Có thể nói, CTO là một mốc vàng son trong bức tranh nghề nghiệp đối với dân IT, là vị trí mà bất cứ người nào trong ngành cũng ao ước. Vậy cụ thể CTO là gì? CTO viết tắt của từ gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của những người mới làm trong ngành công nghệ, lập trình.Bài viết sau đây của honamphoto.com sẽ giúp bạn vẽ ra chân dung chi tiết của vị trí này!
CTO là gì?
Trước hết để hiểu CTO là gì, chúng ta cần biết CTO là viết tắt của từ gì. CTO là viết tắt của Chief Technology Officer, có thể dịch là Giám đốc Công nghệ hoặc Giám đốc Kỹ thuật. CTO thuộc C-level trong doanh nghiệp, là người quản lý cao nhất trong doanh nghiệp chuyên về mảng kỹ thuật và công nghệ. CTO đảm nhiệm việc điều hành và giám sát hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm và giải quyết các vấn đề về về công nghệ, kỹ thuật. CTO thường bắt đầu con đường sự nghiệp từ vị trí việc làm lập trình viên hoặc việc làm nhân viên IT.
Đang xem: Cto là viết tắt của từ gì
Phân biệt CIO và CTO
CTO là chức danh gì và khác gì với CIO?
CIO là gì?
CIO là viết tắt của Chief Information Officer tức Giám đốc Công nghệ Thông tin. Đây là người quản trị tổng quan các hoạt động công nghệ, kỹ thuật, đưa ra chiến lược phát triển và đảm bảo tối ưu chi phí CNTT cho doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa CIO và CTO
CTO và CIO trong doanh nghiệp là hai chức vụ phối kết hợp với nhau để điều hành công nghệ, kỹ thuật phát triển theo đúng chiến lược của công ty.
CTO là người báo cáo công việc cho CIO. Tuy nhiên còn tùy thuộc quy mô, nhu cầu và định hướng kinh doanh mà thường doanh nghiệp chỉ tuyển một trong hai chức vụ này. Nếu công ty chỉ có CTO thì người này báo cáo trực tiếp lên CEO.CIO không cần phải biết hết về chuyên môn công nghệ kỹ thuật nhưng cần đưa ra chiến lược phát triển CNTT cho doanh nghiệp. Đồng thời CIO cố vấn cho CTO cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào việc phát triển kinh doanh.
Vai trò của CTO trong tổ chức là gì?
CTO là gì và đảm nhiệm vai trò gì trong doanh nghiệp?
Bên cạnh các vị trí như CEO, COO, CCO chuyên trách về mảng vận hành và kinh doanh thì hiện nay, các vị tró CTO cũng trở thành một vị trí “mus-have” trong mọi doanh nghiệp. Bước sang thế kỷ bùng nổ công nghệ thông tin, các doanh nghiệp chú trọng hơn vào các sản phẩm điện tử, công nghệ và phương thức vận hành bằng công nghệ. Nhờ vậy mà vai trò của CTO ngày càng được nâng cao và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn còn bawnkhoawn CTO là gì thì họ là những người có vai trò như sau:
CTO không chỉ là một lập trình viên giỏi nhất mà bạn còn cần hiểu biết về quản trị. Bởi CTO là người kết nối giữa các lãnh đạo của doanh nghiệp với đội ngũ nhân sự CNTT.CTO là người điều hành, tuyển dụng, phỏng vấn và đào tạo những người mới trong cùng bộ phận.CTO giúp công ty chiếm được lợi thế về kỹ thuật, công nghệ so với các đối thủ trên thị trường. CTO cũng hỗ trợ cho công ty trong việc tăng trưởng doanh thu, đảm bảo lợi nhuận.Hỗ trợ các hoạt động marketing và thúc đẩy doanh thu bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận tới khách hàng, nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Công việc của CTO là gì?
Trách nhiệm và yêu cầu công việc của CTO là gì?
Trách nhiệm của Giám đốc Công nghệ là tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chính sách kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và cách thức tổ chức nhân sự của từng doanh nghiệp.
Ví dụ như với các startup thì CTO có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau ngoài kỹ thuật. Trong công ty quy mô lớn, CTO quản lý số lượng nhân sự lớn và tập trung vào mảng kỹ thuật, công nghệ. Đối với công ty thuê nguồn lực outsource thì CTO là đầu mối giải quyết công việc với các nhân sự đó.
Xem thêm: Câu Khẳng Định Tiếng Anh Là Gì, Câu Khẳng Định (Affirmative) Trong Tiếng Anh
Dù vậy, nhìn chung thì CTO đảm nhiệm một số công việc như sau:
Giám sát và quản trị cơ sở dữ liệu.Đảm bảo tính an ninh, bảo mật cho hệ thống thông tin của công ty.Đưa ra chiến lược về mặt kỹ thuật, công nghệ.Lên kế hoạch và triển khai các đầu việc trong lộ trình phát triển kỹ thuật, công nghệ.Kết nối khách hàng với doanh nghiệp để thấu hiểu nhu cầu thị trường, nhằm củng cố các dự án CNTT sắp tới sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty.Đưa ra các cải tiến hiệu quả cho công nghệ kỹ thuật để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận khác trong công ty sử dụng công nghệ kỹ thuật dễ dàng, hiệu quả hơn.
Những kỹ năng cần thiết của một CTO là gì?
Những tố chất tiềm năng của một CTOKỹ năng: Nhạy bén trong cập nhật và đón đầu xu hướng công nghệ mới; Luôn đổi mới và sáng tạo bản thân để bắt kịp tiến trình phát triển công nghệ trên thị trường; Có kỹ năng giao tiếp tốt; Có tư duy chiến lược và tầm nhìn của một nhà lãnh đạo; Có kỹ năng cố vấn tốt.Kinh nghiệm: Tối thiểu 3 – 5 năm làm quản lý, trưởng phòng IT hoặc leader team.Học vấn: Tốt nghiệp ĐH trở lên ngành Công nghệ Thông tin.Tính cách: Nhanh nhẹn, chăm chỉ, kiên nhẫn và có trách nhiệm.
Mức thu nhập của CTO
Không có một quy chuẩn nào cho mức lương của CTO vì ở mỗi công ty thì công việc của vị trí này lại khác nhau. Nhìn chung, mức lương trung bình cho CTO là từ 100 – 270 triệu đồng/tháng. Ở các công ty chuyên về công nghệ thì thu nhập của CTO còn cao hơn nữa.
Làm thế nào để trở thành CTO?
Con đường trở thành một CTO là gì?
Một CTO không chỉ làm việc dựa vào trình độ kỹ thuật và chuyên môn công nghệ của mình. Họ là người có tầm nhìn, biết chọn và phối hợp với đồng đội có tiềm năng. Họ cũng là người sáng suốt, biết nhanh chóng nắm bắt những xu hướng kỹ thuật mới nhất để cải thiện hiệu quả công việc. CTO sẽ trải qua con đường sự nghiệp từ vị trí một lập trình viên hay một nhân viên IT, trở thành leader, trưởng phòng công nghệ rồi CIO hoặc CTO…
Tóm lại, CTO là gì, làm những công việc gì, cần những kỹ năng gì? Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vị trí CTO. Hy vọng rằng với những kiến thức này, bạn sẽ thấy rõ hơn lộ trình phát triển trong sự nghiệp của mình. Hãy bắt đầu con đường sự nghiệp ngay hồm nay với danh sách việc làm uy tín tại honamphoto.com.vn cũng như những chiếc CV ngành công nghệ thông tin ấn tượng nhất.Chúc bạn nhanh chóng thăng tiến lên vị trí CTO và đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp!