Chúng em thỉnh thoảng nghe các anh chị giảng rằng: thế giới mà ta đang ở gọi là cõi Ta Bà có rất nhiều điều đau khổ. Xin hỏi vì sao có tên Ta Bà ? Ta Bà nghĩa là gì ?

Chúng em cũng thường nghe giảng: ở về hướng Tây có cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, nơi đó vô cùng hạnh phúc. Xin hỏi cõi Cực Lạc ở về hướng Tây là ở chỗ nào? Có phải đó là nước Mỹ không?

Kính mong Ban Biên tập giải thích cho chúng em được rỏ

(Minh Phương, đội Sen Nâu)

TRẢ LỜI :

Bạn Minh Phương thân mến,

I. TA BÀ:

Ta Bà là phiên âm từ chữ Saha (Băc Phạn), dịch nghĩa là kham nhẫn.

Đang xem: 10 Điều Khó Ở Cõi Ta Bà Là Gì Và Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Ngũ Trược Ác Thế?

Vậy, thế giới Ta Bà nghĩa là thế giới kham nhẫn; Cõi Ta Bà nghĩa là cõi kham nhẫn.

Tại sao thế giới chúng ta đang ở (tức trái đất này) gọi là thế giới kham nhẫn?

Vì rằng nhân loại phải chịu quá nhiều sự đau khổ, vì vậy lúc nào cũng phải nhẫn nhục, chịu đựng. Có người chịu đựng không nổi đã phải tự tìm đến cái chết (tự tử, tự sát) để thoát khỏi “nợ đời”.

Về sự khổ của con người, chắc bạn đã được biết khi học đề tài Tứ Diệu Đế? Ở đây, chúng tôi xin nhắc lại những cái khổ mà kiếp người luôn phải kham nhẫn chịu đựng để minh họa cho danh từ Ta Bà :

1)Sinh khổ

2)Lão khổ

3)Bệnh khổ

4)Chết khổ

5)Cầu không được khổ

6)Thương nhau mà phải chia lìa khổ

7)Ghét nhau mà phải gặp nhau khổ

8)Khổ vì tấm thân này luôn đòi hỏi thái quá

9)Khổ vì thương, ghét, giận, hờn…thái quá

10)Khổ vì tưởng tượng thái quá

11)Khổ vì bày mưu tính kế thái quá

12)Khổ vì muốn biết (tò mò) thái quá

Bất cứ người nào sống trên đời này đều phải chịu 12 cái khổ cơ bản này. Dù là vua quan hay thứ dân; dù giàu hay nghèo; dù thông minh hay ngu dốt; dù đẹp hay xấu… thì ai cũng phải chịu 12 cái khổ gốc này.

Đồng thời, trong cuộc sống còn rất nhiều cái khổ nữa từ khách quan đưa đến khiến con người phải chịu đau khổ như :

13)Khổ vì làm ăn thất bại

14)Khổ vì con cái phá của

15) Khổ vì vợ (chồng) ngoại tình

16) Khổ vì chiến tranh

17) Khổ vì thiên tai, hỏa hoạn

18) Khổ vì vua quan tham nhũng

19) Khổ vì bị lừa gạt tình, tiền

20) Khổ vì bị cướp tài sản

Vân vân…

Dĩ nhiên, trong cuộc sống thỉnh thoảng vẫn có những điều làm cho mình vừa ý, thích thú, vui vẻ trong chốc lát. Nhưng nếu đem so với những điều bất mãn trong cuộc sống khiến cho mình đau khổ thì chẳng khác gì lấy nước ngọt trong một cái giếng mà đem so với nước mặn trong bốn biển vậy.

Vậy, bạn đã hiểu và đồng ý tại sao đạo Phật gọi thế giới chúng ta đang ở là Cõi Ta Bà chưa? Có người nói đạo Phật bi quan khi nói thế gian này là khổ. Không phải đạo Phật bi quan đâu, mà vì người nói si mê không nhìn ra sự thật khách quan của cuộc đời mà thôi.

Cũng giống như khi ta nhìn một đàn kiến đang tất tả ngược xuôi tha từng hạt thóc về tổ dự trữ cho mùa đông sắp đến, ta nghĩ rằng cuộc sống của loài kiến quá vất vả, khổ cực và ta không muốn sống như loài kiến. Thế nhưng bản thân các con kiến thì không nghĩ như ta, chúng cứ thản nhiên chấp nhận cuộc sống như thế từ hàng triệu năm qua.

Cũng vậy, thực chất cuộc sống loài người khổ hay sướng chỉ có những bậc Thánh đã đạt đến chỗ nhận thức cao cả vượt khỏi thân phận con người như Đức Phật và các vị Bồ tát mới đánh giá một cách khách quan và chính xác mà thôi. Quý Ngài nhìn cuộc sống con người giống như ta nhìn cuộc sống một đàn kiến vậy.

*
*

II-CỰC LẠC:

Cực Lạc nghĩa là sung sướng tuyệt trần. Thế giới Cực Lạc hay Cõi Cực Lạc nghĩa là một nơi chốn, một xứ sở không có đau khổ, mọi người dân nơi đó lúc nào cũng được hạnh phúc.

Xem thêm: Cổng Sata 3 Là Gì – So Sánh Tổng Quát Về Sata Iii Và M

Trước hết xin nói rằng nước Mỹ (Hoa Kỳ) không phải là cõi Cực lạc theo quan niệm của dạo Phật. Vì nước Mỹ là một quốc gia nằm trên trái đất này, tức là vẫn nằm trong cõi Ta Bà. Như vậy, người dân nước Mỹ cũng vẫn chịu đựng tất cả cái khổ như vừa nêu trên đây. Ngoài ra, ở nước Mỹ còn một cái khổ nữa mà ở Việt Nam không có, đó là cái khổ “có thể chết bất cứ lúc nào bởi súng đạn”. Bởi vì Hiến pháp Mỹ cho phép người dân sở hữu súng đạn cho nên thỉnh thoảng chúng ta lại nghe có người vô cớ xách súng vào trường học, nhà thờ, bệnh viện… xả súng bắn chết nhiều người. Vậy thì, ở nước Mỹ có khi còn khổ hơn Việt Nam đấy chứ.

Đạo Phật nguyên thủy không chủ trương có cõi Cực Lạc, vì vậy trong toàn bộ kinh điển Phật giáo nguyên thủy (được Phật giáo thế giới công nhận là do chính Đức Phật thuyết) đều không nói đến cõi Cực Lạc. Quan niệm về cõi Tây phương Cực lạc (hay Tây phương Tịnh Độ) xuất phát từ tông phái Tịnh Độ của Phật giáo Trung Hoa.

Sau khi Đức Phật qua đời khoảng từ 200 đến 600 năm sau, kinh điển Đại thừa mới lần lượt ra đời do các vị Tổ đời sau trước tác, trong đó có bộ kinh A Di Đà . Khi đạo Phật truyền sang Trung Hoa , dần dần Phật giáo Trung Hoa chia ra 10 tông phái, trong đó có tông Tịnh Độ lấy bộ kinh A Di Đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ làm kim chỉ nam cho đường lối tu hành của tông phái này.

Kinh A Di Đà viết đại ý rằng: “…Ở về hướng Tây cách cõi Ta Bà vô cùng xa có một cõi nước tên là Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà cai quản. Người dân xứ này không phải chịu khổ mà chỉ hưởng toàn sự sung sướng…Ai muốn làm dân xứ Cực lạc chỉ cần niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì khi chết sẽ được Phật rước linh hồn về xứ ấy sống hạnh phúc mãi mãi không bao giở trở lại cõi Ta Bà nữa…”

Căn cứ vào kinh văn, chúng ta không thể định vị được cõi Cực Lạc ở đâu cả. Trong kinh nói “Cực Lạc” ở về hướng Tây của cõi Ta Bà là một cách nói không đúng. Vì ai cũng biết, sở dĩ con người phân biệt đông, tây, nam, bắc là vì họ căn cứ vào vị trí của trái đất với mặt trời : hướng mặt trời”mọc” gọi là hướng đông, hướng mặt trời “lặn” gọi là hướng tây v.v… Còn khi ra khỏi trái đất đi vào vũ trụ thì không cỏn đông, tây, nam, bắc gì hết, lấy cái gì để định ra “hướng tây”? Nếu người viết kinh A Di Đà có được kiến thức về vũ trụ học của thế kỷ XXI thì chắc người ấy không viết như thế.

Như vậy, vĩnh viễn không thể định vị để tìm ra cõi Cực Lạc giúp bạn được rồi. Xin chia buồn (lại đau khổ) với bạn. Tuy nhiên, bạn đừng quá thất vọng vì trong kinh Nikaya của Phật giáo nguyên thủy, Đức Phật có dạy rằng : “Cực Lạc chính là Niết Bàn, mà Niết Bàn lại ở ngay trong cõi Ta Bà này. Con người tìm thấy Niết Bàn ngay trong lúc còn thở, còn sống, còn làm việc…chứ không phải đợi tới lúc chết mới tìm thấy Niết Bàn”

Để lý giải thêm về lời dạy của Phật về Niết Bàn, chư vị Thiền sư lỗi lạc nổi tiếng thế giơi như : Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền sư Nhất Hạnh… Trong nước thì có thiền sư Từ Thông, Thanh Từ, Nhật Từ… đều giảng rằng: “Niết Bàn không phải là một xứ sở rộng hay hẹp, tọa lạc ở phương Tây hay phương Đông để cho ta tìm đến sống nơi đó; Mà Niết Bàn chính là trạng thái tâm thức của con người đang sống tại cõi Ta Bà này. Một bậc Thánh khi đã giác ngộ giải thoát hoàn toàn, tâm vị ấy hoàn toàn sáng suốt và vắng lặng, thì tâm vị ấy luôn sống trong Niết Bàn mặc dù thân của vị ấy đang ở bất cứ nơi đâu”

Thí dụ như : Sa môn Cồ Đàm (tức Thái tử Tất Đạt Đa) sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Tất Bát La, đã giác ngộ hoàn toàn và thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta thử đặt câu hỏi :

-Một bậc Giác giả như Đức Phật có sống trong Niết Bàn không?

Nếu trả lời “Không” thì không đúng;

Nếu trả lời “Có” thì tại sao Ngài không biến mất về phương Tây, mà vẫn hiện diện suốt 45 năm trên cõi Ta Bà này?

Như vậy, chúng ta thấy đúng như lời Phật dạy :”Niết Bàn ở ngay tại cõi Ta Bà này”

Bạn chưa tin ư? Vậy thì bạn hãy làm một việc tốt nào đó , thí dụ: bạn hãy về nhà, đến ôm mẹ bạn và nói thật chân thành :”Mẹ ơi, mẹ có biết con yêu mẹ lắm không?”. Rồi bạn quan sát vẻ mặt của mẹ bạn và quay lại quan sát tâm của mình ngay lúc ấy. Bạn thấy gì nơi vẻ mặt của mẹ? Có phải là một niềm hân hoan, hạnh phúc tràn đầy hiện ra trên mặt mẹ không? Và bạn soi thấy gì trong tâm thức của chính bạn? Có phải là một thoáng rung cảm tuyệt vời kèm theo một sự tĩnh lặng và êm ái đang hiện diện trong tâm hồn bạn không?

Trong giây phút ấy, Niết Bàn đã hiện ra với mẹ bạn và cả với bạn đấy.

Có điều rất tiếc cho chúng ta là sự thăng hoa trong tâm hồn của mẹ và con chỉ thoáng qua trong chốc lát để rồi bị những tập khí trần thế làm tiêu tan như bong bóng xà phòng. Chỉ có các bậc Thánh do tâm thức đã hoàn toàn trong lắng nên lúc nào cũng sống với trạng thái Biết Bàn.

Tóm lại, chúng ta hãy nỗ lực làm các việc thiện ngay bây giờ với một cái tâm trong sáng, bình đẳng, không mong cầu quả báo, thì chắc chắn Niết Bàn, Cực Lạc sẽ lập tức đến với ta.

Xem thêm: Hệ Cô Lập Là Gì ? Nghĩa Của Từ Hệ Cô Lập Trong Tiếng Việt

Còn như, cả đời chỉ biết chạy theo tiền bạc, địa vị, quyền thế… mà bỏ quên đạo đức, thì lúc sắp chết dù có cả ngàn người đến niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương, người ấy cũng không bao giờ đến được Tây Phương Cực Lạc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *