Thưa luật sư,Tôi rất muốn phân biệt: Sự giống và khác nhau giữa hai khai niệm năng suất lao động và cường độ lao động ?
Ngời hỏi: Đỗ Đình An

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê.

Đang xem: Cường độ lao động là gì

*

Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:

1. Khái niệm cường độ lao động

Cường độ lao động tiếng Anh là: Labor intensity.

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.

Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi.

Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.

Cường độ lao động là sự hao phí sức óc (thần kinh), sức bắp thịt của nguòi lao động trong sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất, hoặc cả hai cách đó.

2. Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động là số lượng sản phẩm đươc người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.

Khái niệm năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng và là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực.

Có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội.

Xem thêm:

3. Phân biệt giữa cường độ lao động và năng suất lao động

.Giữa năng suất lao động và cường độ lao động có sự giống nhau và khác nhau.

Giống nhau ở chỗ tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động thì đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

Nhưng khác nhau là tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản phẩm, tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm. Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao động không đổi, hao phí sức lao động không thay đổi.Tăng năng suất lao động là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người. Tăng năng suất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đên sức khoẻ của con người còn tằng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

4. Cách đo năng suất lao động

Năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng dân số, bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu). Năng suất lao động là một thông số quan trọng làm cơ sở để xác định mức lương. Báo cáo mới đây của ILO/ADB về Cộng đồng ASEAN cho thấy những quốc gia có năng suất lao động cao thường có mức lương cao hơn.

5. Sự chênh lệch lớn về năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN khác

Ở một cấp độ rộng hơn, năng suất lao động là một hàm số phản ánh cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Báo cáo của ILO/ADB gần đây cho thấy năng suất lao động trong ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp. Ở những quốc gia như Cambodia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có thể có năng suất lao động chung thấp hơn. Ngược lại, Singapore có thể có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm. Tương tự, những quốc gia có nhiều lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức (ở đó, người lao động thường không được tiếp cận với những công nghệ mới nhất hoặc hiện đại nhất) có thể có năng suất lao động chung thấp.

Theo báo cáo gần đây của ILO/ADB, Cộng đồng kinh tế ASEAN tạo ra tiềm năng lớn để các nước có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao. Với lợi thế lực lượng lao động có trình độ giáo dục và kỹ năng vững chắc về đọc viết và tính toán, Việt Nam có thể là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều từ quá trình này. Nếu Việt Nam tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở cấp phổ thông trung học và cải thiện chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề, Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội này. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng nông thôn.

6. Giải pháp nâng cao năng suất lao động

Trong thời đại hiện nay 4.0 đang rất phổ biến để nâng cao năng suất lao động, một trong những giải pháp nổi bật là tăng cường độ sâu vốn và công nghệ.

Tăng cường độ sâu vốn và công nghệ là điểm mấu chốt, tỉ lệ thuận với kết quả năng suất lao động quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thức được lợi ích khi đầu tư công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng lại thường gặp khó khăn về vốn. Rõ ràng, nguồn lực tài chính phải được đầu tư có chiều sâu, dành cho những thiết bị có năng suất cao, đồng thời phải nâng cao trình độ quản lí, thúc đẩy hoạt động cải tiến năng suất trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Xin Co Form B Là Gì – Hướng Dẫn Thủ Tục Xin C/O Form B, C/O Mẫu B Là Gì

Có hai con đường để tăng năng suất lao động cho các quốc gia ASEAN. Một là tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề. Tuy nhiên, năng suất lao động có thể tăng nhiều nhất thông qua con đường thứ hai – chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn. Bởi vậy, các quốc gia cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp. Để làm được điều này, các chính phủ cần cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng, hệ thống giáo dục và phát triển kỹ năng tốt, và các doanh nghiệp cần có khả năng đầu tư và nắm bắt cơ hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *