Mới: Kéo dài thời hạn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: 38/2019/QH14

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2019

LUẬT

QUẢN LÝ THUẾ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế.

Đang xem: Cơ quan quản lý thuế

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc quản lý các loại thuế,các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhânnộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộpcác khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:

a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế,Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;

b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, CụcHải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế,công chức hải quan.

4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác cóliên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểunhư sau:

1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nướcbắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của cácluật thuế.

2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nướcdo cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệphí;

b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;

c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;

d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sảntrên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụngtài sản công;

g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hảiquan;

h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quyđịnh của pháp luật.

3. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nướckhông do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

a) Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theoquy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

b) Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hảiquan;

d) Tiền nộp ngân sách nhà nướctheo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việcquản lý, sử dụng, khai thác tài sảncông vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, saukhi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;

đ) Thu viện trợ;

e) Các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểmngười nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụsở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hóa, nơi để tài sảndùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.

5. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ sốhoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quảnlý thuế.

6. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian đểxác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật vềthuế.

7. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộtrưởng Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thôngtin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp.

8. Tờ khai hải quan làvăn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được sử dụng làm tờ khaithuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

9. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khaithuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậmnộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồsơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

10. Khai quyết toán thuế là việc xác địnhsố tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đếnkhi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinhđến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

11. Năm tính thuế được xác định theo nămdương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; trường hợp năm tài chínhkhác năm dương lịch thì năm tính thuế áp dụng theo năm tài chính.

12. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việcnộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật vềthuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

13. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhvề quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này và quyđịnh khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải hoàn thành nghĩavụ nộp thuế.

14. Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuânthủ pháp luật của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước.

15. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế làviệc áp dụng có hệ thống quy định của pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xácđịnh, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả,hiệu lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợplý và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.

16. Thoả thuận trước về phương pháp xácđịnh giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế vớingười nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế nướcngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần vàngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định,trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tínhthuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phươngpháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộphồ sơ khai thuế.

17. Tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoảnthu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà ngườinộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.

18. Cơ sở dữ liệu thương mại là hệ thốngthông tin tài chính và dữ liệu của doanh nghiệp được tổ chức, sắp xếp và cập nhậtdo các tổ chức kinh doanh cung cấp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định củapháp luật.

20. Hệ thống thông tin quản lý thuế bao gồmhệ thống thông tin thống kê, kế toán thuế và các thông tin khác phục vụ côngtác quản lý thuế.

21. Các bên có quan hệ liên kết là cácbên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốnvào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc giántiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhântham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân cómối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.

22. Giao dịch liên kết là giao dịch giữacác bên có quan hệ liên kết.

23. Giao dịch độc lập là giao dịch giữacác bên không có quan hệ liên kết.

24. Nguyên tắc giao dịch độc lập lànguyên tắc được áp dụng trong kê khai, xác định giá tính thuế đối với người nộpthuế có phát sinh giao dịch liên kết nhằm phản ánh điều kiện giao dịch tronggiao dịch liên kết tương đương với điều kiện trong giao dịch độc lập.

25. Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịchquyết định nghĩa vụ thuế là nguyên tắc được áp dụng trong quản lý thuế nhằmphân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế đểxác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạtđộng sản xuất, kinh doanh đó.

26. Công ty mẹ tối cao của tậpđoàn là pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các phápnhân khác của một tập đoàn đa quốc gia, không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhânnào khác và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tốicao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một phápnhân nào khác trên toàn cầu.

27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:

a) Người nộp thuế bị thiệt hại vậtchất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

b) Các trường hợp bất khả khángkhác theo quy định của Chính phủ.

Điều 4. Nộidung quản lý thuế

1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộpthuế, ấn định thuế.

2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế,không thu thuế.

3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiềnthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiềnchậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

4. Quản lý thông tin người nộp thuế.

5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.

6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuếvà thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

7. Cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính về quản lý thuế.

8. Xử phạt viphạm hành chính về quản lý thuế.

9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềthuế.

10. Hợp tác quốc tế về thuế.

11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộpthuế.

Điều 5. Nguyên tắc quản lýthuế

1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cánhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

2. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác củaNhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quảnlý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác củapháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bìnhđẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thamgia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứngdụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quảnlý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bảnchất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi rotrong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện củaViệt Nam.

5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện cácthủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luậtvề hải quan và quy định của Chính phủ.

Điều 6. Các hành vi bịnghiêm cấm trong quản lý thuế

1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộpthuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộpthuế.

3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phéptiền thuế.

4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế khôngđầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành côngvụ.

6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác đểthực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế củamình không đúng quy định của pháp luật.

7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóađơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụngkhông hợp pháp hóa đơn.

8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cậptrái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

Điều 7. Đồng tiền khai thuế,nộp thuế

1. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng ViệtNam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyểnđổi.

2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệtheo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịchthực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồngtiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuếbằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định củapháp luật về hải quan.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy địnhtại khoản 1, khoản 3 và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 8. Giao dịch điện tửtrong lĩnh vực thuế

1. Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quanquản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tửtrong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuếtheo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tửtrong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện phương thức giao dịch khác.

3. Cơ quan quản lý thuế khi tiếp nhận, trả kết quảgiải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tửphải xác nhận việc hoàn thành giao dịch điện tử của người nộp thuế, bảo đảm quyềncủa người nộp thuế quy định tại Điều 16 của Luật này.

4. Người nộp thuế phải thực hiện yêu cầu của cơquan quản lý thuế nêu tại thông báo, quyết định, văn bản điện tử như đối vớithông báo, quyết định, văn bản bằng giấy của cơ quan quản lý thuế.

5. Chứng từ điện tử sử dụng trong giao dịch điệntử phải được ký điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

6. Cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tửvới cơ quan quản lý thuế thì phải sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thựchiện giao dịch với cơ quan quản lý thuế; sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan quảnlý thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế vàkhông được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.

7. Cơ quan quản lý thuế tổ chức hệ thống thôngtin điện tử có trách nhiệm sau đây:

a) Hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuế, tổ chứccung cấp dịch vụ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, ngân hàng và các tổchức liên quan thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;

b) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhậnvà xử lý dữ liệu thuế điện tử bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục;

c) Xây dựng hệ thống kết nối thông tin, cung cấpthông tin về số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước, thông tin về tình hình thựchiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan bằng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theoquy định;

d) Cập nhật, quản lý, cung cấp các thông tinđăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế; xác thực giao dịchđiện tử của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức phối hợp thu ngân sách nhànước để thực hiện quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước;

đ) Tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tụchành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử;

e) Trường hợp chứng từ điện tử của người nộp thuếđã được lưu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lýthuế, công chức quản lý thuế phải thực hiện khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệthống, không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuếbằng giấy.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định hồ sơ, thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Điều 9. Quản lý rủi ro trongquản lý thuế

1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trongđăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản l‎ý và sửdụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trongkhai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệpvụ khác trong quản lý thuế.

3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lýthuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộpthuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của ngườinộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện cácbiện pháp quản lý thuế phù hợp.

4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộpthuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:

a) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của ngườinộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sửquá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mốiquan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuếvà mức độ vi phạm pháp luật về thuế;

b) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế đượcthực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quátrình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung cóliên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quảnlý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơquan khác có liên quan theo quy định của Luật này;

c) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giáviệc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi rotrong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

5. Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống côngnghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lýrủi ro trong quản lý thuế.

6. Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loạimức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Điều 10. Xây dựng lực lượngquản lý thuế

1. Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch,vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệuquả.

2. Công chức quản lý thuế là người có đủ điều kiệnđược tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan quản lýthuế; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật vềcán bộ, công chức.

3. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương,chế độ đãi ngộ khác, cấp hiệu, trang phục của công chức quản lý thuế được thựchiện theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm đào tạo,xây dựng đội ngũ công chức quản lý thuế để thực hiện chức năng quảnlý thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Hiện đại hóa côngtác quản lý thuế

1. Công tác quản lý thuế được hiện đại hóa vềphương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ công chức,viên chức, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữliệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượngchịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngânsách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật vềthuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Căn cứ vào tình hìnhphát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước bảo đảm các nguồn lựctài chính để thực hiện nội dung quy định tại khoản này.

2. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức, cánhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụngphương pháp quản lý thuế hiện đại, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuếđiện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanhtoán bằng tiền mặt của người nộp thuế.

3. Cơ quan quản lý thuế xây dựng hệ thống côngnghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tiêu chuẩn kỹthuật, định dạng dữ liệu về hóa đơn, chứng từ điện tử, hồ sơ thuế để thực hiệngiao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế và giữa cơ quanquản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 12. Hợp tác quốc tế vềthuế của cơ quan quản lý thuế

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơquan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:

1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuấtđàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏathuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài;

3. Tổ chức khai thác, trao đổithông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế,thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quảnlý thuế đối với giao dịch liên kết;

4. Thực hiện các biện pháp hỗ trợthu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên bao gồm:

a) Đề nghị cơ quan quản lý thuế nướcngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế tại nước ngoài đốivới các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khingười nộp thuế không còn ở Việt Nam;

b) Thực hiện hỗ trợ thu thuế theođề nghị của cơ quan quản lý thuế nước ngoài đối với các khoản nợ thuế phải nộptại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợthuế theo quy định của Luật này vàphù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.

Điều 13. Kế toán, thống kêvề thuế

1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kếtoán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sáchnhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn, giảm, xóa nợ, khôngthu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về ngânsách nhà nước.

2. Cơ quan quản lý thuế thực hiện thống kê số tiềnthuế được ưu đãi, miễn, giảm và các thông tin thống kê khác về thuế, người nộpthuế theo quy định của pháp luật về thống kê và pháp luật về thuế.

3. Hằng năm, cơ quan quảnlý thuế nộp báo cáo kế toán, thống kê về thuế cho cơ quan có thẩm quyền và thựchiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀTRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ THUẾ

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế,bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quảnlý thuế.

2. Gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành,nghề sản xuất, kinh doanh trong trường hợp khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳnhất định.

3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước về tình hình quản lý thuế theo yêu cầu.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩmquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;

b) Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thungân sách nhà nước;

d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiệnpháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại,tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;

e) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;

g) Phối hợp vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việcthực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền côngnghệ theo quy định của Luật Đầu tư.

2. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

a) Kết nối, tiếp nhận thông tin với cơ quan quảnlý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với phương tiện giao thông cơgiới đường bộ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo,tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, tiếp nhận các hồ sơ do cơ quan quản lýthuế phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế chuyểnđến, tiến hành điều tra, xử lý tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định củapháp luật; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra vụ ánthì thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý thuế biết rõ lý do và chuyển hồsơ cho cơ quan quản lý thuế giải quyết theo thẩm quyền.

Xem thêm: Các Cách Viết Tắt Học Hàm Tiếng Anh Là Gì ? Học Hàm Tiếng Anh Là Gì

3. Bộ Công Thương có trách nhiệm sau đây:

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phốihợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanhhàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và lĩnh vực khác theo quy định củapháp luật.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệmsau đây:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phốihợp với cơ quan quản lý thuế để quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp, sử dụngdịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng;

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệmsau đây:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trongviệc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến giao dịchqua ngân hàng của tổ chức, cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiệnbiện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật này;

b) Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toánthương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụngrộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử;

c) Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịchthanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụxuyên biên giới trong thương mại điện tử.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phốihợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầutư, giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy chứng nhận đăng ký khác của ngườinộp thuế theo cơ chế một cửa liên thông;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng tăngcường công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển giá,tránh thuế;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng, giá trị máy móc, thiếtbị, công nghệ được sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phốihợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện quy định của pháp luật về ưuđãi đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về thuế.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệmsau đây:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phốihợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý các khoản thu liên quan đến đấtđai, tài sản gắn liền với đất và tài nguyên khoáng sản;

b) Cung cấp thông tin người nộp thuế do cơ quantài nguyên, môi trường quản lý có liên quan đến công tác quản lý thuế theo yêucầu của cơ quan quản lý thuế.

8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây:

b) Kết nối, cung cấp thông tin về tiêu chí kỹthuật liên quan đến quản lý thu đối với tài sản là phương tiện phải đăng ký quyềnsở hữu, quyền sử dụng.

9. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có tráchnhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấpthông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến việc cấp phép cho người lao độngnước ngoài làm việc ở Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài.

10. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫncác cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc kết nối,cung cấp thông tin của các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

11. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủcó trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềquản lý thuế theo quy định của Chính phủ.

Điều 16. Quyền của người nộpthuế

1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế;cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

2. Được nhậnvăn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chứcnăng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việctính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loạihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tinphải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai vềthuế theo quy định của pháp luật.

5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quyđịnh của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiềnthuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

6. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụlàm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lýthuế, đại lý làm thủ tục hải quan.

7. Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bảnkiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xửlý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế;được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý vềthuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.

8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lýthuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thựchiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính,hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

11. Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế,không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theovăn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩmquyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chứcquản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điệntử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quyđịnh của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.

14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịchvới cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 17. Trách nhiệm củangười nộp thuế

1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuếtheo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộphồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ,đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quảnlý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ nhữnghoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khaithông tin về thuế.

6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người muatheo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cungcấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thôngtin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin vềgiá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộpthuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu củacơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theoquy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đạidiện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

10. Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinhdoanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kêkhai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tửtheo quy định của pháp luật.

11. Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trangbị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế khôngphải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơthuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.

13. Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kếtcó nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuếvà các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kếtcư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chínhphủ.

Điều 18. Nhiệm vụ của cơquan quản lý thuế

1. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoảnthu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.

2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật vềthuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơquan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ cácthông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố côngkhai theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợtiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tínhtiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ,không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuếtheo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngườinộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việcthực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

8. Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý vềthuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giảithích khi có yêu cầu.

9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theoquy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

10. Giám định để xác định số tiền thuế phải nộpcủa người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

11. Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tửvà ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vựcthuế.

Điều 19. Quyền hạn của cơquan quản lý thuế

1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin,tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giátrị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mởtại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế,khai thuế, nộp thuế.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp vớicơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định củapháp luật.

4. Ấn định thuế.

5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính vềquản lý thuế.

6. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuếtheo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợpvi phạm pháp luật về thuế.

7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xửphạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu mộtsố loại thuế theo quy định của Chính phủ.

9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trướcvề phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nướcngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần vàngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.

10. Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơnvị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trảchi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơquan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sátviệc thực hiện pháp luật về thuế tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địaphương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán và tổ chức thực hiện nhiệmvụ thu thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn;

b) Phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan quản lýthuế và cơ quan khác có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện pháp luật vềthuế;

c) Xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếunại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Kiểm toán nhà nước

1. Thực hiện kiểm toán hoạt động đối với cơ quanquản lý thuế theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, pháp luật về thuếvà quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước liênquan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được quy định như sau:

a) Trường hợp Kiểm toán nhà nướctrực tiếp kiểm toán người nộp thuế theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước cónội dung kiến nghị về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Kiểm toán nhà nước phảigửi biên bản hoặc báo cáo kiểm toán cho người nộp thuế và người nộpthuế có trách nhiệm thực hiện kiến nghị theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toánnhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị của Kiểm toánnhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;

b) Trường hợp Kiểm toán nhà nướckhông trực tiếp kiểm toán đối với người nộp thuế mà thực hiện kiểm toán tại cơquan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán liên quan đếnnghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Kiểm toán nhà nước gửibản trích sao có kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế để thựchiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị của Kiểmtoán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghịcơ quan quản lý thuế, Kiểm toán nhànước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Kiểmtoán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuếcủa người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Thanh tra nhà nước

1. Thực hiện thanh tra hoạt động của cơ quan quảnlý thuế theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về thuế và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với kết luận của Thanh tra nhà nước liênquan đến nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế được quy định như sau:

a) Trường hợp Thanh tra nhà nướctrực tiếp thanh tra người nộp thuế theo quy định của Luật Thanh tra có nội dungkết luận về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Thanh tra nhà nước phải gửibiên bản hoặc kết luận cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thựchiện kết luận của Thanh tra. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kết luậncủa Thanh tra nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kết luận của Thanhtra nhà nước;

b) Trường hợp Thanh tra nhà nướckhông trực tiếp thanh tra đối với người nộp thuế mà thực hiện thanh tra tại cơquan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong kết luận thanh tra liên quanđến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Thanh tra nhà nướcgửi bản trích sao có kết luận liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế đểthực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thựchiện kết luận của Thanh tra nhà nước. Trường hợp người nộpthuế không đồng ý với nghĩa vụ thuếphải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Thanh tra nhà nước xem xét lạinghĩa vụ thuế phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Thanh tra nhà nướcchủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xácđịnh chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyếttin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xétxử kịp thời, nghiêm minh tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luậtvà thông báo kết quả xử lý cho cơ quan quản lý thuế.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận độngcác tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát,phản biện xã hội về thuế; phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước xem xét, giảiquyết các vấn đề về thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạncủa tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp

1. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan thông tin, báo chí

1. Cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền, phổbiến chính sách, pháp luật về thuế, nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốtpháp luật về thuế, phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

2. Cơ quan thông tin, báo chí phối hợp với cáccơ quan quản lý thuế trong việc đăng tải, cung cấp thông tin theo quy định củapháp luật.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạncủa ngân hàng thương mại

1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợpthu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm sauđây:

a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạcNhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộpthuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;

b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điệntử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nướcđầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;

c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiệnnộp thuế điện tử;

d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, ngườikhai hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theomã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản.

3. Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộptheo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt độngkinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.

4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của ngườinộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

5. Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiềnthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nướctheo quy định của Luật này nhưng người nộp thuế không nộp đúng thời hạn thìngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạtvà các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế trong phạmvi bảo lãnh.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 28. Hội đồng tư vấnthuế xã, phường, thị trấn

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căncứ số lượng, quy mô kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địabàn để quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn theo đềnghị của Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực.

2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn cónhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh,cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn và phối hợp vớicơ quan thuế đôn đốc các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụthuế theo quy định của pháp luật.

3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn thuếxã, phường, thị trấn do cơ quan thuế chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp chongành thuế.

4. Bộ trưởngBộ Tài chính quy định về hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng tư vấnthuế xã, phường, thị trấn.

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạncủa tổ chức, cá nhân khác

2. Phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việcthực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

3. Tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuế đếncơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụphải giao hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại,giá trị thực thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Chương III

ĐĂNG KÝ THUẾ

Điều 30. Đối tượng đăng kýthuế và cấp mã số thuế

1. Người nộp thuế phải thựchiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt độngsản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượngđăng ký thuế bao gồm:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăngký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợptác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định kháccủa pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy địnhtại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Cấu trúc mã số thuế đượcquy định như sau:

a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanhnghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộkinh doanh và cá nhân khác;

b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụngcho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoảnnày.

3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khácđược cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từkhi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế cóchi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụthuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chinhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chếmột cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng kýkinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứngnhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã sốthuế;

b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sửdụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấpmã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuếcấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộcphát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệmkhấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộpthuế thay cho người nộp thuế;

d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấpcho người nộp thuế khác;

đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữnguyên;

e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinhdoanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ giađình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

4. Đăng ký thuế bao gồm:

a) Đăng ký thuế lần đầu;

b) Thông báo thay đổithông tin đăng ký thuế;

c) Thông báo khi tạm ngừnghoạt động, kinh doanh;

d) Chấm dứt hiệu lực mã sốthuế;

đ) Khôi phục mã số thuế.

Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuếlần đầu

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng kýdoanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế làhồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trựctiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao giấy phép thành lập vàhoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờtương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;

c) Các giấy tờ khác có liên quan.

3. Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh,cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;

b) Bản sao giấy chứng minh nhândân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;

c) Các giấy tờ khác có liên quan.

4. Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lýnhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp mã số thuế theo cơchế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật có liên quan.

Điều 32. Địa điểm nộp hồ sơđăng ký thuế lần đầu

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng kýdoanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơđăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã,đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơquan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định như sau:

a) Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộphồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinhdoanh đó có trụ sở;

b) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộpthuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cánhân đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồsơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng kýhộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ vớingân sách nhà nước.

Xem thêm:

3. Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trảthu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng kýthuế thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân chi trả thunhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến cơquan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả đó.

Điều 33. Thời hạn đăng kýthuế lần đầu

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng kýdoanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuếlà thời hạn đăng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *