Hồ sơ dự tuyển đi nghĩa vụ công an? Tiêu chuẩn sức khỏe khi đi khám nghĩa vụ công an? Trốn tránh nghĩa vụ công an thì bị xử lí như thế nào? Thủ tục ra quân nghĩa vụ công an trước thời hạn? Độ tuổi đăng ký thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân?

Công dân nam, nữ Việt Nam được pháp luật trao cho những quyền cũng như nghĩa vụ phải thực hiện đối với đất nước. Trong đó để nhằm đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước tại thời điểm hiện tại hoặc sau này khi có chiến tranh xảy ra, công dân cống hiến cho tổ quốc thì công dân có nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an.

Tuy nhiên vì tính chất đặc biệt của nghĩa vụ cho nên theo quy định của pháp luật để thực hiện được nghĩa vụ phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Hy vọng qua bài viết này đội ngũ chuyên viên, luật sư của Luật Dương gia sẽ giúp mọi người nắm rõ những quy định mới nhất về điều kiện và thời hạn đi nghĩa vụ công an để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đang xem: Công an nghĩa vụ là gì

*
*

Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ công an: 1900.6568

1. Nghĩa vụ công an là gì? 

Nghĩa vụ công an là việc công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Việc thực hiện nghĩa vụ công an được quy định tại điều 8 Luật công an nhân dân 2018.

Thứ nhất, đối tượng tuyển chọn nghĩa vụ công an nhân dân:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP về đối tượng tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ công an bắt buộc bao gồm các công dân nam và công dân nữ đảm bảo đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ công an theo quy định của luật. Trong đó:

– Các công dân nam trong độ tuổi mà luật định gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

– Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Thứ hai, điều kiện tuyển chọn nghĩa vụ công an nhân dân:

– Một là, về độ tuổi:

Được quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-BCA quy định điều kiện về độ tuổi như sau:

Độ tuổi chung thực hiện nghĩa vụ công an là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ công an được quy định như sau:

+ Đối với trường hợp công dân thực hiện khóa học đào tạo cao đẳng hoặc đại học thì độ tuổi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi;

+ Công dân thực hiện nghĩa vụ công an trong các đơn vị Cảnh vệ, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát đặc nhiệm: phải đảm bảo điều kiện từ đủ 18 cho đến hết 22 tuổi nhưng ở những địa bàn địa phương không thể bảo đảm đủ chỉ tiêu, có khó khăn về nguồn tuyển thì độ tuổi tuyển chọn có thể rừ đủ 18 đến hết 25 tuổi.

– Hai là, về ngành nghề:

Đối với công dân nữ ngoài điều kiên về độ tuổi, phải đảm bảo thêm cả điều kiện về ngành nghề:

+ Công dân nữ có trình độ trung cấp y, Công an đơn vị, địa phương có nhu cầu tuyển quân thì tiến hành xem xét, tuyển chọn để thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân dựa trên tinh thần tự nguyện của công dân;

+ Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đề trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét và quyết định bổ sung danh mục các ngành, nghề cần tuyển công dân nữ tham gia thực hiện nghĩa vụ căn cứ nhu cầu sử dụng nguồn quân trong từng thời kỳ.

Ba là, có lai lịch rõ ràng, đầy đủ, trung thực, không khai man;

Bốn là, công dân là người có nhân thân tốt, cụ thể là:

+ Có phẩm chất và đạo đức tư cách tốt;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Được đông đảo quần chúng nhân dân nơi công dân cư trú, nơi học tập, làm việc tín nhiệm, tin tưởng;

+ Không có tiền án, tiền sự, không phải là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị áp dụng biện pháp quản chế, không nằm trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc;

– Đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, áp dụng theo quy định cụ thể của Bộ Công an; 

– Trình độ văn hóa 12/12 trở lên hoặc trình độ 9/12 nếu công dân cư trú tại các có vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong trường hợp công dân có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân thì được ưu tiên trong quá trình tuyển quân;

– Có thể hình cân đối, không bị dị hình, dị dạng đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thứ ba, thời gian thực hiện nghĩa vụ:

Thời gian công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

Riêng thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Thứ tư, hồ sơ đăng ký tham gia nghĩa vụ công an:

Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, trong đó bao gồm các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự;

– Bản khai lý lịch cá nhân theo có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú hoặc xác nhận của chính cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công dân công tác, học tập;

– Bản sao Giấy khai sinh; bản sao các văn bằng, chứng chỉ thể hiện trình độ học vấn (bản sao có thể là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao, bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu thông tin);

– Giấy chứng nhận đang là đoàn viên hoặc đảng viên (nếu có);

Thứ năm, trình tự tuyển quân:

Quá trình tuyển quân được thực hiện như sau:

– Bước 1:

Công bố về kế hoạch tuyển quân công khai trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan Công an quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh với các nội dung: tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, số lượng quân cần tuyển, thời gian tham gia nghĩa vụ và thông báo về địa điểm tiếp nhận hồ sơ.

– Bước 2:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra, xét duyệt tính hợp lệ của hồ sơ dự tuyển, thẩm tra về lý lịch cá nhân của công dân;

– Bước 3: 

Tổ chức khám sức khỏe cho công dân, thông báo cho công dân bằng Lệnh gọi khám sức khỏe, được giao cho công dân trong thời hạn không quá mười lăm ngày trước thời điểm tổ chức khám ghi trên Lệnh khám;

– Bước 4: 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công bố danh sách công dân được tuyển chọn theo sự phân công của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện dựa trên đơn đề trình của cấp dưới; 

– Bước 5: 

Sau khi có được danh sách công dân trúng tuyển, Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi đối với từng công dân.

Lưu ý: 

– Kể từ ngày ra thông báo gọi nhập ngũ trong vòng ít nhất là 30 ngày, công dân tiến hành đăng ký dự tuyển;

– Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền tuyển chọn và ra lệnh gọi công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân;

– Trong quá trình tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ, cần phải có sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. 

2. Hồ sơ dự tuyển đi nghĩa vụ công an

Tóm tắt câu hỏi:

Cháu năm nay đang học lớp 12, dự kiến sắp tới cháu sẽ dự tuyển đi công an nghĩa vụ, gia đình cháu thì không có vấn đề gì vì bố cháu là công an đã về hưu, mẹ cháu cũng là đảng viên. Cháu xin hỏi luật sư cháu cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đi dự tuyển?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP thì công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 70/2019/NĐ-CP có xác nhận của Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.

– Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, khi bạn muốn dự tuyển vào ngành công an thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên. 

3. Tiêu chuẩn sức khỏe khi đi khám nghĩa vụ công an

Tóm tắt câu hỏi:

Cháu chào các bác/cô tư vấn. Cháu xin được hỏi vài điều về tiêu chuẩn sức khoẻ khi đăng kí khám công an. Các tiêu chuẩn này đã có rõ ràng trên các trang mạng nhưng về tính rõ ràng không được cao nên cháu hỏi các bác/cô có chuyên môn cao thay vì là các trang tuyển sinh.

Câu hỏi của cháu: Được vào ngành cảnh sát là ước mơ lớn nhất của đời cháu ở thời điểm hiện tại! Chính vì thế cháu luôn chiến đấu cho ước mơ của mình. Cháu có lý lịch gia đình tốt, không có các tiền án hình sự, học lực Giỏi. Các chỉ tiêu sức khoẻ của cháu như chiều cao, cân nặng cháu đạt chuẩn loại 1. Tuy nhiên cháu mất 1 chiếc răng nanh ở hàm trên và 1 chiếc răng sâu nhẹ ở răng hàm dưới. Mắt phải của cháu bị cận 1.75. Các tiêu chuẩn khác cháu bình thường vậy cháu có đạt được yêu cầu sức khoẻ không?

Được biết anh cháu từng đăng kí khám nghĩa vụ quân sự tuy nhiên sâu 3 chiếc nên không được nhận. Theo cháu tìm hiểu trên các trang mạng thì anh cháu chỉ có 1 chỉ tiêu loại 2 tuy nhiên địa phương cháu không nhận. Cháu đang có 1 vài thắc mắc về cách khám nghĩa vụ ở địa phương cháu! Trên các trang tuyển sinh cháu không nhận được câu trả lời chính xác nên cháu mạng phép hỏi các bác/cô của Luật Dương Gia! Mong bác/cô trả lời câu hỏi của cháu.Cháu xin cảm ơn rất nhiều

Luật sư tư vấn:

Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tiêu chuẩn tuyển chọn nghĩa vụ tham gia công an nhân dân hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:

– Có lý lịch rõ ràng.

– Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

Xem thêm: Mem Là Gì? ? Nghĩa Của Từ Mềm

– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

– Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Như vậy, bạn lưu ý điều kiện về sức khỏe sẽ theo chế độ tuyển chọn riêng do đơn vị đưa ra. Tất cả các tiêu chuẩn về sức khỏe sẽ áp dụng theo quy chế nội bộ ngành trong quá trình tuyển chọn.

4. Trốn tránh nghĩa vụ công an thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi, tôi có một người bạn làm nghĩa vụ công an nhưng mới chỉ làm được 10 ngày thì bỏ đi, không báo cáo gì với cấp trên vì thấy mình không hợp với ngành này nữa. Tôi muốn hỏi trong trường hợp của cậu này, sẽ bị xử phạt như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Đối với hành vi đào ngũ, tùy thuộc vào từng mức độ mà hành vi này có thể bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ vi phạm:

Việc bỏ đi, không báo cáo với cấp trên dựa vào Điều lệ nội vụ ngành công an, có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc. Nếu hành vi này có tính chất vi phạm nghĩa vụ mà pháp luật quy định nặng thì có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử phạt hành chính:

Căn cứ vào Điều 8, Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu về việc vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ, cụ thể:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này”.

Như vậy, nếu cậu thanh niên này đào ngũ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, kèm theo đó là thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như quy định ở trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 402 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 có quy định về tội đào ngũ, cụ thể như sau:

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy, nếu cậu thanh niên này đào ngũ thuộc vào trường hợp được quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 như trên, tùy vào từng mức độ vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau. Mức phạt nhẹ nhất trong trường hợp này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và mức phạt nặng nhất là tới mười hai năm tù.

5. Thủ tục ra quân nghĩa vụ công an trước thời hạn

Tóm tắt câu hỏi:

Lúc trước tôi có đi nghĩa vụ quân sự và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sau đó tôi lại tiếp tục xin vào phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân, nay tôi thấy ngành công an không phù hợp với tôi, nay tôi muốn xin ra quân có được không và cách nào để giải quyết ra quân?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, các trường hợp tham gia nghĩa vụ công an nhân dân sau đây sẽ được giải quyết cho xuất ngũ:

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì được xuất ngũ.

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được xuất ngũ trước thời hạn. Nếu bạn chỉ có lý do là ngành công an không phù hợp thì không thuộc một trong những trường hợp trên và bạn vẫn phải tiếp tục phục vụ trong ngành công an.

6. Độ tuổi đăng ký thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ công an nhân dân cũng tương ứng với độ tuổi gọi nhập ngũ. Mà căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

– Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

– Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Tuy nhiên ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi bạn còn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn quy định tại Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP. Việc bạn có vợ không phải là lý do để không đủ tiêu chuẩn được tuyển chọn.

Xem thêm: Luật Hiến Pháp Tiếng Anh Là Gì ? Luật Hiến Pháp Tiếng Anh Là Gì

Nếu trường hợp tham gia nghĩa vụ công an nhân dân mà bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2019/NĐ-CP thì sẽ chuyển sang công an chuyên nghiệp:

“1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *