Cái tên “ thuồng luồng” có lẽ là thứ gây ám ảnh và sợ hãi nhất khi lũ trẻ con nghe thấy. Đó là con vật được các bà, các mẹ đem ra để dọa con nếu con làm sai hoặc không chịu nghe lời. “Nếu con không ăn thì con thuồng luồng sẽ bắt con đi. Nếu cháu về muộn thì ngoài sân có con thuồng luồng rình bắt cháu ăn thịt,…”
Bản thân tôi cực lực phản đối cách “giáo dục” con trẻ bằng phương pháp này. Bài viết ngày hôm nay, Góc tò mò sẽ giới thiệu đến quý độc giả loài vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết hoặc trong các câu chuyện dân gian này – Con Thuồng Luồng.
Đang xem: Con thuồng luồng là gì
Bạn đang xem: Con thuồng luồng là gì? sự thật về con thuồng luồng
Nội dung
1. Thuồng luồng là con gì ? Thuồng Luồng có thật hay không?
Thuồng luồng ( tên Hán Việt : Giao Long蛟龍 ) là tên gọi trong dân gian để chỉ một loài thủy quái ( Water Monster ) – một loài quái vật dữ tợn, có sức mạnh, sống ở dưới nước thuộc lớp Bò sát với thân mình dài, có chân và vảy. Loài động vật này có kích cỡ khổng lồ, có thể nuốt chửng bất cứ con vật nào – kể cả con người.
Vậy loài thủy quái ấy thật ra là con vật nào trong tự nhiên ?
Đây mới là điều thú vị về thuồng luồng mà tôi muốn nhắc đến . Vì thực ra người ta chỉ mô tả nó qua rất nhiều hình dạng khác nhau, chứ cũng chả biết rõ nó là con gì . Một là loài rắn khổng lồ. Hai là cá sấu. Có thể là loài dải ( là giống baba cỡ lớn, phân bổ chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam trên các con sông, ao hồ ).
Một giả thuyết có lẽ thuyết phục nhất là thuồng luồng giống loài cá sấu khổng lồ thời cổ đại bởi thân hình dài và to lớn, có bốn chân, có đuôi, có vảy trên lưng và rất hung dữ . Ngay cả ở Trung Quốc, các tài liệu cổ cũng ghi chép về thuồng luồng trên sông Dương Tử mà ngày nay chúng vẫn còn tồn tại, đó là cá sấu Dương Tử – một loài cá sấu có kích thước cỡ đại.
Nhưng với tôi thì qua những mô tả trên, tôi lại mường tượng rằng loài thủy quái này sẽ có họ hàng với loài Rồng – một con vật linh thiêng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
2. Một vài câu chuyện dân gian về con thuồng luồng
Từ xa xưa thì người dân vùng sông nước đã ít nhiều biết đến loài vật này qua những lời truyền miệng, những truyền thuyết – sự tích, thậm chí nó còn xuất hiện kể cả trong sử sách. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép rằng :
“ Vua nói : người man ở núi khác với các loài thủy tộc ; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, nên mới bị chúng làm hại.
Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. ”
Có Thể Bạn Quan Tâm: Tại Sao Lại Có Ngày Nhuận, Năm Nhuận?
Giai thoại này được các nhà sử học cho rằng đã có từ thời Hùng Vương. Và tục xăm mình của cư dân Việt cổ có thể là xuất phát từ nỗi sợ hãi loài vật đó. Bởi thuồng luồng khi xưa là một tai quái, liên tục quấy phá khiến dân ta khiếp sợ không thể làm ăn sinh sống. Tục lệ này được giữ gìn hơn 1000 năm, cho đến thời nhà Trần ( đời vua Trần Anh Tông 1293 – 1314 ) khi mà thủy quân của nước ta đã trở nên hùng mạnh mới chấm dứt.
Xem thêm: 100+ Tên Phương Tiếng Anh Là Gì ? (St) Tên Tiếng Anh Hay Nhất Dành Cho Nam Và Nữ
Sử sách cũng có kể rằng, vua Lý Thánh Tông đã từng được báo mộng trong giấc mơ : rằng ba năm sau đất nước Đại Việt sẽ bị giặc xâm chiếm, nhưng sẽ có một thủy thần đầu thai làm con vua để sau này phò tá vua đánh giặc giữ nước, bảo vệ nhân dân được yên ổn. Mà quả thật sau đó, nàng Nguyễn Thị Hạo vợ vua đã mang thai suốt 13 tháng mới sinh ra được một hoàng tử . Người đó có thân hình to lớn, sau lưng nổi lên 28 vết hằn giống như vẩy rồng.
Vị hoàng tử này có tên Hoàng Lang. Và đúng là đã xuất hiện giặc làm loạn ở phương Bắc. Hoàng Lang xin vua cho 5000 quân đi đánh giặc. Chàng bỗng dưng biến thành một thanh niên khôi ngô tuấn tú. Sau khi chiến thắng khải hoàn, vua cha có ý nhường ngôi nhưng chàng từ chối và xin phép cha mẹ cho chàng được trở về thủy quốc. Đến bờ Hồ Tây, Hoàng Lang biến thành một con thuồng luồng lớn và biến mất luôn dưới hồ từ đó.
Một câu chuyện khác có liên quan đến nhà giáo vĩ đại Chu Văn An. Khi cụ mở trường dạy học ở quê nhà, có một thanh niên rất chăm chỉ đến lớp học tập, lại rất thông minh sáng dạ nhưng hỏi thì không ai biết cậu ấy ở đâu. Mà cậu ấy cũng không chịu nói. Cụ rất tò mò bèn cho người lén theo dõi, họ bảo là cứ thấy cậu ấy đến khu đầm Đại thì biến mất không còn người ở đó nữa. Cụ mới vỡ lẽ thì ra cậu học trò hiếu học ấy lại là một thủy thần.
Con vâng lời thầy là trái lệnh với Thiên đình, nhưng con vẫn làm để giúp dân. Mai này nếu có chuyện không hay, mong thầy chu toàn cho ”.
Sau đó trời bỗng dưng đổ một cơn mưa rất lớn chưa hề có từ trước đến nay, hạn hán qua đi, nhân dân đã được cứu. Nhưng sáng hôm sau mọi người phát hiện một cái xác con thuồng luồng nổi lên trên đầm. Thầy Chu Văn An nhận ra đó là học trò mình đã dũng cảm hy sinh vì bá tánh mà phạm tội tày trời. Thầy vô cùng thương tiếc và làm lễ an táng trịnh trọng, lập miếu thờ người học trò thông minh nhân nghĩa ấy. Nơi đó chính là đình Linh Đàm hiện nay.
Còn ở miền Nam thì những người cao tuổi sống lâu năm bên sông Tiền và sông Hậu cũng kể về một loài thủy quái ở dưới sông. Họ kể rằng, thời xa xưa tổ tiên đã bắt gặp những con cá khổng lồ, những con mãng xà rất lớn dài mấy chục mét nổi lên mặt nước vào các đêm trăng. Và có cả những con cá sấu khổng lồ có 5 chân – người ta gọi là “ Ông Năm Chèo ” gây sạt lở bờ sông, còn làm cho người dân và những người ở xa đến rất kinh hoàng vì những tai ương do nó gây ra.