để làm tốt bài văn kể chuyện, miêu tả. Chú ý tính sáng tạo trong kể chuyện như: Nhập vai nhân vật để kể lại truyện đã học, tưởng tưởng để viết tiếp truyện hoặc thay kết thúc mới cho truyện; chuyển thể hình thức truyện (từ thơ sang văn xuôi) Chú ý tính sáng tạo trong miêu tả, kết hợp yếu tố miêu tả với tự sự, biểu cảm như: kể chuyện kết hợp với dựng lại 1 cảnh trong truyện đã học – Luyện cho học sinh thao tác đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu đề bài, lập dàn ý, sau đó viết đoạn văn ngắn -> viết bài hoàn chỉnh. – Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt. PHẦN III: NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN BỒI GIỎI 1. Phần Văn: – Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm (HDĐT), Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh. – Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh. – Truyện trung đại Việt Nam: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con (HDDT). – Truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên; Bức tranh của em gái tôi; Sông nước Cà Mau; Vượt thác. – Kí hiện đại Việt Nam: Cô Tô; Cây tre Việt Nam, Lao xao (HDĐT). – Thơ hiện đại VN: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa (HDĐT). – Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; Động Phong Nha (HDĐT). 2. Phần tiếng Việt: a. Từ vựng: Từ và cấu tạo từ; Từ mượn; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. b. Ngữ pháp: Danh từ và cụm danh từ; Động từ và cụm động từ; Tính từ và cụm tính từ; Phó từ; chỉ từ. c. Các phép tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ 3. Phần tập làm văn: 3.1. Văn tự sự: Kiến thức cần nhớ: Khái niệm tự sự; Sự việc và nhân vật trong văn tự sự; Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự; Thứ tự kể trong văn tự sự. 3Các kiểu bài tự sự: a. Kể lại một truyện đã biết, đã học, đã đọc (dạng này SGK trước 2002 gọi là văn “trần thuật”, “trần” là “lại”, “thuật” là “kể”, trần thuật = kể lại). Kiểu bài này có 5 dạng nhỏ sau đây: Dạng 1: Kể lại truyện bằng hình thức tóm tắt truyện đã học, đã đọc (dạng này đơn giản nhất). VD đề: Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con Rồng cháu Tiên”. Dạng 2: Kể lại một truyện em đã biết bằng lời văn của em (cao hơn dạng trên một bước nhưng cũng vẫn là thuật đơn giản). VD đề: Hãy kể lại truyện Bánh chưng bánh dày bằng lời kể của em. Dạng 3: Kể sáng tạo một đoạn, hoặc một sự việc trong truyện (dạng này tương đối khó, đòi hòi học sinh trên cơ sở những chi tiết đã có trong sự việc, trong đoạn truyện đó còn phải biết hình dung tưởng tượng thêm thắt các sự việc, các hành động của nhân vật sao cho phù hợp với ý nghĩa của chi tiết, của đoạn truyện đó trong văn bản, đặc biệt phải biết kết hợp với các yếu tố miêu tả cảnh, miêu tả tâm trạng nhân vật, yếu tố biểu cảm ) VD đề1: Từ những chi tiết đã có trong đoạn cuối văn bản Sự tích thuyết Hồ Gươm, kết hợp với hình dung tưởng tưởng, em hãy miêu tả và kể lại sự việc Rùa vàng đòi gươm trên hồ Tả Vọng. VD đề 2: Hãy kể một cách sáng tạo về cuộc giao chiến giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. VD đề 3: Truyền thuyết Thành Gióng kể rằng: Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, trang sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. Bằng hình dung tưởng tưởng của mình, kết hợp với những chi tiết đã đó trong truyện, em hãy kể sáng tạo lại đoạn truyện này. Dạng 4: Kể lại truyện bằng cách nhập vai một nhân vật trong truyện để kể (dạng này yếu tố sáng tạo nhiều hơn, hs phải biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức về ngôi kể, lời kể, thứ tự kể và nhân vật trong văn tự sự để kể). VD đề 1: Hãy nhập vai nhân vật Mị Nương để kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh VD đề 2: Hãy kể lại truyện Mẹ hiền dạy con bằng lời kể của thầy Mạnh Tử. VD đề 3: Kể lại truyện Con hổ có nghĩa bằng lời kể của bà đỡ Trần. VD đề 4: Em hãy kể lại truyện Bức tranh của em gái tôi bằng lời kể của cô bé Kiều Phương. 4Dạng 5: Kể lại truyện bằng cách chuyển thể hình thức truyện (từ thơ sang văn xuôi hoặc ngược lại) VD đề 1: Từ nhân vật bé Mây, Mèo con và các sự việc trong bài thơ Sa bẫy, em hãy kể lại câu chuyện trong bài thơ đó bằng một bài văn xuôi. b. Kể chuyện đời thường: Đây là kiểu bài tự sự đã quá quen thuộc với học sinh lớp 6 vì các em đã được học rất kĩ ở lớp 5, đầu lớp 7 có ôn lại và lại học tiếp trong ½ học kỳ I lớp 8. Và thông thường, thi chọn HSG các lớp 6,7,8 đều không ra kiểu bài này nên chúng tôi không đề cập nhiều trong chuyên đề này. c. Kể chuyện tưởng tượng Kiểu bài này đòi hỏi yếu tố tưởng tượng khá nhiều, có thể hoàn toàn không có sách vở hay trong thực tế, cũng có thể từ những điều có thật nhưng phải tưởng tượng sao cho câu chuyện mình kể thật thú vị, hợp lí, lô gich hấp dẫn và có ý nghĩa. Kiểu bài tự sự này có 4 dạng nhỏ: Dạng 1: Kể chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật, sự việc trong các truyện đã học (thường là truyền thuyết, cổ tích). VD đề 1: Có một đêm, em nằm mơ thấy mình được gặp và trò truyện với nhân vật Sọ Dừa, chàng đã kể cho em nghe rất nhiều chuyện.
Xem thêm: Cách Lưu Trữ Messenger Là Gì, Cách Bỏ Lưu Trữ Tin Nhắn Messenger
Xem thêm: Giới Thiệu Về Mẫu Đơn 1040, Tờ Khai Thuế Tiếng Anh Là Gì ? Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Thuế
Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ kỳ thú đó. VD đề 2: Sau khi vua chết, câu chuyện về Mã Lương và Cây bút thần được truyền tụng khắp nước. Mã Lương đi đâu, làm gì? Em hãy hình dung, tưởng tượng và viết tiếp truyện. VD đề 3: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện nay với máy xúc, máy ủi, xi măng, cốt thép, máy bay, xe tăng , điện thoại (Đề 3 trong SGK Ngữ văn 6, tập I, trang 134). Dạng 2: Kể chuyện tưởng tượng về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. VD đề: Hãy tưởng tượng mười lăm năm sau, em về thăm lại mái trường này. Dạng 3: Kể chuyện tưởng tượng không có trong thực tế . VD đề 1: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn một ngày. Trong ngày đó em đã gặp những điều gì thú vị và rắc rối. Hãy kể lại tâm trạng và những gì mà em đã gặp trong khoảng thời gian đó. VD 2: Là câu chuyện trong Văn bản: Tay, Chân, Tai, Mắt, Mũi, Miệng (2 ví dụ trên đều có trong SGK Ngữ văn 6, tập I) Dạng 4: Kể chuyện tưởng tưởng về tâm tình, số phận của loài vật, cây cối, đồ vật. 5VD đề 1: Cuối thu, trên sân trường những cây bàng, cây phượng khẳng khiu trơ trụi lá, chỉ còn cây sữa tươi tốt trong màu lá xanh và hương thơm nồng nàn xao xuyến. Chúng thì thầm trò chuyện với nhau Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy. VD đề 2: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào. VD đề 3: Mùa xuân xinh đẹp tự kể chuyện về mình! 3.2. Văn miêu tả: Kiến thức cần nhớ: Kĩ năng quan sát, liên tưởng tưởng tượng, so sánh, nhận xét. Các kiểu bài miêu tả: a. Miêu tả cảnh thiên nhiên thông thường hoặc cảnh sinh hoạt đời thường: Kiểu bài này học sinh đã rất quen thuộc trong chương trỉnh tiểu học, và cũng thường không xuất hiện trong đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 6 nên sẽ không đề cập kĩ. b. Miêu tả người: Kiểu này hs cũng đã được học kĩ ở lớp 5 và cũng thường không xuất hiện trong đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 6 nên cũng không đề cập kĩ. c. Miêu tả tái hiện hay còn gọi là Văn dựng cảnh. Đây là một kiểu bài miêu tả sáng tạo, không chính thức có trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 nhưng lại rất hay xuất hiện trong các đề thi chọn Học sinh giỏi văn 6 bởi với kiểu đề này, là “đất” để học sinh có năng khiếu về môn văn thể hiện và kết quả chọn HSG sẽ chính xác hơn. Đây cũng là kiểu bài kết hợp rất chặt chẽ giữa tự sự và miêu tả (có thể kết hợp cả biểu cảm), vì thế tùy từng đề có thể xếp vào kiểu bài Tự sự (dạng Kể chuyện sáng tạo) hay Miêu tả đều được. VD đề 1: Hãy dựng lại cảnh Gióng bay về trời bằng hình dung tưởng tượng của em. VD đề 2: Hãy dựng lại cảnh trong năm khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng một bài văn miêu tả. VD đề 3: Hãy dựng lại cảnh trong bài thơ sau đây: Ghi ở bờ ao Chim hót rung rinh cành khế Hoa rơi tím cả cầu ao Mấy chú rô ron ngơ ngác Tưởng trời đang đổ mưa sao 6(Trần Đăng Khoa) VD đề 4: Em hãy hình dung tưởng tượng và miêu tả lại quang cảnh của buổi sáng trả gươm trên hồ Tả Vọng và nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó. VD đề 5: Từ những chi tiết đã có, kết hợp với hình dung tưởng tượng em hãy miêu tả lại cảnh tượng trong đoạn cuối văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, từ chỗ “Biết chị Cốc đi rồi ” cho đến hết. 3.3. Cảm thụ văn học. Kiến thức hs cần hiểu: Cảm thụ văn học: là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm. Nôm na với học sinh lớp 6, làm cho hs hiểu: Cảm thụ 1 đoạn văn, 1 đọan thơ, 1 bài thơ là đọc bài văn bài thơ đó để tìm ra những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, thú vị của đoạn thơ bài thơ đó và chỉ ra, nói ra để cho người khác nghe, chia sẻ với mọi người những điều mình đã cảm nhận được. Các dạng bài cảm thụ: Dạng 1: Cảm thụ có gợi ý (hoặc định hướng) dưới dạng trả lời câu hỏi VD đề 1: Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan” 1. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào? 2. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc dùng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai. 3. Qua hai dòng thơ, em cảm nhận được điều gì về tình mẫu tử? VD đề 2: Đọc bài thơ sau đây: Cõng Con phà thì cõng ô tô Chú bộ đội cõng ba lô lên phà Bố cõng con kịp tới nhà Nhỡ sông không cõng con phà thì sao? (Quang Khải) 1. Trong bài thơ, từ “cõng” nào được dùng với nghĩa chính? 2. Theo em, câu thơ nào đặc sắc nhất, làm nên cái thú vị, độc đáo của bài thơ? Vì sao? VD đề 3: Theo em, điều gì đã làm nên cái hay cái đẹp của bài thơ sau: Gà mẹ, gà con Gà mẹ hỏi gà con: – Đã ngủ chưa đấy hả? 7Cả đàn gà nhao nhau: – Ngủ cả rồi đấy ạ!!! (Phạm Hổ) Dạng 2: Cảm thụ không có gợi ý VD đề : Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau (vd về 1 số bài thơ) Bông hoa nở Chiều qua còn là cái nụ Nở bông hồng đỏ sáng nay Thương cây suốt đêm không ngủ Mải làm màu đẹp hương say (Mai Ngọc Uyển) Cây bàng mùa đông Suốt mùa hè chịu nắng Che mát các em chơi Đến đêm đông lạnh giá Lá còn cháy đỏ trời (Trần Đăng Khoa) Dòng sông mặc áo Dòng sông mới điệu làm sao Sáng ra mặc áo lụa đào thiết tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều chiều thơ thần áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa? (Nguyễn Trong Tạo) (Hoặc một số đoạn, khổ trong các văn bản: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Cây tre Việt Nam, Cô Tô trong chương trình Văn 6) 8PHẦN IV: CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Chuyên đề 1: Cảm thụ văn học. Chuyên đề 2: Văn tự sự. Chuyên đề 3: Văn miêu tả Cụ thể hóa các chuyên đề. Chuyên đề 1: Cảm thụ văn học I. Thế nào là cảm thụ văn học ? Cảm thụ văn học là cảm nhận cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ. Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học. Năng lực cảm thụ văn học và hứng thú khi tiếp xúc với văn học của hs có thể có từ “khiếu, tố chất” văn chương bẩm sinh, nhưng số lượng này không nhiều mà chủ yếu có được từ nguồn truyền cảm hứng ở giáo viên dạy văn. Trước hết giáo viên phải truyền cảm hứng văn chương tới hs sao cho hs yêu thích môn Văn, mong đến giờ học Văn, thích đọc những tác phẩm Văn học, biết rung cảm trước một nhành hoa, một áng mây hay một khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa Từ đó mới có năng lực cảm nhận văn học. II. Các bước để làm một bài văn cảm thụ văn học nói chung. Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, bài văn, bài thơ, đoạn thơ cần cảm thụ, đọc kết hợp với suy nghĩ, hình dung tưởng tượng, liên tưởng để làm sống dậy những hình ảnh, những tâm trạng mà bài thơ, đoạn thơ thể hiện. Bước 2: Xác định nội dung của đoạn văn, bài văn, đoạn thơ xem: Nói về ai? Về vấn đề gì hoặc Miêu tả cảnh gì hoặc tâm trạng gì? Bước 3: Phát hiện và phân tích giá trị của những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ, bài thơ (có những bài thơ độc đáo ngay ở nhan đề, hoặc ở cách dùng từ ngữ mộc mạc giản dị, hoặc cách dùng từ gợi tả gợi cảm, hoặc độc đáo ở cách sử dụng nhiều biện pháp tu từ ) Bước 4: Diễn đạt lời văn và trình bày bài viết cảm thụ Lời văn cảm thụ phải ngắn gọn, rõ ý, tránh sáo rỗng, liệt kê, kể lể, diễn xuôi. Diễn đạt phải chân thực, tự nhiên, hồn nhiên và giáu cảm xúc. Trình bày bài viết cảm thụ theo 2 cách: Với dạng đề Cảm thụ có gợi ý: bám sát vào từng câu hỏi để trình bày lượt từng ý yêu cầu nhưng không nên gạch đầu dòng theo kiểu trả lời câu hỏi đơn thuần. 9Với dạng đề Cảm thụ không gợi ý có thể trình bày theo kiểu Tổng – Phân – Hợp: Gọi tên nội dung bài thơ, đoạn thơ -> Tìm và phân tích các tín hiệu nghệ thuật -> Khái quát, đánh giá nâng cao giá trị của đoạn, bài thơ. Có thể trình bày theo kiểu Quy nạp: Phân tích các tín hiệu nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ -> Gọi tên nội dung bài thơ, đoạn thơ -> Khái quát, đánh giá nâng cao giá trị của đoạn, bài thơ III. Gợi ý cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu và làm 1 số đề cảm thụ cụ thể. 1. Dạng bài cảm thụ không có gợi ý Cảm nhận của em về bài thơ sau: Tháng ba Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu Nến trời hừng hực sáng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. 1972 Trần Đăng Khoa Gợi ý Với dạng bài này giáo viên cần hướng dẫn theo các bước sau: Bước 1: Đọc kĩ bài thơ, chú ý thời gian sáng tác, hiểu biết về tác giả Trần Đăng Khoa Bước 2: Nêu nội dung bài thơ : Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của Trần Đăng Khoa trước một buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở một làng quê Việt Nam. Bước 3: Tìm những biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ? + Biện pháp nghệ thuật so sánh “lá tre đỏ – lửa thiêu” gợi ta hình dung sau những làn mưa xuân cuối cùng, lá tre từ màu vàng đã chuyển sang màu đỏ ối, thắp lên những đốm lửa nhỏ báo hiệu hè về. – Trước cảnh vật buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở làng quê, tác giả có liên tưởng gì? + Tác giả liên tưởng đến câu chuyện về người anh hùng nhỏ tuổi làng Gióng, về bụi tre đằng ngà, .hình dung khí phách của dân tộc ta trong buổi đầu đấu tranh giữ nước thời các vua Hùng và niềm tự hào về không khí hào hùng của thời đại chống Mĩ. – Qua bài thơ cho thấy tác giả là người như thế nào? + Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. – Bước 4: Nhìn vào dàn ý viết bài văn cảm thụ. 2. Dạng bài cảm thụ có gợi ý. VD1: Kết thúc bài thơ Mưa, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: 10