Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định. Các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước biện pháp cưỡng chế và thuyết phục song hành với nhau. Cưỡng chế được coi là biện pháp cứng rắn đảm bảo trật tự xã hội chứ không mềm mỏng như thuyết phục. Vậy Cưỡng chế là gì? đang là thắc mắc của nhiều người. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Đang xem: Cưỡng chế hành chính là gì

Cưỡng chế là gì?

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phảu thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thâm thể của các cá nhân.

Cưỡng chế không chỉ thực hiện trong một lĩnh vực duy nhất mà nó hiện diện trong tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước, từ lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, thi hành án dân sự…

Lấy ví dụ để làm rõ hơn khái niệm Cưỡng chế là gì? như sau: Cảnh sát giao thông phát hiện ra một người giam gia điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm an toàn giao thông.

Do đó chiến sĩ cảnh sát giao thông thực hiện đình chỉ hành vi vi phạm của người này. Đây được gọi là biểu hiện của cưỡng chế.

Hay một ví dụ khác: Cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Đây là lĩnh vực áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhiều nhất.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền thi hành án do chấp hành viên hoặc thừa phát lại quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành.

Các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Xem thêm:

*

Cưỡng chế có vai trò gì trong quản lý hành chính nhà nước?

Không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ Cưỡng chế là gì? mà chúng ta cũng cần biết cưỡng chế đóng vai trò như thế nào trong quản lý Nhà nước.

Có thể thấy, cưỡng chế có vai trò rât quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật của Nhà nước. Bởi hiện nay, các tội phạm và những vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá trật tự quản lý hành chính nhà nước của chúng ta. Bên cạnh đó vẫn còn có một số bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém, vẫn không tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.

Nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, các kẻ thù giai cấp, dân tộc hoạt động chống phá nhà nước.

Do đó, cưỡng chế là bạo lực dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, được bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh, kỷ luật nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Bên cạnh đó, cưỡng chế còn được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, là khi phương pháp thuyết phục không đạt được hiệu quả như mong đợi. Lúc này, cưỡng chế sẽ đóng vai trò như là công cụ răn đe các đối tượng quản lý khác để cho họ thấy được sự nghiêm minh của pháp luật.

Xem thêm: Cách Gấp Hoa Sen Bằng Giấy A4, Hướng Dẫn Gấp Hoa Sen Bằng Giấy Cực Đơn Giản

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải thích rõ Cưỡng chế là gì? và phân tích vai trò của hoạt động cưỡng chế trong quản lý nhà nước cho bạn đọc tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *