WESTMINSTER, California (NV) – Lá cờ vàng ba sọc đỏ đại diện chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được một số người cầm theo trong cuộc biểu tình ủng hộ Tổng Thống Trump tại Washington, DC sau đó xâm nhập vào tòa nhà Quốc Hội, hôm 6 Tháng Giêng, đã làm dấy lên cuộc tranh luận giữa những người gốc Việt, có người đồng tình, có người phản đối.
Đang xem: Cờ vàng 3 sọc đỏ là gì
Một người cầm cờ VNCH trên ban công bên ngoài tòa nhà Quốc Hội khi đoàn biểu tình tràn vào hôm 6 Tháng Giêng. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, cho biết ông không muốn phê phán những người cầm cờ VNCH trong biến cố hôm 6 Tháng Giêng.
Phụ nữ gốc Việt làm giám đốc Lưu Trữ Phim và Truyền Hình UCLA
Jan 11, 2021
Số ca COVID-19 tại OC vượt ngưỡng 191,000, hơn 2,100 tử vong
Jan 11, 2021
Không có ‘cửa’ cho người Việt hải ngoại muốn về quê ăn Tết
Jan 10, 2021
“Cầm cờ là quyền cá nhân. Tôi không nghĩ chúng ta nên áp đặt quan niệm của mình lên việc làm của họ.”
Ông Phát thắc mắc: “Tại những cuộc biểu tình khác quanh Little Saigon trước đây, lá cờ VNCH đã xuất hiện nhiều lần, có lúc do nhóm ủng hộ ông Trump, có lúc do nhóm ủng hộ ông Biden, mà không ai có ý kiến gì cả. Tại sao bây giờ lại thành chuyện lớn?”
Tuy nhiên, có những người công khai đồng ý ủng hộ chuyện cờ vàng ba sọc đỏ có mặt trong cuộc xuống đường tại thủ đô Hoa Kỳ.
Ông Võ Văn Giỏi, thành viên ban tổ chức Ủy Ban Chào Cờ Đầu Tháng, tán thành việc này.
Ông nói: “Tôi nghĩ họ làm vậy là đúng. Điều này nói lên người Mỹ gốc Việt có quan tâm đến chuyện đất nước. Ở xứ tự do, họ làm gì thì làm miễn là đừng cầm cờ Cộng Sản là được rồi.”
Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, cựu thiếu tá phi công VNCH, cũng tán thành: “Họ làm vậy có gì là sai đâu. Họ biểu tình để nói lên chính kiến của mình, đó là điều tốt.”
Ông nhấn mạnh: “Họ cầm cờ chứ có đập phá gì đâu. Họ là những người có tinh thần quốc gia, có lý tưởng quốc gia. Lá cờ đó nhân danh cho một chính nghĩa yêu nước.”
Những người cầm cờ VNCH tuần hành trên đường tiến vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Ông Thái Văn Vinh, ở Riverside, nói: “Họ làm vậy là đúng chứ. Chuyện họ cầm cờ Việt Nam Cộng Hòa cũng không sao hết. Tôi hoan hô họ cả hai tay.”
Ông giải thích: “Tôi không bao giờ quên được những người đảng Dân Chủ đã bức tử VNCH hồi 1975 cũng như tôi không chấp nhận những người đó lại nắm quyền làm chủ đất nước Hoa Kỳ hôm nay.”
Ông tiếp: “Tôi mang ơn nhân dân Mỹ đã cưu mang chúng ta bao nhiêu năm nay, nhưng tôi không thể tha thứ cho những người làm chính trị đã bức tử miền Nam Việt Nam hồi đó.”
Tuy nhiên, với suy nghĩ đối lập, nhiều người cho rằng lá cờ VNCH không nên xuất hiện trong một cuộc “phiến loạn chính trị” của Hoa Kỳ.
Xem thêm: Cảm Biến Quang Điện Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Nó
Ông Nguyễn Văn Chuyên, cựu phi công tác chiến khóa 1/70 Trừ Bị Thủ Đức, cư dân Fountain Valley, nói: “Tôi rất buồn và đau lòng khi thấy lá cờ mà chính tôi và anh em đồng ngũ của tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống cũng như thân thể để bảo vệ khi chưa mất nước lại vùng vẫy tung bay trên ban công tòa nhà Quốc Hội ở thủ đô nước Mỹ.”
Cờ VNCH cùng các lá cờ khác xuất hiện trên khán đài trong khu vực tòa nhà Quốc Hội. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Ông thở dài: “Dù gì đi nữa thì lá cờ tổ quốc của người gốc Việt chân chính đã bị ‘Google’ nhận diện là một một trong chín lá cờ tham dự cuộc bạo loạn vừa qua. Cả thế giới đều thấy.”
Ở Santa Ana, ông Nguyễn Quảng Bá sôi nổi nói: “Tôi hoàn toàn chống đối chuyện này. Cờ vàng ba sọc đỏ phải được trân trọng và chỉ nên xuất hiện trong những buổi lễ quan trọng của người Việt như lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư, Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hay Ngày Thuyền Nhân chứ không nên có mặt trong một cuộc nổi loạn chống phá Hiến Pháp Hoa Kỳ.”
Ông nhấn mạnh: “Tôi ghi danh bầu cử là người theo đảng Cộng Hòa và tôi bầu cho ông Trump năm 2016 nhưng tôi không ủng hộ cuộc nổi loạn vô lối và phạm pháp hôm 6 Tháng Giêng và tôi, một lần nữa, đả phá chuyện sử dụng lá cờ VNCH trong cuộc nổi loạn đó.”
Ông Alex Bạch, cựu sĩ quan Hải Quân VNCH, ôn tồn nói: “Chúng ta đang nói về một biến cố chính trị của người Mỹ. Vậy thì lá cờ VNCH xuất hiện tại Washington, D.C. là hoàn toàn không đúng thời gian và không gian.”
Một người cầm cờ VNCH và mang theo cả loa phóng thanh khi tuần hành. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Theo ông, lá cờ thiêng liêng này chỉ nên xuất hiện trong những cuộc đấu tranh cho dân quyền trong nước hay chống đối chính sách xâm lược của Trung Quốc mà thôi.
“Chúng ta là người Mỹ gốc Việt, chúng ta nên tham gia những sinh hoạt chính trị của Mỹ, nhưng không nên cầm theo lá cờ VNCH, tượng trưng cho bao nhiêu anh linh nước Việt,” ông bày tỏ.
Ông hồi tưởng: “Tôi nhớ ngày tuyên thệ nhập tịch, chúng ta chỉ cầm cờ Mỹ thôi. Điều này có nghĩa bao nhiêu tình cảm mình dành cho lá cờ VNCH, mình phải giữ trong tim chứ không dùng một cách lung tung trong một bối cảnh không dính dáng gì đến tổ quốc chúng ta.”
Những người ở tuổi trẻ hơn cũng cảm thấy tức giận khi thấy lá cờ mà họ hằng tôn vinh lại nằm trong tay của những người “nổi loạn.”
Cô Katrina Hương Phạm, sinh viên Golden West, phát biểu: “Ông tôi, cha tôi và chú tôi đã chiến đấu vì lá cờ này. Tôi vô cùng tức giận và hổ thẹn vì những người phạm pháp này. Họ đã làm hoen ố di sản tị nạn Cộng Sản của chúng ta. Họ xúc phạm bao nhiêu xương máu của cha ông chúng ta bằng cách xúc phạm lá cờ VNCH.”
Bạn trai cô, anh Patrick Nguyễn, góp ý: “Tôi ủng hộ ông Biden, nhưng tôi ủng hộ bằng lá phiếu, đó là tôn trọng dân chủ. Tôi không chống đối những người nổi loạn cũng như những người ủng hộ ông Trump một cách vô căn cứ, kêu gào gian lận mà không có chứng cớ gì cả. Điều tôi chống đối là họ làm thế giới tưởng rằng người gốc Việt chống Cộng Sản là quân phiến loạn.”
Một người cầm cờ VNCH trong đoàn tuần hành. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Cô Alicia Nguyễn, sinh viên OCC, nói: “Tôi tức giận và xấu hổ vì những người này đã sỉ nhục lá cờ đại diện cho cộng đồng chúng ta. Đáng buồn hơn, tôi biết một nhóm người gốc Việt đã sử dụng quốc ca VNCH nhưng đổi lời để hoan hô Trump. Những người này lớn tuổi rồi, 60, 70 tuổi rồi mà sao lại vô ý thức một cách đáng xấu hổ như thế.”
Ông Phát Bùi giữ vững lập trường rằng là công dân trong một đất nước tự do, mỗi người nên có ý kiến riêng nhưng phải biết tôn trọng ý kiến của người khác cho dù có trái ngược với ý mình.
Xem thêm: 【Giải Đáp】 Clean Shipped On Board Là Gì, Clean On Board Bill Of Lading
“Phải tôn trọng và tìm cách hiểu và thông cảm cho nhau thay vì công kích và mạ lỵ lẫn nhau thì chúng ta mới đoàn kết và tiến bộ được,” ông nói.