Độ phân giải màn hình là chỉ số các điểm ảnh hiển thị trên màn hình và thường được gọi là pixels. Các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết

WVGA:cùng lớp với VGA với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. WVGA có 854 pixel chiều ngang và 480 pixel chiều dọc khung hình hay ngắn gọn hơn đây là chuẩn màn hình có độ phân giải 480 x 854 px

Màn hình qHD: Chữ “q” trong “qHD” là viết tắt của từ “quarter” trong tiếng Anh có nghĩa 1/4. qHD có nghĩa là 1/4 của độ phân giải HD hoàn chỉnh (full-HD). Độ phân giải Full HD hoàn chỉnh là 1920×1080 pixel, như vậy qHD sẽ có độ phân giải là 960×540 pixel

HD: Độ phân giải HD 1280 × 720 pixels bắt nguồn từ truyền hình độ nét cao (HDTV), nó sử dụng 60 khung hình mỗi giây. HD có tỷ lệ khung hình là 4:3. Do đó HD có độ nét gấp 3 lần so với VGA

WQXGA hay XGA,WXGAthực chất đây chỉ là 1 trong các biến thể của độ phân giảiHD (1280×720) tuy nhiên nó được mở rộng mật độ các điểm ảnh lên thành 1366 x 768 px với tỷ lệ khung hình gần bằng 16:9

FullHD: Hay còn gọi là FHD có độ phân giải 1920 × 1080 điểm ảnh với tỷ lệ khung khung hình 16:9 đã được phát triển giống HDTV

2K:Đơn giản là độ phân giải của loại màn hình này là 2560×1440để cho mật độ điểm ảnh lớn hơn, giúp màn hình smartphone trở nên sắc nét và đẹp mắt hơn so với Full HD.

Đang xem: độ phân giải màn hình qhd, hd, fullhd

4K hay QHD hay Ultra HD:Có độ phân giải 3840 x 2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel, cao gấp bốn lần so với độ phân giải có độ nét cao full HD 1080p (1920×1080 pixel)

Những năm gần đây, khi hệ thốngcamera giám sáthình ảnh IP được phổ biến rộng rãi trong thị trường giám sát an ninh, người dùng được trải nghiệm hình ảnh chất lượng vượt trội nhờ khả năng ghi hình tốt của các camera có độ phân giải megapixel. Một xu hướng mới nổi hiện nay trong lĩnh vực giám sát IP là sử dụng các camera cung cấp hình ảnh độ nét cao chuẩn HDTV, đã được giới thiệu tới người dùng trong năm 2013 và sẽ tiếp tục phát triển trong các năm tiếp theo. Các thế hệ camera mới này được gọi chung là camera độ nét cao (HD) hoặc camera megapixel. Cả hai loại camera HD và megapixel đều mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với camera analog truyền thống. Tuy nhiên, chúng thường bị đánh đồng là tương đương nhau. Thực tế, có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này.

So sánh Megapixel với HD

Một điều cần lưu ý, HD chính là một tập con của megapixel. Bất kỳ camera nào có độ phân giải hơn một triệu điểm ảnh đều được định nghĩa là camera megapixel. Theo đó, độ phân giải megapixel thấp nhất trong thị trường an ninh hiện nay là 1 megapixel, cung cấp hình ảnh với 1280 x 800 pixel (tương đương hơn 1 triệu điểm ảnh), và độ phân giải cao nhất là 10 megapixel (3648 x 2752 pixel). Độ phân giải của camera megapixel đang tiếp tục tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau.

Chuẩn HD được xác định với độ phân giải, tốc độ khung hình và tỷ lệ khung hình nhất định, được đề cập ở các camera có độ phân giải tiêu chuẩn 720p hoặc 1080p. Các con số 720 và 1080 thể hiện độ phân giải ngang trong khung hình quan sát. Vì thế, hình ảnh do camera HD 720p cung cấp có độ phân giải 1280 x 720 pixel (921.600 pixel–không phải megapixel), và hình ảnh do camera HD 1080p cung cấp có độ phân giải 1920 x 1080 pixel (gần 2,1 megapixel). Các định dạng hình ảnh HD cũng sử dụng một tỷ lệ khung hình 16:9 (không phải 5:4 hoặc 4:3), với tốc độ khung hình được chuẩn hóa tại 60, 50, 30 hoặc 25 khung hình mỗi giây (fps) tùy thuộc vào TV của người dùng.

Trên thực tế, do camera HD hỗ trợ độ phân giải hình ảnh thấp hơn độ phân giải megapixel khi quan sát, nên camera độ phân giải HD thường không được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống giám sát an ninh.

Sự phát triển của hệ thống giám sát hình ảnh IP

Theo báo cáo nghiên cứu của TechNavio Insights, lĩnh vực giám sát IP đang có tăng trưởng rất đáng kể, đáp ứng được hầu hết nhu cầu khách hàng đầu cuối và các tổ chức lớn. Những tiện ích từ các tính năng trong phần mềm điều khiển và giám sát, khả năng mở rộng hệ thống linh hoạt cũng như độ khả dụng cao của hình ảnh được xem là những yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng này. Trong đó, khả năng cung cấp hình ảnh với nhiều lựa chọn về độ phân giải cao là ưu điểm mạnh nhất của camera giám sát IP hiện nay. Ở những camera IP megapixel được hỗ trợ chuẩn nén H.264 HP mới nhất, độ phân giải và luồng dữ liệu đã được lập trình cho việc tối ưu băng thông và dung lượng lưu trữ. Với độ phân giải hình ảnh có thể lên đến 10 megapixel (3648 x 2752 pixel–gần gấp năm lần so với độ phân giải của camera 1080p), giờ đây, việc quan sát và ghi lại hình ảnh chi tiết tại bất kỳ khu vực quan trọng nào đều trở nên dễ dàng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Hiện nay, có thể lắp đặt camera megapixel tại các địa điểm giám sát với nhiều độ phân giải khác nhau, và có thể kết hợp giám sát trên cùng một hệ thống mạng. Hình ảnh ở những khu vực quan trọng được giám sát và ghi lại ở độ phân giải cao, còn hình ảnh ở các khu vực không quan trọng sẽ có độ phân giải thấp hơn, với tốc độ khung hình chậm hơn. Cũng có thể áp dụng các tính năng phân tích hình ảnh để kích hoạt luồng hình ảnh megapixel, chẳng hạn tự động kích hoạt megapixel khi có chuyển động xảy ra. Cách tiếp cận này giúp tiết kiệm băng thông nhằm tối ưu hóa đường truyền mạng hiện có và không gian lưu trữ.

Xem thêm: Tổng Quan Đất Nước Hong Kong Sar Là Gì, What Is Hong Kong Sar, China

*

Nhờ cung cấp độ phân giải cao hơn, các nhà thiết kế có thể sử dụng ít camera megapixel hơn để bao phủ các khu vực rộng lớn mà không lo hình ảnh bị mất chi tiết, trong quá trìnhlắp đặt cameragiúp giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống cáp. Ngoài giảm chi phí lắp đặt ban đầu của hệ thống, camera megapixel còn mang lại những lợi ích trực tiếp lớn hơn, như giảm chi phí vận hành đồng thời vẫn đảm bảo lợi tức đầu tư (ROI).

Ngoài lợi thế cung cấp hình ảnh có độ phân giải linh hoạt, khả năng dễ dàng kết nối vào hệ thống mạng cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của camera IP megapixel. Trước đây, mỗi camera analog cần có một sợi cáp đồng trục kết nối để ghi hình, kèm theo là cáp điều khiển và nguồn điện, khiến chi phí cáp tăng theo cấp số nhân. Camera IP cho phép cơ sở hạ tầng mạng kết nối nhiều camera hơn với lượng cáp ít hơn, đồng thời, tính năng PoE giúp cung cấp nguồn điện trực tiếp tới camera trong cùng một sợi cáp mạng, hỗ trợ truyền tải đầy đủ hình ảnh và tín hiệu điều khiển. Đây là một giải pháp lắp đặt rất hiệu quả và đơn giản.

Ngoài ra, hình ảnh với độ phân giải cao do camera megapixel cung cấp sẽ có nhiều chi tiết hơn. Người dùng có thể sử dụng tính năng PTZ kỹ thuật số có trong phần mềm để xem hình ảnh trực tiếp hoặc ghi lại. Do đó, camera megapixel gần như loại bỏ nhu cầu sử dụng camera PTZ cơ, thường có chi phí cao và bộ phận cơ dễ bị hỏng.

Nhiều nhà tích hợp (và người dùng) vẫn có suy nghĩ sai lầm khi cho rằng việc triển khai một hệ thống camera IP megapixel là quá phức tạp. Mặc dù các hệ thống này không đơn giản chỉ cần cắm-và-chạy như quan niệm trước đây, nhưng các nhà cung cấp camera và các đối tác sản xuất đầu ghi hình qua mạng (NVR) cũng như VMS đang nỗ lực mở đường cho việc tích hợp đơn giản hệ thống. Các hiệp hội tiêu chuẩn trong ngành an ninh vật lý như PSIA và ONVIF cũng cố gắng đáp ứng phần nào định nghĩa cắm-và-chạy trên mạng IP theo cách đơn giản nhất có thể. Hơn nữa, các camera megapixel hiện nay đều có nhiều độ phân giải và tốc độ khung hình khác nhau để lựa chọn, rất lý tưởng cho các ứng dụng giám sát chung. Những tùy chọn này cho phép các nhà thiết kế hệ thống linh hoạt hơn trong việc lựa chọn thiết bị và tự tin hơn khi thiết kế.

Xu hướng Megapixel

Khi công nghệ phát triển ngày càng nhanh, việc ứng dụng chuẩn nén H.264 mới nhất vào các camera IP megapixel đã giúp tối ưu vấn đề băng thông và dung lượng lưu trữ, cho phép chuẩn megapixel sử dụng mức băng thông và dung lượng gần như tương đương với độ phân giải chuẩn (SD). Sự chênh lệch về chi phí cũng không đáng kể giữa camera độ phân giải megapixel với camera độ phân giải tiêu chuẩn. Nếu xét ưu thế cần ít camera hơn để bao phủ khu vực rộng hơn, đáp ứng chất lượng hình ảnh tốt hơn, rõ ràng việc sử dụng camera IP megapixel giúp tiết kiệm một khoản đáng kể về cơ sở hạ tầng và chi phí nhân công so với camera analog. Đây là lý do vì sao tổ chức nghiên cứu thị trường IMS Research đã dự đoán việc lắp đặt hệ thống giám sát hình ảnh IP sẽ tăng đáng kể, và hơn một nửa số camera IP được tung ra thị trường năm 2014 sẽ là camera độ nét cao HD hoặc độ phân giải megapixel.

Xem thêm: Gai Sinh Dục Là Gì – Gai Sinh Dục Nữ Mọc Ở Đâu

Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của camera IP megapixel và HD đã giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn về chất lượng hình ảnh. Với camera độ phân giải cao, các hệ thống camera IP hiện nay sẽ mang đến những công nghệ hình ảnh mạnh mẽ, khả năng quan sát trực tiếp rõ ràng và sắc nét, phục vụ tối đa nhu cầu của ngành công nghiệp giám sát an ninh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *