Cơ quan của Chính phủ và Cơ quan thuộc Chính phủ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng rất hay bị nhầm lẫn.
Đang xem: Cơ quan ngang bộ là gì
1. Cơ quan của Chính phủ
Các cơ quan của Chính phủ hiện nay bao gồm 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:
– 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.
– 04 cơ quan ngang Bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ
Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Hiện nay có 08 cơ quan thuộc Chính phủ gồm: Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan của Chính phủ
(1) Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch:
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
– Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
– Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(2) Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:
– Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
– Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế – kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao;
– Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;
– Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
(3) Về hợp tác quốc tế:
– Đề xuất việc ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
– Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật;
– Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
(4) Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(5) Về chế độ thông tin, báo cáo:
– Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;
– Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
(6) Về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động
– Đề nghị Bộ được Chính phủ phân công trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
– Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
– Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
– Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
– Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của cơ quan;
– Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
– Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định của pháp luật
(7) Về quản lý tài chính, tài sản:
– Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm của cơ quan để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của cơ quan trong lĩnh vực được giao;
– Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.
Xem thêm: Khái Niệm Văn Phòng Là Gì – Công Việc Nhân Viên Văn Phòng Là Làm Gì
(8) Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức của Cơ quan thuộc Chính phủ
Cơ cấu tổ chức gồm: Ban; Văn phòng; Tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có).
Ban hoạt động theo chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng. Chỉ thành lập Ban khi khối lượng công việc cần phải bố trí từ 15 người làm việc là công chức, viên chức trở lên.
Văn phòng có con dấu riêng.
Ban và Văn phòng được thành lập phòng hoặc tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là phòng). Số lượng phòng thuộc Ban, Văn phòng được quy định cụ thể tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổ chức trực thuộc có tên gọi khác, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
Số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị Ban; Văn phòng; Tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có) như sau:
– Ban và Văn phòng có từ 15 đến 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên có từ 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó thực hiện theo Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiêu chí thành lập phòng thuộc Ban, Văn phòng như sau:
– Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có nhiều mảng công tác và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý;
– Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu của phòng bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động theo cơ chế tự chủ.
Xem thêm: ” Lao Động Trừu Tượng Là Gì, Lao Động Cụ Thể Và Lao Động Trừu Tượng
Số lượng cấp phó của phòng thuộc Ban, Văn phòng: Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng, có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.