(QLNN) – Tham mưu là một loại nhiệm vụ, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, chuyên trách của một cá nhân, một bộ phận trong tổ chức, phục vụ cho lãnh đạo trong việc ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định. Bộ phận tham mưu được xây dựng đúng với chức năng giúp lãnh đạo ban hành các quyết định một cách chính xác, hợp lý, đạt hiệu quả cao cũng như tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện các quyết định.Bạn đang xem: Công tác tham mưu là gì
Ảnh minh hoạ: Internet
Hiện nay, các vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong khâu tổ chức bộ máy tham mưu đó là: việc xác định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tham mưu chưa được rõ ràng; đội ngũ tham mưu còn bị động, lúng túng, thiếu chuyên nghiệp; công tác tổ chức đội ngũ tham mưu cũng nảy sinh nhiều bất cập như: việc xác định khối lượng công việc, phân công trong đội ngũ tham mưu, đánh giá kết quả tham mưu còn tuỳ tiện, chưa sâu sát… chất lượng nội dung tham mưu chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quản lý hành chính nhà nước.
Đang xem: Công tác tham mưu là gì
Chính vì vậy, công tác tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động tham mưu cần có lộ trình đổi mới, tập trung ở việc thiết kế bộ máy, xác định vị trí, trách nhiệm pháp lý của cá nhân tham mưu.
Xác định quy mô tổ chức bộ máy tham mưu
Xét về quy mô, vị trí của chủ thể lãnh đạo quản lý, đối tượng phục vụ của tham mưu, chúng ta có thể thấy quy mô đội ngũ tham mưu không giống nhau. Có 3 cấp độ về quy mô từ nhỏ đến lớn của bộ máy tham mưu, đó là:
(1) Cá nhân tham mưu: có một cán bộ ở vị trí trợ lý giúp việc cho thủ trưởng chuyên tổ chức xử lý thông tin và trình bày đề xuất với lãnh đạo về hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Hoạt động tham mưu cần tính sáng tạo, do vậy, luôn đòi hỏi dấu ấn cá nhân, không thể bỏ qua vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn phương án, giải pháp cho vấn đề.
Một trong các khiếm khuyết của mô hình cá nhân tham mưu là, dấu ấn của cá nhân có thể ảnh hưởng rõ nét trong các quyết định hành chính, thậm chí có thể là cả một hệ thống các quyết định trong một giai đoạn cụ thể.
Hạn chế trong tính cách, trình độ của từng cá nhân tham mưu có thể làm giảm tính khách quan của phương án tham mưu. Nói chung, mô hình nhỏ (một cá nhân) chỉ áp dụng tuyệt đối với các vị trí lãnh đạo cấp thấp. Đối với lãnh đạo cấp trung gian và cấp cao, mô hình này có thể được áp dụng nhưng sẽ mang tính kết hợp với các mô hình khác, quy mô khác.
(2) Bộ phận, đơn vị tham mưu: một bộ phận, đơn vị trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, chuyên xử lý thông tin, đề xuất ý kiến với lãnh đạo về hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Quy mô có một bộ phận, đơn vị tham mưulà quy mô phổ biến và phù hợp.
Tham mưu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các phương án tham mưu khi đã được thủ trưởng phê duyệt. Tất nhiên, các cá nhân khác nhau trong bộ máy tham mưu sẽ chịu trách nhiệm về các mặt khác nhau trong một quyết định hành chính, nhưng để tạo nên một quyết định hoàn chỉnh thì cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và ban hành quyết định giữa các cá nhân trong bộ máy tham mưu với vai trò của người chịu trách nhiệm chính.
Với tính trách nhiệm cao như vậy, đội ngũ tham mưu cần có sự phối hợp ăn ý và đồng bộ bên cạnh tính đề cao vai trò cá nhân. Với đặc điểm như trên, quy mô một bộ phận sẽ thích hợp với đa số các vị trí lãnh đạo cấp trung gian và một số vị trí cấp cao.
3) Cơ quan chuyên trách công tác tham mưu: một cơ quan chuyên trách chuyên nghiên cứu, đề xuất dự thảo quyết định cho lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Trong bộ máy hành chính, quy mô này được biểu hiện ở bộ máy các phòng ban, các vụ… Quy mô này gồm có người đứng đầu phụ trách đơn vị, các cá nhân phụ trách mảng bên dưới. Tuy nhiên, quy trình hoạt động của bộ máy tham mưu này có thể linh hoạt.
Bên cạnh việc người đứng đầu chịu trách nhiệm tổng thể thì các cá nhân chuyên môn phụ trách mảng công việc cụ thể cũng có thể trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong những tình huống chuyên biệt cụ thể.
Quy mô của một cơ quan chuyên trách công tác tham mưu,chuyên trách xử lý thông tin và trình lãnh đạo phê duyệt các quyết định, chính sách lớn. Mô hình này chủ yếu áp dụng ở bộ máy tham mưu tổng hợp là văn phòng cấp trung ương và cấp tỉnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống thông tin dự báo, xử lý số liệu và kết nối toàn hệ thống,thống nhất trong xây dựng và thực hiện chính sách. Việc xác định quy mô tổ chức tham mưu cần hợp lý cho từng cấp đi đôi với phát huy vai trò cá nhân cùng vai trò của tổ chức nhằm bảo đảm trách nhiệm đối với kết quả tham mưu.
Xác định vị trí pháp lý, trách nhiệm của tham mưu
Cần phân biệt chức năng tham mưu và thực thi trong hoạt động quản lý nhà nước tạo tính khách quan cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Đối với cơ quan nhà nước, nội dung chính sách ban hành có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước.
Một trong những yêu cầu hàng đầu của VBQPPL là yêu cầu về tính khách quan. Giữa các cơ quan có thẩm quyền về ban hành VBQPPL có sự phân lập rõ ràng giữa đội ngũ tham mưu và đội ngũ thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Ví dụ,trong tổ chức bộ máy của một bộ có các cục và vụ. Vụ là đơn vị thuộc bộ, giúp bộ trong việc tham mưu ban hành chính sách như tiêu chuẩn, quy tình thủ tục hành chính…còn Cục là cơ quan trực thuộc bộ, có tư cách pháp nhân, được bộ uỷ quyền thực thi hoạt động quản lý nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể với các hoạt động như: cấp phép, kiểm tra, xử phạt…
Hoàn thiện quy trình tham mưu và xác định trách nhiệm cá nhân tham mưu. Việc xây dựng và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tham mưu đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu bảo đảm vị trí, vai trò, trách nhiệm tham mưu và bảo đảm cho chất lượng các quyết định quản lý hành chính nhà nước.
Xem thêm: What I Mean It Là Gì ? Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Mean Trong Tiếng Anh
Quy trình kỹ thuật tham mưu phải được bảo đảm bằng các yếu tố: có thể chế rõ ràng, có văn bản quy định của Nhà nước về quy trình kỹ thuật tham mưu; có các thủ tục nhằm kiểm chứng quá trình tiến hành tham mưu, cụ thể ở đây là quy trình chuẩn bị hồ sơ, trình ký văn bản phải trên cơ sở xác định được trách nhiệm tham mưu.
Hiện nay, những vấn đề này vẫn chưa được xây dựng và triển khai chặt chẽ khiến cho chất lượng quyết định hành chính chưa được bảo đảm, đặc biệt trong những tình huống nhạy cảm, những nội dung quan trọng, những khi có vấn đề làm nảy sinh trách nhiệm pháp lý thì rất khó xác định trách nhiệm cá nhân. Cụ thể, vị trí của pháp chế hành chính trong quy trình ban hành, giải quyết văn bản hiện nay còn nhiều bất cập.
Chuyên viên pháp chế hành chính là công chức làm việc trong biên chế của cơ quan, có trách nhiệm kiểm tra thẩm định các hoạt động của cơ quan, các văn bản được ban hành có đúng với quy định pháp luật hay chưa.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật chưa bảo đảm khẳng định trách nhiệm, vai trò của bộ phận này trong quá trình lãnh đạo ban hành và triển khai quyết định hành chính. Về mức độ hiệu lực pháp lý, cao hơn quyết định của thủ trưởng cơ quan là pháp luật của Nhà nước; cao hơn pháp luật Nhà nước chính là các công ước, hiệp ước quốc tế mà Nhà nước tham gia.
Pháp chế hành chính là người chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của văn bản. Ở nhiều nước, vị trí này có tính chất độc lập trong cơ quan, công sở và luôn thực hiện trách nhiệm bằng các chữ ký tắt vào dự thảo văn bản hành chính.
Việc không quy định chữ ký tắt của luật sư hoặc chuyên viên pháp chế hành chính trong bộ máy thực tế đã dẫn tới không ít hậu quả là văn bản hành chính ban hành trái với quy định pháp luật, hiệp ước, công ước quốc tế.
Nhiều văn bản hợp đồng của doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức hoạt động bằng ngân sách nhà nước có liên quan tới yếu tố quốc tế khi có vấn đề tranh chấp xảy ra thì thường bị xử thua trong vụ kiện tại Toà án quốc tế mà nguyên nhân là chủ thể này đã không xem trọng việc chuẩn bị chứng lý cũng như không xem xét kỹ yếu tố về căn cứ luật pháp quốc tế.
Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật.
Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.
Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ máy tham mưu phải nghiên cứu dự liệu những vấn đề mấu chốt qua một thời gian dài theo dõi, thu thập thông tin, phát hiện vấn đề và phân tích nguyên nhân.
Xác định khối lượng công việc, định mức, đánh giá kết quả hoạt động tham mưu
Trên cơ sở thống kê khối lượng công việc của từng cơ quan, vị trí làm việc, các cơ quan cần tính toán số biên chế hợp lý, thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ. Khối lượng công việc tham mưu tính chủ yếu theo số lượng các quyết định hành chính cần ban hành; thời gian trung bình nghiên cứu và ban hành quyết định hành chính trong lĩnh vực đó; số lượng văn bản, thông tin cần xử lý, quản lý trong lĩnh vực đó; số đầu danh mục hồ sơ chuẩn cần quản lý; số lượng các lượt tiếp khách tiếp dân, thời gian tiếp.
Các số liệu được khảo sát, điều tra thống kê và sắp xếp theo các tiêu thức: cấp lãnh đạo mà tham mưu phục vụ, theo quy mô đối tượng quản lý (địa bàn, dân cư, số lượng đối tượng…).
Đánh giá kết quả lao động tham mưu rất khó khăn do thói quen đánh giá phụ thuộc vào cảm tính của người lãnh đạo và có rất nhiều yếu tố bên ngoài khách quan bên ngoài ảnh hưởng kết quả tham mưu mà ta khó phân định được rõ ràng. Vì vậy, việc đánh giá kết quả lao động tham mưu chủ yếu chỉ nhằm mục đích xác định thù lao cho tham mưu; lên kế hoạch bảo đảm các điều kiện nhất định cần thiết cho tham mưu.
Chất lượng tham mưu một phần nào đó cũng có thể đánh giá thông qua hiệu quả quản lý nói chung. Việc đánh giá chất lượng quản lý một phần có thể sử dụng để xác định trách nhiệm của tham mưu trong vấn đề quản lý yếu kém nếu có. Đánh giá kết quả sản phẩm tham mưu có thể tính bằng số lượng dự thảo quyết định hành chính được lãnh đạo thông qua; hiệu quả đồng thuận của dư luận, hiệu quả giải quyết công việc hành chính.
Xem thêm: Thuật Ngữ Fyp Trong Bảo Hiểm Là Gì ? Fyp Trong Bảo Hiểm Là Gì
Công tác tham mưu trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập và toàn cầu thực sự có thể phát huy vai trò chiến lược của mình khi được đầu tư đổi mới về tổ chức một cách linh hoạt và sáng tạo, có sự kết hợp đồng bộ các khâu tổ chức bộ máy, nhân sự, xác định quy trình, trách nhiệm, công tác, kiểm tra đánh giá… mới có thể đem lại những bước đột phá, nâng cao chất lượng của các quyết định quản lý và nâng cao hiệu quả ban hành và thực hiện chính sách.