Bạn mới ra trường, đến lúc xin việc. Bạn đã nghe nhiều về CV nhưng lại chưa hiểu CV là viết tắt của từ gì. Vậy làm cách nào để chinh phục được nhà tuyển dụng bằng CV khi bạn mới chân ướt chân ráo ra trường.
Đang xem: Cv Viết Tắt Là Gì ? Bạn Đã Biết Cv Viết Tắt Như Thế Nào? Cv Là Viết Tắt Của Từ Nào Trong Tiếng Anh
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nội dung bắt buộc phải có trong CVBí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
CV là viết tắt của từ gì?
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng Latinh, tạm dịch là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên đừng lầm tưởng về bản chất của từ Curriculum Vitae với sơ yếu lý lịch.
CV là viết tắt của từ gì? Bí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì CV thường được gửi online trước khi ứng viên đến gặp trực tiếp nhà tuyển dụng. Nếu CV được chấp nhận thì ứng viên sẽ được mời đến phỏng vấn trực tiếp và lúc ấy mới cần đến bản sơ yếu lý lịch truyền thống kia.
Nội dung bắt buộc phải có trong CV
Bạn đã hiểu CV là viết tắt của từ gì nhưng chưa đủ, còn cần nắm rõ được những nội dung cần phải có trong CV để giúp bản CV của bạn trở nên hoàn hảo. Bởi một bản CV không hoàn hảo, đầy đủ những nội dung cần thiết sẽ không bao giờ được nhà tuyển dụng chấp nhận bởi nó thể hiện sự cẩu thả của người viết CV. Những nội dung cần có trong CV bao gồm:
Thông tin cá nhân (Personal Information)
Hãy giới thiệu bản thân trong CV đầy đủ các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc.
Trình độ học vấn (Education)
Đây là mục để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ của bạn cao hay thấp. Các trình độ thường được liệt kê sẽ từ thấp đến cao: Trung cấp đến cao đẳng đến đại học hoặc sau đại học. Ngoài những bằng cấp cơ bản, nếu có tham gia vào các khóa khọc nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn thì các bạn cũng đều có thể thêm vào CV của mình để tăng sự tin tưởng.
CV là viết tắt của từ gì? Bí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Đây là phần rất nhiều người khi cách viết CV đều mắc lỗi. Bạn cứ tưởng bản thân có những kinh nghiệm làm việc nào đều ghi hết vào CV để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhưng thực chất họ lại chỉ quan tâm đến những kinh nghiệm có liên quan đến công việc hiện tại mà bạn muốn ứng tuyển mà thôi.
Quá nhiều kinh nghiệm không liên quan sẽ càng chỉ khiến CV của bạn trở nên rối mắt, khó chú ý vào những điểm nổi bật. Nếu bạn vẫn đang là sinh viên hoặc mới tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc cụ thể thì có thể thay thế bằng những hoạt động mà các bạn đã tham gia khi còn theo học liên quan đến công việc đang làm hoặc nơi các bạn theo thực tập.
Kỹ năng (Skills)
Đây là phần cần đưa vào nhiều kỹ năng nhất thì hầu hết các bạn lại bỏ qua vì nghĩ rằng không quan trọng. Thực chất nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới những kỹ năng mà bạn có để quyết định tới việc có nhận bạn hay không. Các kỹ năng trong CV mà ứng viên cần nêu nên có: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng và các kỹ năng khác có liên quan đến đặc thù công việc của bạn ứng tuyển.
CV là viết tắt của từ gì? Bí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Ojbective)
Mục tiêu nghề nghiệp chính là phần để nhà tuyển dụng đánh giá nỗ lực, sự cố gắng của bạn. Hãy ghi rõ những dự định, mục tiêu công việc mà bạn muốn đạt được trong tương lai hoặc viết ngắn gọn kế hoạch để bạn đạt được thành công trong công việc.
Chứng chỉ và giải thưởng (Certifications, Awards)
Nếu có chứng chỉ liên quan và những giải thưởng thì bạn có thể ghi vào để bảng thành tích cá nhân thêm xuất sắc, ấn tượng, nổi bật hơn những ứng viên khác.
Xem thêm: Trong Công Việc Tiếng Anh Là Gì, Từ Vựng Và Cụm Từ Tiếng Anh Trong Công Việc
Xem thêm: 【5/2021】 Cá Nhám Là Cá Gì – Nhà Mình Có Ai Biết Cá Nhám Không
Bí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
Bạn đã nắm rõ CV là viết tắt của từ gì cũng như hiểu được những nội dung cần có trong một CV. Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu phần mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều nhất chính là kinh nghiệm làm việc. Đó mới chính là yếu tố quan trọng để bạn được chọn lựa. Với một sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm làm việc dường như là một con số 0. Đây chính là khó khăn khiến sinh viên sau khi tốt nghiệp dù bằng cấp giỏi vẫn thất nghiệp.
CV là viết tắt của từ gì? Bí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
Kinh nghiệm quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định. Ngoài kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua nhiều yếu tố khác nữa như thái độ làm việc và kỹ kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực bạn đã được đào tạo. Có thể lần đầu bạn sẽ thất bại nhưng không có nghĩa là lần thứ 2, thứ 3 cũng sẽ thất bại.
Sau đây sẽ là một số bí quyết xin việc tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay cả khi CV của bạn chưa có kinh nghiệm làm việc.
Chấp nhận thực tế và chăm chỉ hơn
Trong CV xin việc, ở phần kinh nghiệm làm việc, nếu như không có thì bạn cũng đừng để trống. Hãy ghi vào đó những ưu điểm của bản thân bạn như tự tạo động lực cho bản thân học hỏi, không ngừng cố gắng và chăm chỉ làm việc. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người có chí cầu tiến, không ngại khó khăn, vất vả, sẵn sàng học hỏi, cống hiến.
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần thái độ này hơn cả bề dày kinh nghiệm nhưng lại không chăm chỉ, cầu tiến với công việc.
Nhấn mạnh các kỹ năng đang có
Toàn bộ những kỹ năng mà bạn đang có cần được thể hiện đầy đủ trong CV. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng dù không có kinh nghiệm làm việc thì tất cả những kỹ năng mà bạn đang có vẫn có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao.
CV là viết tắt của từ gì? Bí quyết chinh phục nhà tuyển bằng CV cho sinh viên mới ra trường
Quá trình hoạt động của bản thân
Ở phần kinh nghiệm làm việc nếu không có, bạn hãy ghi ra những hoạt động mà bản thân đã tham gia khi còn học ở trường hoặc ngoài trường học. Tất cả những hoạt động đó cũng chính là cơ hội để bạn học hỏi, lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm làm việc.
Chứng minh sự phù hợp của bản thân với công việc
Hãy để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn đối với công việc mà họ đang yêu cầu. Không có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn có những đặc điểm gì phù hợp với công việc này cũng như sự phân tích sáng tạo hoặc một vài ý tưởng thay đổi, sáng tạo để công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Yêu cầu, mục tiêu gắn liền với thực tế
Hãy chấp nhận việc mình chưa có kinh nghiệm làm việc thì không thể đưa ra những mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời hay những yêu cầu vượt quá với khả năng của bản thân. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ ngay rằng bạn nói hay hơn làm. Hãy chấp nhận thực tế không kinh nghiệm nhưng vẫn chứng minh sự tự tin của bản thân có thể hoàn thành tốt công việc cùng với mục tiêu nghề nghiệp gần nhất với công việc hiện tại mình ứng tuyển.
Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin để các bạn hiểu CV là viết tắt của từ gì và tất cả những bạn sinh viên mới ra trường cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần nắm vững những bí quyết tìm việc làm mà chúng tôi đã chia sẻ các bạn chắc chắn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp của mình.