Bạn đã nhiều lần nghe mọi người nhắc đến dây nóng dây lạnh ( dây nguội ) nhưng bạn chẳng biết chúng là gì cả, chúng khác nhau ở điểm nào? Và phải phân biệt ra sao? Không phải cũng chỉ là dây điện thôi sao? Hãy để điện nước Minh Hiếu giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Dây điện nóng lạnh là gì?Dây nóng dây lạnh màu gì?3 Cách xác định dây âm dươngCách lấy dây nguội cho công tắc âm tường thông minh
Dây điện nóng lạnh là gì?
Dây điện nóng là gì? Dây lạnh là gì?
+ Dây nóng hay còn được gọi là dây pha. Nó mang trong mình dòng điện xoay chiều. Nó có điện thế biến đổi, trường hợp 2 dây chính đều là dây nóng có thể từ 3 pha của đường cấp điện 3 pha hoặc lấy từ biến thế 1 pha. Một số ổ điện, đặc biệt là ổ chỉ có 2 lỗ, không phân biệt chân nóng và chân nguội.
Đang xem: Dây nóng dây nguội là gì
Dây điện nóng lạnh là gì?
+ Dây nguội hay dây lạnh còn được gọi là dây trung tính hoặc dây mát. Đây là dây không có điện và được nối đất tại nhà máy điện. Nhiệm vụ của dây nguội là làm kín mạch dòng điện 1 pha và giúp cân pha trong nguồn điện 3 pha.
Dây nóng dây lạnh màu gì?
Theo như tiêu chuẩn IEC cũ và điện lực Việt Nam, dây nóng màu gì và dây nguội màu gì sẽ được quy ước như sau:
Dòng điện 1 phaDây nóng có màu đỏDây trung tính màu đen, trắng, xanh,…Đối với dòng điện 3 phaPha 1 màu đỏ, pha 2 màu vàng hoặc trắng, pha 3 màu xanh dươngDòng điện trung tính màu đenDây nối đất (PE) màu xanh lá sọc vàng
Ký hiệu dây nóng dây nguội
+ Ký hiệu dây nóng : P hoặc L
+ Ký hiệu dây nguội : N
Tại sao dây điện có 2 dây?
Tại sao dây điện có 2 dây? thực tế điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình bao gồm 2 dây trong đó là 1 dây nóng và 1 dây nguội. Ngoài ra cũng có loại dây điện có 3 dây, 4 dây, 5 dây,….
Tại sao hai dây điện đều đỏ? Tại sao dây điện nóng lên?
Đối với những trường hợp cả hai dây điện đều đỏ là do hiện tượng bị rò rỉ điện. Nguyên tắc dòng điện xoay chiều hai pha chỉ bao gồm 1 đường nóng và 1 đường nguội.
Đèn bút thử điện chỉ sáng khi chúng ta cắm bút thử điện vào đường dây nóng, còn đường dây nguội thì không sáng. Khi chúng ta thấy hiện tượng hai dây đều sáng đèn bút thử điện. Lúc đó bạn phải nghĩ đến 1 điều là hệ thống nhà bạn đã bị rò rỉ điện.
Khi đó nguồn điện nhà bạn ở đâu đó đã tương tác với nhau 1 lượng nhiễm điện rất nhỏ chưa đủ gay ra cháy nổ đoản mạch điện. Trong đó có thể dây điện nhà bạn bị chuột cắn. Hoặc do sự ẩm ướt nơi nhà vệ sinh, sau cơn mưa tường nhà bạn bị ẩm ….
Dây nóng và dây nguội đều có điện đúng hay sai? Dây nguội có giật hay không?
Như lý thuyết thì dây nguội có cùng điện thế với đất và nó không giật như dây nóng. Nhưng thực tế, bạn cũng cần phải thận trọng và coi nó như dây nóng. Tuy nhiên, dây nguội có điện thế khác với đất và gây điện giật khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.
Ngoài ra, nó còn có dây nối đất, là loại dây có mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất kỳ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống dưới đất để người dùng không bị điện giật vì rò rỉ điện.
3 Cách xác định dây âm dương
Dây nóng là âm hay dương?
Công dụng mà màu sắc dây điện thể hiện lên không chỉ giúp “người trong ngành” mà cả những “người ngoại đạo” cũng có thể dễ dàng hiểu để phân biệt, ứng dụng.
– Dây điện màu đen (ký hiệu dây dẫn: B) là loại dây luôn được sử dụng cho dây nóng – dây điện âm.
– Dây điện màu đỏ (ký hiệu dây dẫn: R) là loại dây cũng được sử dụng cho dây nóng và chuyển đổi chân – dây điện dương
– Dây điện màu xanh (ký hiệu dây dẫn: GR) là loại dây được sử dụng cho dây nóng.
– Dây điện màu vàng (ký hiệu dây dẫn: Y) là loại dây cũng được sử dụng cho dây nóng.
Dây điện màu là âm hay dương là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Tuy không cố định 100% màu dây điện nào chỉ được là dây điện âm hoặc dây điện dương nhưng thông thường màu dây điện sẽ thường tuân theo quy tắc sau:
– Dây điện màu trắng: dây điện âm
– Những màu dây khác thường không theo quy tắc nhất định.
Có 3 cách xác định dây âm dương: phân biệt qua trực quan, dùng bút thử điện và đồng hồ điện áp.
Dùng bút thử điện
Bút thử điện sẽ sáng đèn khi tiếp xúc với dây nóng là do dây nóng có điện áp khoảng 220V. Còn khi tiếp xúc với dây nguội thì bút thử điện sẽ không sáng lên vì dây nguội có điện áp là 0V hoặc rất thấp. Nếu bút thử điện vẫn sáng đèn khi tiếp xúc với dây nguội thì bạn nên kiểm tra lại đường dây vì chúng có thể đã gặp vấn đề và gây ra nguy hiểm khi sử dụng.
THAM KHẢO: CÁCH SỬ DỤNG BÚT THỬ ĐIỆN AN TOÀN
Bút thử điện sẽ sáng đèn khi gặp dây nóng và sẽ tắt đèn khi gặp dây nguội
Phân loại thông qua trực quan
Bạn có thể dễ dàng phân loại dây nóng và dây nguội bằng mắt thường thông qua kích thước và đường kính dây. Thường thì dây nóng sẽ có đường kính tiết diện lớn hơn dây nguội.
+ Dựa vào ký hiệu đánh dấu : Dây pha hay thường gọi là dây nóng có ký hiệu là chữ L hoặc chữ P, Dây trung tính hay thường gọi là dây nguội có ký hiệu là chữ N
+ Dựa vào màu sắc của dây điện : Theo cấp độ nguy hiểm của màu sắc từ đỏ – vàng – xanh – đen mà dựa vào đó để xác định. Mặc định dây nguội luôn luôn là dây màu đen. Đi kèm với dây màu đen là các màu còn lại đỏ, vàng thường sẽ là dây nóng.
Ngoài ra khi lắp đặt còn dựa vào hướng để nhận biết đâu là dây nóng – dây lạnh : Thường khi đấu nối thiết bị như CB hướng bên tay trái sẽ là dây nóng và bên phải sẽ là dây nguội
Đồng hồ đo điện áp
Đối với các dòng lớn chúng ta không thể sử dụng được bút thử điện khi đó bắt buộc ta phải sử dụng các đồng hồ đo điện áp chịu được các dòng lớn để xác định đâu là dây nóng, dây nguội.
Cách lấy dây nguội cho công tắc âm tường thông minh
Hiện nay, để tối ưu chi phí vật tư, đường điện đi vào hộp công tắc âm tường ( ổ điện âm tường) thường chỉ gồm dây L nguồn và dây L tải. Vì vậy, chúng ta sẽ lấy dây nguội theo một số phương án lần lượt sau đây:
Cách lấy dây nguội cho công tắc âm tường thông minh
Lấy dây nguội từ nguồn
Đây là cách làm tốt nhất nếu công tắc âm tường thông minh gần với nguồn vì tại đây sẽ có đủ cả dây L & N. Để lấy thêm dây N, bạn dùng dây mồi, kéo nối xuống đến vị trí cần lắp đặt là xong.
Lấy dây nguội từ ổ điện
Các ổ cắm thường bố trí cách sàn nhà khoảng 0.5m để thiết bị khi sử dụng không thấy dây cắm, đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu đi âm, thợ sẽ chạy dây dọc theo hộp công tắc xuống dưới. Việc của bạn là mở ổ cắm ra và xác định dây nguội.
Cách làm tương tự như trên khi chỉ cần dùng dây mồi, kéo 1 dây đơn nối sang công tắc âm tường là được.
Lấy dây nguội từ bóng đèn (tải) gần nhất
Khi áp dụng 2 cách trên gặp khó khăn, thì người dùng có thể kéo dây N từ một thiết bị khác về. Thông thường sẽ lấy từ bóng đèn hoặc điều hòa.
Ví dụ: khi bạn tháo đầu bóng đèn ra thấy có dây L vào và dây N ra. Từ dây N, đấu thêm một dây đơn kéo xuống công tắc âm tường và một đầu vẫn nối với đèn.
Cách lấy dây nguội cho công tắc âm tường thông minh
Bỏ 1 bóng điện (tải) để lấy dây nguội
Đây là phương pháp bỏ sử dụng 1 tải, nối tắt 2 đầu tải và dây pha tải đó sẽ trở thành dây trung tính nguồn.
Xem thêm: Chữ Ký Nháy Là Gì – Cách Dùng Ký Nháy, Ký Chính Thức
Ví dụ: dây L sẽ đấu vào 3 công tắc từ đó đi vào 3 đèn 1,2,3 rồi đi ra dây N (sơ đồ 1). Giả sử bạn không dùng đèn số 3 nữa, vậy hãy tháo cái đèn 3 sau đó đấu 2 dây của nó lại với nhau, là sẽ có 1 dây N như sơ đồ 2.