Contents
2 Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình3 Ưu nhược điểm của công tắc hành trình5 Các loại công tắc hành trình
Công tắc hành trình là gì? Phân loại công tắc hành trình
Công tắc hành trình là tên gọi dùng để chỉ thiết bị có chức năng, giúp chuyển đổi các động cơ năng thành các tín hiệu điện nhằm phục vụ cho quá trình điều khiển cùng giám sát.
Đang xem: Công tắc hành trình là gì
Công tắc hành trình là gì – công tắc giới hạn hành trình
Ngoài ra, công tắc hành trình còn được gọi là công tắc giới hạn hành trình. Bởi nó được dùng để giới hạn hành trình các bộ phận chuyển động. Cấu tạo của nó gần như tương tự một công tắc điện bình thường, chỉ khác biệt là có thêm cần tác động. Nhằm giúp các bộ phận chuyển động, tác động làm biến đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó.
Đồng thời công tắc hành trình là loại không duy trì trạng thái, nó sẽ trở lại vị trí ban đầu khi khi không còn tác động. Nó được dùng để đóng cắt mạch của lưới điện hạ áp, có cơ chế hoạt động giống như một nút ấn động tác ấn bằng tay, chuyển động cơ khí trở thành tín hiệu điện nhờ vào những động tác va chạm của các bộ phận cơ khí.
Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình
Cấu tạo của công tắc hành trình
Công tắc hành trình bao gồm ba bộ phận chính đó là: Bộ phận truyền động, thân công tắc, chân cắm. Những bộ phận này có chức năng cụ thể như sau:
Bộ phận truyền động: Là một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Ở một số loại công tắc, nó được gắn vào đầu thao tác nhằm mở hoặc đóng các tiếp điểm có trong công tắc.
Phần thân công tắc: Đây là phần chứa cơ chế tiếp xúc điện.
Chân cắm: Là nơi chứa các đầu vít của tiếp điểm để kết nối hệ thống dây điện và các tiếp điểm.
Cấu tạo công tắc hành trình
Nguyên lý hoạt động công tắc giới hạn hành trình
Nguyên lý hoạt động của nó có ứng dụng trong việc chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Hiểu một cách đơn giản, công tắc điện giới hạn giúp điều khiển đóng ngắt tín hiệu điện dựa vào sự di chuyển của một vật. Giống như tên gọi, nó có chức năng chính là giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chân như sau: Hệ thống
Cấu tạo hệ thống chân của công tắc giới hạn hành trình bao gồm: Chân COM, chân thường đóng được ký hiệu là NC và chân thường hở (NO). Khi ở điều kiện bình thường, tiếp điểm của chân NC và chân COM sẽ được nối với nhau. Còn trong trường hợp cần tác động có lực tác động lên thì lúc này tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ hở. Đồng thời, sẽ chuyển qua chân COM và chân NO. Như vậy, khi tiến hành đấu điện chúng ta cần xác định chính xác được 3 chân này. Chúng ta đo ngắn mạch bằng cách sử dụng VOM để xác định.
Công tắc hành trình được ứng dụng trong thanh máy
Ưu nhược điểm của công tắc hành trình
Công tắc hành trình được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết bị dân dụng và công nghiêp. Vậy chúng có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên đó chính là chúng có thể sử dụng cho hầu hết các ứng dụng công nghiệp.Có độ chính xác cao có thể đáp ứng được các điều kiện khắt khe về độ chính xác đồng thời có tính lặp lạiMột điểm cộng nữa là công tắc hành trình có thiết kế tiêu tốn ít năng lượng điệnCó khả năng điều khiển nhiều tải.
Xem thêm: Dung Lượng Icloud Là Gì – Cách Quản Lý Icloud Drive
Nhược điểm của công tắc hành trình
Không dùng được với những thiết bị có tốc độ chuyển động tương đối thấp.Khi hoạt động máy phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị.Khiến các bộ phận cơ khí bị mòn do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình hoạt động.
Ứng dụng của công tắc hành trình
Các công tắc hành trình trong được ứng dụng công nghiệp cần sự an toàn, chính xác cao và phát hiện. Cụ thể như sau:
Ứng dụng công nghiệp cần phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng.Ứng dụng trong thiết bị đếm.Ứng dụng để phát hiện phạm vi di chuyển.Để phát hiện vị trí cũng như giới hạn chuyển động.Đồng thời có chức năng ngắt mạch khi gặp sự cố.Hay ứng dụng để phát hiện tốc độ.
Cụ thể công tắc giới hạn hành trình được sử dụng trong các lĩnh vực như:
Trong các dây chuyền sản xuấtBăng chuyềnBăng tảiThang máyCửa cuốn
Các loại công tắc hành trình
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, công tắc hành trình nhận được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu của nhiều các nhà sản xuất nên công tắc ngày càng có nhiều loại đa dạng hơn. Với nhiều hình dạng, cơ cấu truyền động, kích thước cùng tính năng để có thể đáp ứng nhiều ứng dụng đặc thù trong công nghiệp.
Công tắc hành trình 2 chiều
Đây là loại công tắc được thiết kế có đồng thời cả 2 cặp tiếp điểm NO (thường hở) và NC (thường đóng) trên cùng 1 công tắc. Loại công tắc này thường được dùng trong các ứng dụng công nghiệp cần có 2 tiếp điểm ở đầu ra.
Công tắc hành trình được ứng dụng trong dây truyền sản xuất
Công tắc hành trình kiểu đòn bẩy
Trong dân dụng và công nghiệp, đây là loại công tắc hành trình phổ biến nhất. Loại công tắc này được thiết kế chỉ có 1 tiếp điểm NO hoặc NC. Thông thường tiếp điểm mặc định của loại này sẽ là NC thường đóng.
Công tắc sẽ chuyển từ NC sang tiếp điểm NO khi có vật thể tác động vào cánh tay đòn. Lúc này, công tắc hành trình sẽ kích hoạt một nhiệm vụ nào đó theo thiết kế từ trước của chúng ta. Công tắc sẽ trở về trạng thái ban đầu khi vật thể thôi tác động.
Công tắc hành trình kiểu nút nhấn
Loại công tắc này có phương thức hoạt động tương tự như công tắc hành trình kiểu đòn bẩy. Điểm khác biệt duy nhất là về mặt thiết kế hình dạng. Các phím nhấn trên laptop hay chuột cũng chính là dạng công tắc hành trình kiểu nút nhấn. Ngoài ra, còn một số loại công tắc hành trình ít phổ biến hơn như: Công tắc hành trình khí nén, công tắc hành trình kiểu bánh xe tăng đưa hay công tắc giới hạn kiểu cần gạt….
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ tới quý vị về công tắc hành trình. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu được công tắc hành trình là gì cũng như những ứng dụng của nó trong đời sống.