Thông tin chi tiết về con rươi
Nhắc đến Hải Dương, Việt Nam, ngoài làng nghề bánh đậu xanh truyền thống thì đặc sản “con rươi” còn thu hút không kém sự chú ý của nhiều khách du lịch khi có dịp đặt chân đến đây. Lần đầu nhìn thấy loài vật này, ắt hẳn ai cũng không khỏi cảm thấy sợ hãi.
Đang xem: Con Rươi Là Con Gì ? Con Rươi Có Tác Dụng Gì Và Các Lưu Ý Khi Ăn Bạn Cần Biết
Thế nhưng rươi lại được người dân miền Bắc ưa chuộng chế biến thành nhiều món ăn mang hương vị đặc trưng, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hơn nữa, người dân địa phương còn đặt cho loài đặc sản này một cái tên đó là “rồng đất”.
Hãy cùng Cẩm Nang Chăn Nuôi tìm hiểu bài viết về con rươi sau đây để có nhiều thông tin thú vị. Để biết con rươi ở đâu ? Con rươi ăn gì ? Loài rươi đặc sản miền Bắc này nhé!
Con rươi là con gì
Rươi có tên khoa học là Eunice viridis, thuộc họ Rươi Nereidae. Đây là một họ giun có nhiều lông tơ phủ xung quanh thân mềm. Chúng thường xuất hiện thành đàn nhung nhúc hay ngọ nguậy xếp chồng lên nhau. Lẽ đó mà không ít người cảm thấy sởn gai óc khi lần đầu nhìn thấy rươi nhúc nhích, ngọ nguậy.
Con rươi là gì
Con rươi sống ở đâu
Rươi thích nghi với nước lợ, biển và cả những vùng tiếp giáp giữa nước ngọt và nước lợ. Một số vùng có nhiều rươi như tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ. Đặc biệt là vùng Kinh Môn, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương.
Những khu vực đồng bằng ngập trũng, kênh, sông, lạch.. thường xuyên có nước thuỷ triều lên xuống chính là môi trường sống thuận lợi cho rươi phát triển và sinh sản.
Con rươi ăn gì
Thức ăn chủ yếu của rươi chính là mùn bã hữu cơ chôn trong lớp bề mặt đáy. Xác động vật chết phân huỷ, những sinh vật phù du trôi nổi trong môi trường nước hay lớp bùn cát.
Đặc điểm cấu tạo của rươi
Rươi có cấu tạo gồm 3 phần chính: đầu, thân và thuỳ đuôi. Do sống ở gần bề mặt đáy nên tất cả phần chi đều hoạt động liên tục giống như những vây bơi. Thân rươi mềm nên rất dễ dàng khi uốn lượn trong môi trường nước.
Kích thước những con rươi trưởng thành vào khoảng 60 – 70 mm chiều dài và ngang từ 5 – 6 mm. Thân rươi có dạng dẹp, có nhiều đốt xếp liền kề nhau (khoảng 50 đốt). Màu sắc của rươi thường thấy như hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay trắng.
Khi đã tích luỹ được những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh sản. Rươi bắt đầu co thân lại từ 3 – 5 cm và thân tròn hơn như que đũa.
Đầu rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt của chúng khá to. Phần thân của rươi nhỏ dần về sau đồng thời các đốt cũng ngắn lại.
Con rươi là con gì sống ở đâu
Trong quá trình di chuyển trườn bò, hoạt động hô hấp của rươi diễn ra liên tục. Tạo ra nguồn oxy nhiều hơn và lớp nước xung quanh luôn được cơ thể của nó làm thay đổi tươi mới.
Loài rươi biển thường không di chuyển nhiều sang các vùng mới để sinh trưởng. Chúng chỉ di chuyển theo các đợt thủy triều hoặc do môi trường nước gần biển, cửa sông bị thay đổi. Đặc biệt, chúng là loài ưa sạch, do đó những vùng nước bị ô nhiễm. Có chứa các chất độc hoá học sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Những vùng thường thu hoạch rươi sẽ không sử dụng các loại phân bón hay thuốc trừ sâu. Rươi là loài đơn tính, chúng có con cái và đực riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn bằng mắt thường rất khó để phân biệt đâu là con đực, đâu là con cái.
Vai trò của loài rươi trong môi trường sống tự nhiên
Rươi nói riêng và họ giun có lông tơ nói chung được xem là loài thuỷ sản quan trọng. Chúng góp phần xử lý những xác chết hữu cơ, cải thiện lớp đất mùn. Đóng vai trò quan trọng trong chuỗi chu trình chuyển đổi vật chất tự nhiên trong hệ sinh thái môi trường.
Rươi tác động đến lớp đất mùn phía đáy, tạo nên độ màu mỡ, tơi xốp và làm sạch đất cho những vùng ngập trũng.
Mùa thu hoạch rươi trong năm
Để tương truyền với nhau về thời gian thu hoạch rươi nhiều nhất trong năm, dân gian có câu:
“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, nghĩa là vào độ ngày 20 tháng 9 đến mùng 5 tháng 10 âm lịch, rươi tập trung nhiều nhất và chất lượng cũng tốt hơn. Thế nhưng trong thực tế, rươi vẫn xuất hiện nhiều và được thu hoạch ở cả 3 tháng âm lịch gồm 9, 10 và 11.
Thời gian cụ thể để bắt được rươi nhiều nhất theo kinh nghiệm của người dân Tứ Kỳ, đó là vào khoảng 1-2 giờ sáng các ngày đầu, cuối tháng và 19 – 20 giờ vào ngày giữa tháng như 14, rằm. Thời gian các ngày còn lại trong 3 tháng vẫn có rươi để bắt, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ lác đác.
Cách thu hoạch rươi
Khi vào thời điểm đã hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình sinh sản. Rươi bắt đầu chui lên khỏi mặt đất dưới đáy và bơi nổi trên bề mặt nước. Cách đơn giản để bắt rươi chính là dùng vợt để vớt.
Loại vợt có kích thước nhỏ gọn, được bọc bằng khung thép uốn cong và màn lưới. Rươi rất dễ bị vỡ khi va đập mạnh, do đó khi vớt rươi cần phải nhẹ tay.
Với điều kiện cung cầu như hiện nay, một số gia đình nông dân tập trung xây dựng những bãi ruộng nuôi rươi. Vì thế, việc thu hoạch cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Các ruộng rươi được làm ở dạng thấp trũng sao cho nước thuỷ triều có thể lên xuống.
Đến thời điểm thu hoạch, các ruộng rươi được bao bọc kín kèm theo ống thoát nước. Khi nước thuỷ triều lên, người ta bắt đầu giữ nước và đóng cống lại. Sau cùng tháo cống nước và chặn bắt rươi bằng lưới mềm.
Rươi được làm sạch các chất cặn bẩn lẫn cùng và được cho vào túi lưới treo lên để ráo.
Những giá trị dinh dưỡng trong rươi
Rươi được ưa chuộng trong chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong rươi được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao không thua kém gì so với những loài thực phẩm khác.
Nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi 100g thịt rươi thì có đến 12 – 14g protid, 4-5g lipid và cung cấp khoảng 90 calo. Bên cạnh đó, trong rươi còn chứa nhiều thành phần khoáng chất thiết yếu khác như canxi, photpho, sắt, kẽm,…
Bộ phận được dùng để chế biến thức ăn đó là phần đuôi rươi đã hoàn thành xong chức năng sinh sản. Đuôi rươi được vớt ra, sơ chế sạch rồi chế biến tuỳ theo khẩu vị.
Mẹo chọn rươi tươi ngon
Để món ăn từ rươi thêm phần thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn cần phải lựa chọn loại rươi tươi ngon. Những con rươi tươi khoẻ có thân lớn, mập mạp, có màu đỏ tươi và vẫn còn ngọ nguậy. Nên chọn vớt lớp rươi phía trên sẽ tươi hơn. Do phần lớn những con phía dưới bị đè và thường chết, không còn tươi. Những con yếu thường có màu xanh, thân nhỏ, gầy gò và ít khi ngọ nguậy.
Rươi cần được sơ chế sạch và cẩn thận. Khi rửa không nên dùng tay đẩy mạnh, vì rươi rất dễ vỡ. Lọc hết phần cặn bẩn, đất cát thì hoàn thành.
Sau khi rửa sạch, vớt rươi ra để ráo, sau đó thả rươi vào nước sôi nhẹ khoảng 40-50 độ để các phần lông. Chân rươi rụng hết, chỉ còn lại phần thân mềm nổi lên trên. Vớt thân rươi để ráo và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Các món ăn hấp dẫn chế biến từ rươi
Rươi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hơn nữa có thể chế biến đa dạng với nhiều món ăn. Dưới đây là những món ăn đặc trưng chế biến từ rươi:
Chả rươi
Món ăn này được xem như một đặc sản phổ biến ở vùng Hải Dương. Tuy cách làm đơn giản nhưng chả rươi lại mang đến hương vị thơm ngon đặc biệt. Dễ dàng gây ấn tượng đặc biệt cho những vị khách lần đầu đến đây.
Chả rươi được ăn kèm với các loại rau mùi, húng thơm cùng chén nước chấm tỏi ớt đậm đà.
Cách làm chả rươi: Chọn loại rươi râm có màu đỏ tươi, thân hình mập mạp. Sau đó sơ chế rươi sạch, trộn cùng với trứng, thịt băm, gia vị và vỏ quyết thái nhuyễn. Đem chiên vàng giòn thì hoàn thành món chả rươi.
Rươi kho niêu đất
Ngược lại với chả rươi đơn giản dễ làm thì rươi kho niêu đất lại là món ăn đòi hỏi tính cầu kỳ và phức tạp của người làm bếp. Món ăn đặc sản này còn trở thành món quà biếu khách được không ít khách du lịch yêu thích.
Mắm rươi
Vì trong năm chỉ có thể thu hoạch được rươi trong một thời gian ngắn. Do đó mắm rươi được làm để lưu giữ lại hương vị rươi tươi ngon. Cách làm mắm rươi cũng tương tự như làm mắm cá, mắm tôm.
Vị mắm rươi có mùi thơm kèm vị ngọt nhẹ, thường được ăn kèm với rau sống, thịt luộc, thịt quay, thịt bê,… để mắm rươi đậm vị hơn, người ăn có thể cho ít ớt và nước cốt chanh trộn đều.
Rươi rang muối
Rươi sau khi được sơ chế sạch sẽ và làm trụi lông, thấm đều bột mỳ và bột ngô. Sau đó đem chiên vàng giòn. Muối sau khi rang nóng cho vào đảo nóng cùng rươi đã chiên thì hoàn thành món rươi rang muối thơm giòn.
Rươi xào củ niễng
Rươi xào củ niễng được xem là món ăn có vị thuốc. Có thể hỗ trợ chữa các bệnh như nóng trong người, kiết lỵ và các bệnh về tim mạch.
Lẩu rươi
Lẩu rươi có hương vị đặc biệt khi nước dùng lẩu được kết hợp cùng với vị the đắng của vỏ quýt và vị hăng của lá lốt.
Trong rươi có chứa độc tố không
Mang trong mình giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng liệu trong rươi có thể chứa loại độc tố gây hại cho sức khoẻ con người hay không ?
Câu trả lời là có, vì rươi sống trong môi trường đất dưới đáy nước. Nơi có thể chứa đựng những độc tố từ nhiều nguồn. Rươi vẫn có khả năng là vật trung gian lây nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.coli.. Gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm.
Do đó, khi chế biến rươi thành món ăn cần phải thận trọng trong khâu chế biến và hấp thụ rươi với số lượng nhất định.
Ngoài ra, rươi rất dễ gây kích thích dị ứng và hen suyễn. Do đó những người có cơ địa về dị ứng không nên dùng các món ăn từ rươi.
Thành phần đạm trong rươi không giống như các loại thực phẩm như : thịt gà, thịt heo, thịt bò, trứng, sữa,… nó hoàn toàn có khả năng gây ra khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy và gây ngộ độc nguy hiểm.
Đặc biệt, với người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.. Tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm chế biến từ rươi, nhằm tránh những tác hại không mong muốn.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Tư Bản Cố Định Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tư Bản Cố Định Trong Tiếng Việt
Kết luận về con rươi
Như vậy, qua bài viết chúng ta đã biết được những thông tin hữu ích về loài rươi đặc sản tại Hải Dương. Với chất dinh dưỡng dồi dào, rươi được chế biến thành những món ăn đặc sản khiến người ăn khó mà quên được. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cơ địa và sức khỏe, người ăn chỉ cần thưởng thức lượng vừa đủ. Tránh những tác hại xấu không mong muốn.