Việt Nam đang tiến ngày càng sâu hơn vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ già hóa dân số đang có xu hướng tăng mạnh hơn, phản ánh qua kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê.
Đang xem: Sự Cách Biệt Lớn Giữa Tỉ Lệ Dân Số Già
Tốc độ già hóa có xu hướng tăng mạnhGià hóa dân số phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng dân số già, được thể hiện qua chỉ số già hóa, là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua. Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Các chuyên gia đánh giá, chỉ số này còn có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới.
Tổng số Thành thị Nông thôn | |||
TOÀN QUỐC | 48,8 | 50,8 | 47,9 |
Trung du và miền núi phía Bắc | 36,3 | 49,1 | 33,7 |
Tổng số Thành thị | Nông thôn | ||
Đồng bằng sông Hồng | 57,4 | 56,4 | 58,0 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung | 52,2 | 50,8 | 52,7 |
Tây Nguyên | 28,1 | 36,1 | 25,4 |
Đông Nam Bộ | 42,8 | 45,3 | 39,2 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 58,5 | 60,3 | 57,9 |
Cũng theo kết quả TĐT Dân số và nhà ở năm 2019, với quy mô dân số trên 96,2 triệu người, tăng 10,4 triệu người trong vòng một thập kỷ qua, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh nhất (chiếm 7,7%).
Xem thêm: Viết Tắt Fyi Là Gì Trong Email, Viết Tắt Fyi Trong Mail Có Nghĩa Là Gì
Các chuyên gia cho rằng, già hóa là kết quả của tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng. Thực tế là trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định, xu hướng sinh hai con là phổ biến. Ước lượng Tổng tỷ suất sinh (TFR) từ kết quả Tổng điều tra năm 2019 là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế. Tỷ suất chết thô (CDR) của cả nước năm 2019 là 6,3 người chết/1000 dân, thấp hơn so với năm 2009 (6,8 người chết/1000 dân). Trong khi đó, năm 2019, tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,6 tuổi, cao hơn nhiều tuổi thọ trung bình cách đây 30 năm (65,2 tuổi). Tương tự như các cuộc Tổng điều tra trước đây và kết quả Tổng điều tra các quốc gia khác trên thế giới, tuổi thọ trung bình của nam luôn thấp hơn của nữ, với độ tuổi của nam là 71,0 tuổi và nữ là 76,3 tuổi vào năm 2019.
Già hóa được đánh giá là thành tựu của công tác chăm sóc sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế – xã hội trong những năm qua và cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới như sản phẩm và dịch vụ cho người già; các công việc mới cho người cao tuổi cũng sẽ xuất hiện, cung cấp việc làm và thu nhập cho tầng lớp này và giảm tải áp lực sinh kế cho lực lượng lao động nòng cốt. Tuy nhiên cũng có thể thấy, tốc độ già hóa dân số có xu hướng tăng sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: Thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sócsức khỏe cho người cao tuổi,… từ đó đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ : Forever, Từ Forever Là Gì? (Từ Điển Anh Nghĩa Của Từ Forever, Từ Forever Là Gì
Trước hết, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động, cứ một người phụ thuộc được “gánh đỡ” bởi hai người trong độ tuổi lao động và đây là cơ hội tuyệt vời, mang lại cơ hội và thách thức cho sự phát triển đất nước. Mặc dù vậy, tốc độ già hóa dân số có xu hướng tăng mạnh đang làm rút ngắn thời kỳ dân số vàng, đòi hỏi Việt Nam có các chính sách phù hợp về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách cho thanh niên, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảo quyền bình đẳng giới… để có thể tận dụng được những cơ hội mà thời kỳ cơ cấu dân số vàng mang lại. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh nhưng cũng không ít quốc gia đã bỏ lỡ, chìm sâu trong “bẫy thu nhập trung bình”.
Đơn vị: %
1999 | 2009 | 2019 | |
Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi | 33,1 | 24,5 | 24,3 |
Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi | 61,1 | 69,1 | 68,0 |
Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên | 5,8 | 6,4 | 7,7 |
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê