Chứng khoán Phái sinh
Quản trị công ty
Kiên thức chung
100 câu hỏi đáp về chứng khoán (câu 85)
*

100 câu hỏi đáp về chứng khoán

PHẦN 2

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Câu 85: CDS là gì, bản chất của công cụ này trên thị trường tài chính hiện đại?

Công cụ chứng khoán phái sinh CDS còn được gọi là Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng(Credit Default Swap), hoặc Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng, ban đầu là một dạng bảo hiểm dành cho trái phiếu tồn tại dưới hình thức một khoản nợ được chứng khoán hóa. CDS là một loại chứng khoán phái sinh và có có nét giống với hợp đồng bảo hiểm vì đây là một thoả thuận hoán đổi rủi ro.

Đang xem: Credit default swap là gì

Khi tham gia vào CDS, người mua CDS trả cho người bán một khoản phí (gọi là CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng, xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Phí CDS thường có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay; và được tính theo điểm cơ bản (tỷ lệ phần trăm) hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng. Ví dụ, nếu phí CDScủa một doanh nghiệp là 500 điểm cơ bản (tương đương 5%), tức là cứ mỗi khoản cho vay 10 triệu USD mệnh giá thì phí bảo hiểm cho vỡ nợ là 500.000 USD/năm. Phí CDS thay đổi, lên xuống liên tục theo tâm lý nhà đầu tư và theo trạng thái hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay (hoặc bên phát hành trái phiếu) càng thấp thì mức phí bảo hiểm càng cao và ngược lại. Ngoài ra, nếu khoản vay/trái phiếu bị xếp hạng quá thấp thì bên bán CDS phải đặt trước một khoản thế chấp.

Tuy bản chất giống như một hợp đồng bảo hiểm, song cách thức CDS được thực hiện mang tính chất của loại chứng khoán phái sinh Swap (Hợp đồng hoán đổi) thông thường. Hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau hai dòng tiền: Người mua trả cho người bán dòng phí CDS hàng năm trong suốt thời hạn hợp đồng; còn người bán trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền này sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra và bằng giá trị khoản cho vay hoặc mệnh giá của trái phiếu được bảo hiểm nếu bên đi vay/nhà phát hành trái phiếu bị vỡ nợ. Thị trường giao dịch CDS dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng. Khi khả năng phá sản của doanh nghiệp cao sẽ làm cho phí CDS tăng vọt. Phí CDS được chia theo các chuẩn 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm. Tương ứng với mỗi mức thời hạn sẽ có các mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau (giống như các mức lãi suất kỳ hạn tại ngân hàng). Phổ biến nhất là phí CDS cho 5 năm.

Xem thêm: Cửa Hàng Outlet Là Gì – Ưu, Nhược Điểm Và Lưu Ý Khi Mua Hàng Outlet

Như vậy, bản chất của CDS chính là một loại chứng khoán phái sinh nhằm bảo hiểm cho một khoản cho vay. Vì thế, CDS thường gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Xem thêm:

Mời xep tiếp câu 86.

Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *