Khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam, hàng vừa đến cảng, hãng tàu/ forwarder sẽ thông báo hàng đến, phát hành một D/O Lệnh giao hàng, người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan / kho / bãi để nhận hàng.

Đang xem: Phí D/O Fee Là Gì : Cẩm Nang Thông Tin Từ A Đến Z Không Thể Bỏ Qua

Tùy vào từng trường hợp, phí D/O sẽ được hãng tàu hoặc fowarder thu.

Tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

1.Phí D/O là gì?

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng_consignee.

Bạn lưu ý, phí D/O – Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng, không phải là phí chứng từ -Documentation fee, nhiều bạn thường nhầm lẫn hai phí này vì chữ viết tắt khá giống nhau.

Phí D/O phát sinh khi lệnh giao hàng được phát hành, vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết về các thông tin dưới đây. mẫu 08 thông tư 95

2.Phân loại D/O

Các loại lệnh giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được phân chia tùy theo đối tượng ban hành bao gồm 2 loại: D/O của forwarder và D/O của hãng tàu.

D/O do forwarder phát hành:

Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó. Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo.

D/O do hãng tàu phát hành:

Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất.

Xem thêm: Cấu Trúc Kênh Phân Phối Tiếng Anh Là Gì ? Kênh Phân Phối Tiếng Anh Là Gì

*

3.Thông tin về lệnh D/O

Nội dung trên delivery order là gì? Bao gồm các nội dung dưới đây:

Tên tàu và hành trình của con tàuNgười nhận hàng (Consignee)Cảng dỡ hàng (POD)Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

Quy trình lấy lệnh D/O

Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định. Các chứng từ khác bao gồm:

Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước)Giấy giới thiệuThông báo hàng đếnVận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C).

Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước.

Lưu ý: Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra.

Ngoài ra, đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu “hàng giao thẳng”, còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chì tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu “hàng rút ruột”.

Lưu ý:

– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

– Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Trên đây là bài chia sẻ về Phí D/O lệnh giao hàng được áp dụng trong lô hàng xuất nhập khẩu được biên soạn bời đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh – đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tập và công việc của bạn.

Xem thêm: Những Đặc Điểm Về Căn Hộ Thương Mại Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về Loại Hình Này

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: delivery order là gì; d/o là gì; do là gì; phí d/o là gì; d/o lệnh giao hàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *