Giới thiệu 

Được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với mục đích đánh giá năng lực ngoại ngữ cho những người muốn học tập, làm việc hay sinh sống ở nơi tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ phổ thông, bài thi IELTS kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện dựa trên 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Nếu như kĩ năng nghe và đọc được xếp vào nhóm kĩ năng lĩnh hội (receptive skills), yêu cầu người thi tiếp thu và xử lí thông tin bị động, kĩ năng nghe và nói thuộc về nhóm sản xuất (productive skills), yêu cầu người thi trình bày thông tin một cách trực tiếp và chủ động khi không có nhiều dữ liệu cho trước.

Đang xem: Coherence and cohesion là gì

Bạn đang xem: Coherence and cohesion là gìTheo dữ liệu từ trang chủ của kì thi IELTS (ielts.org), số điểm trung bình các thí sinh Việt Nam đạt được với nhóm kĩ năng sản xuất (nói, viết) thấp hơn rõ rệt so với nhóm kĩ năng lĩnh hội (nghe, đọc) –– mức chênh lệch khoảng 0.5 band điểm. Đặc biệt, số điểm trung bình chỉ 5.6, thấp nhất trong tất cả các kĩ năng, cho thấy kĩ năng Viết là một trở ngại không hề nhỏ với các thí sinh.

*

Sách luyện thi IELTS Writing cho trình độ 6.5 IELTS

Tổng quan

Tổng quan tiêu chí chấm điểm

Tất cả các bài thi viết IELTS đều được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: Khả năng trả lời đề bài (Task Response), Độ mạch lạc & liên kết (Coherence & Cohesion), Khả năng từ vựng (Lexical Resources), và Ngữ pháp & độ chính xác (Grammar & Accuracy).Trong khi hai yếu tố đầu tiên (Khả năng trả lời đề bài & Mức độ mạch lạc) thuộc về phần ý tưởng và nội dung của bài viết, hai yếu tố còn lại (Khả năng từ vựng & ngữ pháp) nằm nhiều hơn về kĩ năng diễn đạt, khả năng kiểm soát ngôn ngữ và trình bày của người thi. Dù đánh giá những mặt khác nhau của bài viết, song cả 4 tiêu chí đều chiếm phần trăm bằng nhau (25%) và do đó quan trọng như nhau đến số điểm cuối cùng cho kĩ năng Viết.

Tiêu chí Coherence – Cohesion, khác biệt và tầm quan trọng

Theo trang chủ ielts.org phân tích, tiêu chí Coherence & Cohesion, mặc dù được gộp chung là một tiêu chí chấm điểm, có thể được phân tách làm hai thành tố riêng biệt khi đánh giá nội dung bài viết. Coherence (tạm dịch: tính mạch lạc) chỉ mức độ rõ ràng, kết nối, logic về mặt ý tưởng của từng đoạn cũng như trong cả bài viết (logical sequencing). Trong khi đó, Cohesion (tạm dịch: tính liên kết) lại nhằm đánh giá tính liên kết của bài viết dựa trên khả năng sử dụng ngữ pháp và từ vựng, như từ nối, quan hệ từ, để tạo ra sự kết nối và mạch lạc cho các mệnh đề trong câu, giữa các câu trong đoạn, hay thậm chí giữa các đoạn văn trong bài. Lấy một phép so sánh đơn giản, nếu như ví bài viết là một ngôi nhà, coherence sẽ là phần móng và khung kết cấu cho ngôi nhà vững chãi, còn cohesion sẽ là gạch, nền lát, nước sơn để đắp cho ngôi nhà hoàn thiện. Hai ví dụ dưới đây sẽ làm rõ hơn sự khác biệt giữa hai thành tố.

Ví dụ có Coherence nhưng không có Cohesion:

“Unequal access to education – a dire problem. Therefore, children have limited learning resources; students leave school early in case make end meets. For example, this intensifies educational gaps, inequality at the social level.”

Phân tích ví dụ trên, người đọc có thể nắm được ý chính của đoạn văn, rằng bất bình đẳng về tiếp cận giáo dục (unequal access to education) là một vấn đề nghiêm trọng, được thể hiện qua việc trẻ nhỏ bị giới hạn nguồn lực học tập (limited learning resources), học sinh bỏ học để đi kiếm sống (make end meets). Tức đoạn văn vẫn có tính mạch lạc (coherence). Tuy nhiên, khi xét đến tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn trên, ta thấy những cụm từ nối Therefore, For example, in case không miêu tả đúng quan hệ giữa các câu hoặc giữa các vế trong câu, có thể gây khó hiểu, cản trở nội dung muốn truyền đạt. Vì vậy, đoạn văn này không có tính liên kết (cohesion), hay nói cách khác, không trôi chảy. 

 Ví dụ có Cohesion nhưng không có Coherence:

“Unequal access to education in remote areas is a dire problem. Therefore, we should ignore and do nothing about it.”

Ở ví dụ này, tác giả không gặp vấn đề về cách diễn đạt: Therefore được dùng một công cụ nối, chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai câu đơn; it thay thế cho dire problem ở câu trước, giúp diễn đạt ngắn gọn và rõ ràng. Từ ngữ, cấu trúc câu ở ví dụ này không gặp vấn đề và hoàn toàn dễ hiểu đối với người đọc. Tuy nhiên, nội dung của đoạn văn trên lại không hợp lí. “Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy, chúng ta nên bỏ qua và không làm gì đến nó.” Ở câu trước, tác giả nhấn mạnh về một vấn đề mang tính cấp thiết, gợi ý về việc phân tích, hoặc đưa ra giải pháp cho vấn đề đã nêu ở những câu tiếp theo; câu sau đi hoàn toàn ngược lại khi nói rằng nên bỏ qua vấn đề này. Rõ ràng, nội dung đoạn văn tác giả muốn truyền tải gặp vấn đề về tính logic, khiến đoạn văn không có tính thống nhất và mạch lạc (coherence). 

Qua hai ví dụ trên có thể thấy tiêu chí Coherence & Cohesion trong IELTS Writing đòi hỏi thí sinh phải đảm bảo tính liên kết, mạch lạc và logic về cả hình thức, văn phong trình bày lẫn nội dung bài viết. Dù thiếu đi bất cứ yếu tố nào trong hai yếu tố đã nêu, đoạn văn hay bài viết cũng trở nên thiếu rõ ràng, mạch lạc, dễ gây khó hiểu cho người đọc và cản trở nội dung tác giả muốn truyền đạt. Điều này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến band điểm Writing của người thi. 

Phân tích chi tiết theo từng band điểm

Miêu tả thang chấm điểm, band 4 – 6.

*

Bảng tham chiếu band điểm, kĩ năng Viết IELTS

Qua khung tham chiếu trên, người đọc có thể nhận ra được sự khác biệt rõ ràng giữa các mức điểm cho tiêu chí Coherence & Cohesion. Ở mức điểm thấp nhất được đề cập – band 4, người thi có khả năng trình bày thông tin (present information and ideas), tuy nhiên chưa biết cách sắp xếp nội dung bài viết một cách logic và không phát triển được được quan điểm đưa ra trong bài. Đồng thời, người thi biết cách sử dụng một số cụm từ liên kết, song sử dụng không chính xác, chưa hợp lí hoặc bị lặp lại xuyên suốt. Ngoài ra, khả năng trình bày đoạn văn có thể gây khó hiểu cho giám khảo/người đọc. Ở chiều ngược lại, với band điểm cao nhất được đề cập – band 6, người viết đã có khả năng sắp xếp ý tưởng một cách thống nhất và mạch lạc, đồng thời biết cách phát triển ý tưởng xuyên suốt. Người viết cũng có khả năng dùng các công cụ liên kết (cohesive devices) một cách hiệu quả, mặc dù kết nối giữa các câu vẫn có vấn đề đôi chỗ. Các từ nối, từ thay thế được sử dụng, nhưng có thể chưa hợp lí/hiệu quả. Vậy, trong phần tiếp theo của bài viết, tác giả sẽ đi tập trung phân tích các điểm yếu hay gặp ở band 4, band 5 và các hướng giải quyết để lên band điểm cao hơn cho tiêu chí tiêu chí Coherence & Cohesion.

Lưu ý: Nếu người đọc chưa rõ về khái niệm từ thay thế, trích dẫn (referencing), vui lòng tham khảo thêm bài viết này trước khi đọc tiếp.

Phân tích Band 4 đến Band 5

Ví dụ (tiêu chí Coherence & Cohesion: Band 4) 

Phân tích ví dụ sau đây: 

“The statistics show the number of trips made by children in one country over the past two years to travel to and from school using different modes of transport. Children walking (13 million) are the by far highest, while the children use the bus (7 million) are a bit higher than the children use the car in 1990. The children used car in 2010 was 11 million; while, The children use the bus was 5 million in 2010. Contrastingly, The children walking (6 million) are Twice as high as the children used cycling (3 million) in 2010. There were only 5 million children cycling, while there were 13 million children walking in 1990. therefore, at the end of the period, there were 12,000,000 children walking in 1990, 11,000,000 children used car in 2010 and 5,000,000 children use bus.” 

Bỏ qua các tiêu chí về từ vựng, mức độ hoàn thành bài hay ngữ pháp, tác giả của ví dụ trên đã mắc những lỗi cơ bản về cách trình bày thông tin, dẫn đến tính mạch lạc và thống nhất của bài viết bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

Thiếu liên kết: Các thông tin, số liệu, hay ý tưởng được đưa ra trong bài, mặc dù được trình bày một cách đầy đủ, đều thiếu tính liên kết trong đoạn văn, khiến bài báo cáo không có sự phát triển về mặt ý tưởng xuyên suốt. Ví dụ, ở câu 3 (the children used car in 2010), tác giả đơn thuần đưa ra số liệu về số lượng trẻ nhỏ sử dụng xe buýt (children use bus) và xe hơi (children use car) trong năm 2010 mà thiếu đi tính so sánh giữa chính hai chủ thể đó, cũng như tính liên kết với câu trước hay câu sau trong đoạn văn –– biểu hiện của thông tin không được sắp xếp mạch lạc (information and ideas are not arranged coherently). Số liệu không được sắp xếp và thống nhất: Tác giả bắt đầu bài viết bằng cách so sánh số lượng trẻ nhỏ sử dụng xe buýt và xe hơi năm 1990 (in 1990), tiếp nối bằng việc so sánh số liệu tương tự cho năm 2010 (in 2010), trước khi quay trở lại báo cáo số liệu cho năm 1990, và kết luận bằng thông tin của cả năm 1990 và 2010. Thậm chí, số liệu there were 13 million children walking in 1990 ở câu số 4 cũng không thống nhất với 12,000,000 children walking in 1990. Rõ ràng, việc sắp xếp các thông tin không theo trình tự, không thống nhất và liên tục “nhảy” giữa các mốc thời gian khác nhau (1990 và 2010) khiến thông tin không mạch lạc, khiến bản báo cáo trở nên rối rắm và khó theo dõi. Vấn đề từ nối: Tác giả có cố gắng sử dụng những từ nối liên kết thông tin, nhưng không chính xác và thiếu hợp lí. Ví dụ như therefore, một từ nối dùng cho quan hệ nguyên nhân – kết quả, dùng ở cuối bài viết không hề thể hiện một mối quan hệ nào như vậy. Đồng thời, những từ nối khác như Contrasting, However đều không chính xác. 

Dựa trên các lỗi vừa chỉ ra, chiếu theo khung tham chiếu được nhắc đến ở trên, bài báo cáo này sẽ đạt khoảng điểm 4 trong IELTS Writing Task 1 cho riêng tiêu chí Coherence & Cohesion.

Xem thêm: Du Lịch Cộng Đồng Là Gì ? Điểm Du Lịch Cộng Đồng Hot Nhất Hiện Nay

Lỗi thường gặp & hướng giải quyết

Tổng quan hơn, có hai lỗi thường thấy nhất ở thí sinh đạt mức điểm này (được lưu ý trong thang chấm điểm):

Trước khi phân tích hướng giải quyết để lên điểm, người đọc nên xem xét những yêu cầu ở band cao hơn –– band 5:

Đưa ra thông tin có sự tổ chức, sắp xếp, thống nhất, nhưng thiếu đi sự phát triển ý tưởng xuyên suốt.Dùng từ nối không hợp lí, không chính xác, hoặc quá mức.Thông tin có thể bị lặp lại do thiếu từ thay thế, hoặc từ trích dẫn.

So với band 4, band 5 vẫn cho phép người viết thiếu đi sự phát triển ý tưởng xuyên suốt và cách sử dụng từ nối chính xác; tuy nhiên, band 5 lại yêu cầu người viết bắt đầu biết cách tổ chức ý tưởng, và sắp xếp thông tin. Band 5 đồng thời cho thấy rằng người viết sẽ không mắc lỗi lặp thông tin về mặt ý tưởng, nhưng có thể mắc lỗi về mặt trình bày do thiếu khả năng dùng từ trích dẫn. 

Vậy, để phát triển từ band 4 lên band 5, người đọc nên bước đầu tập trung vào khả năng đọc, hiểu biểu đồ và dữ liệu, để từ đó có nền tảng phát triển và sắp xếp thông tin một cách thống nhất, trước khi nghĩ đến việc phát triển ý tưởng cho những band điểm cao hơn. Người đọc có thể chưa cần quá quan tâm đến từ trích dẫn, nhưng nên tập trung cải thiện khả năng sử dụng những từ ngữ liên kết, như In contrast, However, Overall, Therefore, Although, để có khả năng cao hơn lấy điểm ở mức band 5. 

Phân tích Band 5 đến Band 6

Ví dụ (tiêu chí Coherence & Cohesion: Band 5) 

Phân tích ví dụ sau đây: 

“Nowadays, there are a lot of cars on British roads, and they have increased day by day. By the year 2000, there may be as many as 29 million vehicles on British roads. In this essay, I intend to examine the solutions to these problems.

Firstly, the people living in Britain need to think about themselves. If they used the bus and train instead of their car, this problem would resolve a little. Because of this, the British Government should introduce to control car ownership and use. For example, the Government can ban to enter the road by car in the same day all family from a house.

Secondly, the buses and trains of the Government should be free for the public population. Thus, people would use these transport vehicles instead of their car. For instance, the roads in Britain would be safer and more comfortable.

Lastly, the number of cars exported from another country should decrease, and cars’ prices should increase in case they aren’t overcrowded. For example, the prices of cigarettes increased, and the consumption of cigarettes went down.

In conclusion, if these measures are put into action, traffic can be decreased in the British roads.”

Xét về mặt nội dung, bài viết có tính tổ chức, thống nhất (organisation) ở mức cơ bản, song sự phát triển ý tưởng (overall progression) và tính mạch lạc (coherence) còn đơn giản và chưa rõ ràng. Cụ thể hơn, về cách tổ chức bài viết, tác giả có phân tách ba ý tưởng khác nhau cho ba đoạn văn, đồng thời có những lí lẽ và dẫn chứng mang tính liên kết nhằm bổ sung cho câu chủ đề (thesis statement). Phân tách: 

Về đoạn thân bài đầu tiên: Tác giả đưa ra những lí do được chỉ báo bằng Because of this hay For example nhằm bổ sung cho câu chủ đề The people living in Britain need to think about themselves. Dù có ý tưởng sắp xếp là vậy, nhưng cách triển khai của tác giả không mạch lạc và rõ ràng. Thân bài đầu tiên, tác giả muốn giới thiệu giải pháp là chính phủ nên ban hành luật kiểm soát sở hữu xe hơi (control car ownership and use). Tuy nhiên, hai câu trước đó về việc người Anh nên nghĩ cho bản thân (think about themselves) và sử dụng phương tiện công cộng thay vì cá nhân (if they used the bus and train would resolve a little) liên kết như thế nào với điều luật được nhắc đến, tác giả chưa làm rõ. Điều này khiến việc triển khai ý tưởng về giải pháp đầu tiên lủng củng và tối nghĩa. Đoạn thân bài thứ hai: Tác giả sắp xếp câu thứ 2 và thứ 3 của đoạn để bổ sung cho câu mở đoạn the buses and trains of the Government should be free for the public population. Trong khi hai câu đầu được liên kết, tuy đơn giản, nhưng có nghĩa rằng phương tiện công cộng miễn phí sẽ khiến người dân dùng phương tiện công cộng nhiều hơn xe hơi cá nhân, câu cuối cùng lại không thoả mãn được mạch logic bên trên khi chỉ đi đến kết luận rằng đường xá sẽ “thoải mái” (comfortable) hơn. Đồng thời, việc dùng nối For instance ở cuối đoạn văn cũng không chính xác khi miêu tả quan hệ nguyên nhân – kết quả. Đoạn thân bài cuối cùng: Tác giả muốn giải thích lý thuyết kinh tế về quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá cả và thị trường cầu một cách đơn giản để bổ trợ cho giải pháp ô tô không nên được nhập khẩu nhiều. Tuy nhiên, phần ví dụ không giúp chứng minh cho người đọc dễ hình dung hơn tình huống đưa ra ở câu trước, do tác giả đưa ra hai tình huống dựa trên một cơ chế tương đồng mà không thực sự minh hoạ cơ chế trung gian. Mạch logic của đoạn như sau: Giảm lượng nhập khẩu ô tô (the number of cars exported from another country should decrease) → Tăng giá xe (cars’ prices should increase) → Ví dụ như việc Tăng giá thuốc lá (the prices of cigarettes increased) → Giảm nhu cầu hút thuốc (the consumption of cigarettes went down). Rõ ràng, phần ví dụ về thuốc lá thể hiện sự minh hoạ nội dung tác giả đưa ra ở câu trước đó. Những từ quan hệ như in case, for example cũng không được dùng đúng ngữ nghĩa trong câu. Về tổng thể: Toàn bộ cả ba luận điểm đều đang chỉ nằm ở mức giới thiệu, đưa ra một khẳng định mà thiếu đi phần bổ trợ và chứng minh cho khẳng định đó, làm ý tưởng không được phát triển một cách đầy đủ. Điển hình như trong đoạn 3, hai câu gần như không có tác dụng trọng việc bổ trợ hay phát triển ý tưởng của tác giả. Ngoài ra, bài viết mặc dù không mắc vấn đề về việc lặp cách dùng ngôn ngữ, nhưng gần như không có những cụm từ trích dẫn, thay thế cần thiết. 

Vậy, ví dụ trên là một trường hợp tiêu biểu cho những bài có chất lượng đạt band 5 cho tiêu chí Coherence & Cohesion trong IELTS Writing Task 2. 

Lỗi thường gặp & hướng giải quyết

Tổng quan hơn, những bài viết ở mức điểm 5 sẽ mắc phải những lỗi thường thấy sau đây:

Có tổ chức thông tin nhưng thiếu sự phát triển ý tưởng trong bài viết.Sử dụng cum từ nối chưa hợp lí, hiệu quả.Câu từ bị lặp lại do thiếu khả năng sử dụng từ trích dẫn.Sắp xếp, cấu trúc đoạn văn có thể không phù hợp.

Trước khi phân tích hướng giải quyết để lên điểm, người đọc nên xem xét những yêu cầu ở band cao hơn –– band 6:

Sắp xếp thông tin mạch lạc và rõ ràng, có sự phát triển ý tưởng xuyên suốt.Dùng các cụm từ nối hiệu quả, tuy nhiên nội dung liên kết giữa các từ trong câu và/hoặc các câu trong đoạn máy móc và không rõ ràng.Từ trích dẫn có thể được dùng chưa phù hợp.Có khả năng sắp xếp, cấu trúc đoạn văn nhưng không phải lúc nào cũng logic.

Xem thêm: Ip Máy Tính Là Gì ? Cách Kiểm Tra Ip Trên Máy Tính Nhanh Nhất

Vậy, để nâng band điểm từ band 5 lên band 6, người viết nên tập trung mài dũa khả năng tư duy lên ý tưởng và cấu trúc hoá bài viết bằng cách sử dụng các cấu trúc triển khai luận điểm như P – E – E – L thường được dạy ở các bài viết học thuật. Đồng thời, người viết cũng cần bổ sung vốn từ thay thế và từ nối để tránh dùng quá nhiều từ ở mức độ cơ bản và/hoặc dùng sai những từ mang tính liên kết như vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *