QC là gì? Nhiệm vụ của QC là gì? Công việc chính của QC bao gồm những gì? Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QC là gì? Phân biệt QA và QC? Những khó khăn của một QC? Mức lương và cơ hội phát triển của QC như thế nào? Các nguồn hữu ích cho các QC học tập?
Thuật ngữ “QC” gần như không mấy xa lạ đối với hầu hết chúng ta nhưng liệu chúng ta có nắm bắt được hết những vấn đề hay hiểu rõ về QC hay không? Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về việc này thì không nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi dưới này nhé!
Chúng ta sẽ khởi động với khái niệm QC là gì?
QC là gì?
QC là gì?
QC là từ viết tắt của tên tiếng anh Quality Control. Đây được định nghĩa là những công việc liên quan đến kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. QC là một trong những bộ phận quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng các sản phẩm, hàng hóa trước khi thực hiện quy trình đóng gói, cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.
Đang xem: Qc Là Gì? Công Việc Qc Là Gì ? Công Việc Và Nhiệm Vụ Của Nhân Viên Qc
QC được tiến hành song song trong từng khâu của quy trình sản xuất nhằm tối đa hóa chất lượng sản phẩm.
QC thông thường bao gồm:
Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (PQC) Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC) Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).
Nhiệm vụ của QC là gì?
Nhiệm vụ của QC là gì?
Nhiệm vụ của QC chính xác được liệt kê như sau:
Tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case, thực hiện việc test phần mềm trước khi giao cho khách hàng hay đưa ra thị trường. Lên kế hoạch kiểm thử phần mềm Viết Script cho automation test Sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết. Phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan tuỳ từng dự án, sản phẩm.
Công việc chính của QC bao gồm những gì?
Công việc chính của QC bao gồm những gì?
Như đã đề cập ở trên, QC sẽ bao gồm 3 thành phần chính và mỗi thành phần sẽ có 1 công việc khác nhau, cụ thể
Nhân viên IQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào):
Kiểm tra xem nguyên vật liệu đầu vào có tốt không, chất lượng ra sao, lựa chọn đầu vào đạt tiêu chuẩn; Khi nguyên vật liệu được đưa vào trong quá trình sản xuất, cần theo dõi xem đầu vào đó có tình hình sử dụng như thế nào; Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng, đánh giá nhà cung ứng; Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
Nhân viên PQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất):
Cùng với nhân viên QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; Trong quá trình công nhân làm việc, kiểm tra xem các công đoạn có ổn không, có phát sinh lỗi không và yêu cầu nhân viên khắc phục lỗi; Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm; Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
Nhân viên OQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra):
Lập nên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm; Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm và cho thông qua với sản phẩm đạt chuẩn; Thu thập, phân loại sản phẩm lỗi, các sai sót trong phần kỹ thuật sau đó chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC; Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QC là gì?
Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QC là gì?
Kỹ năng kiểm tra, giám sát:
Đây kỹ năng hàng đầu vì QC với công việc chính đó là liên quan đến kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm nhằm theo dõi quá trình sản xuất và nhanh chóng, kịp thời phát hiện các lỗi sai trong quy trình sản xuất;
Kỹ năng quản lý:
Vì trong giai đoạn tạo ra sản phẩm, nhân viên QC cần giám sát và điều hành hoạt động của công nhân khi xảy ra lỗi. Chính vì vậy, nhân viên QC cần có khả năng tốt trong việc quản lý năng suất của người lao động, điều phối nhân sự hợp lí để theo kịp tiến độ nhưng vẫn đạt được các chỉ tiêu sản phẩm đầu ra;
Kỹ năng xử lý sự cố:
Sự cố xảy ra là điều không ai mong muốn và trong sản xuất lại càng không nên xuất hiện sự cố. Chính vì vậy, nhân viên QC cần luôn bình tĩnh cũng như kịp thời đưa ra các giải pháp cho vấn đề phát sinh;
Sự kiên nhẫn:
Những sự cố trong quá trình sản xuất không bao giờ phát sinh một lần mà nó xảy ra có thể rất nhiều lần. Bên cạnh đó, nhân viên QC cũng cần thử sản phẩm rất nhiều lần để có thể hoàn thiện sản phẩm. Chính vì vậy, kiên nhẫn là một tố chất vô cùng quan trọng với nhân viên QC;
Kỹ năng giao tiếp tốt:
Nhân viên QC cũng là người trao đổi với khách hàng về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm nên kỹ năng giao tiếp hợp lòng người và khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,…) là rất cần thiết.
Không ngừng học hỏi
Những phần mềm quản lý và kiểm tra đều là thiết bị công nghệ, mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một nhân viên QC cần theo kịp những xu hướng công nghệ hiện đại nhất để không bị lạc hậu. Đồng nghĩa với việc trau dồi kiến thức bảo thân đó chính là giá trị của bạn trong công ty ngày càng được nâng lên.
Phân biệt QA và QC
Phân biệt QA và QC
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa công việc của QC và QA vì chưa hiểu rõ được tính chất và đặc điểm của 2 lĩnh vực này. Nắm được tâm lý đó nên hôm nay bài viết này sẽ giúp bạn có thể phân biệt được 2 khái niệm QA và QC này. Nhìn chung, cả 2 lĩnh vực này đều cùng làm quản lý về chất lượng, tuy nhiên tính chất về công việc, mô tả công việc của 2 lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
(Chuyên mục này cũng đã được chúng tôi đề cập thông qua bài QA là gì? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây về QA của chúng tôi)
Những khó khăn của một QC
Những khó khăn của một QC
Kỹ năng và đào tạo bài bản
Điều thách thức đầu tiên đối với nghề QA/QC đó là chưa có kỹ năng và được đào tạo bài bản để làm nghề QA/QC. Hầu như các bạn đều được học các chuyên ngành chung, kiến thức chuyên môn chung. Do đó, khi ra trường các bạn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra hay khó khăn khi đi phỏng vấn tìm việc liên quan đến ngành nghề chất lượng.
⇒ QA/QC không có định hình cho nghề của mình.
Hàng hóa trong nước đang phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập
Hiện nay, người tiêu dùng đã trở nên thông thái hơn khi yêu cầu sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà mẫu mã cũng phải đẹp và bắt mắt hơn. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi hàng tháng, hàng năm.
⇒ QA/QC đứng trước thách thứcđó là cần làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm sánh ngang với hàng nhập.
Trình độ công nhân còn hạn chế
Đa phần đội ngũ công nhân của chúng ta hiện nay chỉ mới tốt nghiệp cấp 3. Do vậy, họ chỉ có thể làm những công việc thủ công, tay chân có tính đơn giản. Khi áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật cao sẽ khiến cho họ gặp khó khăn trong việc tiếp thu và Công nhân thường chỉ quan tâm đến sản lượng chứ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
⇒ QA/QC cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể trao đổi và làm việc với công nhân. Từ đó, mang đến lợi ích chung cho doanh nghiệp đó là chất lượng và năng suất của sản phẩm ngày một gia tăng.
Khó khăn về vốn và mở rộng sản xuất
Các doanh nghiệp ở Việt Nam thường gặp khó khăn về mở rộng sản xuất. Muốn sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao yêu cầu hệ thống máy móc cần được hiện đại hóa. Thêm vào đó là hệ thống quy chuẩn chất lượng trong sản xuất cũng phải được đồng bộ hóa.
⇒ QA/QC cần phải xây dựng được hệ thống quy chuẩn làm sao phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. Đồng thời cũng phải đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của khách hàng ngày càng gia tăng.
Mức lương và cơ hội phát triển của QC như thế nào
Theo khảo sát,mức lương của một nhân viên QC giao động từ mức thấp nhất là 4 triệu/tháng, mức trung bình là 7.4 triệu/tháng, đến mức cao là 8.8 triệu/tháng.
Hiện nay, trong bất kì công ty sản xuất sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần bộ phận QC. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho các bạn trong lĩnh vực này khá là cao.
Các nguồn hữu ích cho các QC học tập
Kết luận bài viết
Thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay. Mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực và vật lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đặc biệt phải có đội ngũ QC chuyên nghiệp và nòng cốt đưa doanh nghiệp ngày một phát triển.
Xem thêm: Tê Tay Là Dấu Hiệu Bệnh Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tê Tay Trái, Tay Phải Là Bệnh Gì
Trên đây là một số kiến thức xoay quanh về nghề QC, hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về QC là gì? thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất có thể.