Động từ trong Tiếng Việt
Trong bài viết ngày hôm nay Tiếng Việt online chia sẻ thêm về Động từ trong Tiếng Việt. Khi nói hoặc viết chính xác ngữ pháp chúng ta phải biết phân biệt từng loại từ trong Tiếng Việt. Để không bị nhầm lẫn thì bài viết này sẽ làm rõ cho các bạn dễ phân biệt với các loại từ khác.
Đang xem: Cụm Động Từ Trong Tiếng Việt
Động từ là gì?
Động từ là từ thành phần câu dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi ,đọc, đứng,…), trạng thái (tồn tại, ngồi,…).
Động từ tình thái :
Động từ tình thái à những động từ biểu thị quan hệ chủ quan (thái độ, sự đánh giá, ý muốn, ý chí…) của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc với hiện thực khách quan. Loại từ này thường đòi hỏi có các động từ khác bổ sung đi kèm (đã, sẽ, định, đang,muốn, vẫn,…) Ví dụ : Hải định đi Hà Nội, Lan muốn đi thăm ông. Động từ tình thái được dùng để nói về nhiều tình thái khác nhau.
Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: nên, cần, phải, cần phải. Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng: có thể, không thể/chưa thể. Động từ biểu thị sự đánh giá về may rủi: bị (tai nạn), được (nhà), mắc, phải (ví dụ: mắc căn bệnh nhà giàu, phải một trận đòn). Động từ biểu thị thái độ mong mỏi: trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn. Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn: dám, định, nỡ, buồn (thường dùng nhiều hơn với nghĩa phủ định), thôi, đành.
Động từ chỉ hành động, trạng thái :
Động từ chỉ hành động
Là những từ để diễn tả những hành động diễn ra ở thì hiện tại, quá khứ, hoặc tương lai. Động từ này cũng là để trả lời cho các câu hỏi như : Làm sao?, thế nào?
-Hành động có thể xảy ra (có thể, định, đang,…).
-Hành động mang tính chất cấm đoán có nghĩa là không được (phép) làm gì. Được dùng khi người nói mong muốn hoặc ra lệnh ai làm việc gì đó.
-Hành đông cần thiết phải làm một việc gì, diễn đạt tính chất bắt buộc
– Hành động không cần thiết /không nhất thiết phải làm một việc gì.
-Hành động có thể được diễn ra trong tương lai. Ví dụ : 5 phút nữa bạn có thể dùng máy tính của tôi.
Động từ chỉ trạng thái
Là động từ diễn tả trạng thái hoạt động của sự vật. Động từ này dùng để trả lời cho câu hỏi : Làm gì? Có những loại trạng thái sau :
-Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…
-Động từ chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…
-Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…
-Động từ chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…
Chức năng của động từ :
-Chức năng chính của động từ là làm vị ngữ trong câu.
Xem thêm: ” Kho Ngoại Quan Tiếng Anh Là Gì ? Bonded Warehouse Là Gì
Ví dụ : Nam đang học bài.
-Khi động từ làm chủ ngữ trong câu thường sẽ mất khả năng kết hợp với những từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, đừng, định, muốn,… để tạo thành cụm động từ.
Ví dụ : Học là nhiệm vụ của sinh viên.
Cách ghép động từ :
Để tạo ra các động từ mới, tiếng Việt chủ yếu ghép các động từ với nhau hoặc ghép động từ với một danh từ, tính từ hay một hình vị trống nghĩa theo những loại quan hệ nhất định. Ví dụ:
– Ghép động từ với động từ: học tập, buôn bán, chạy nhảy, mua sắm, gào thét, vay mượn, ăn uống, thay đổi, ăn chơi.
– Ghép động từ với danh từ: ra lệnh, trả lời, đánh gió, ăn giá ,ăn sương, làm dáng, làm khách, nói chuyện, đánh thuế.
– Ghép động từ với tính từ: làm cao, làm giàu, nói cứng, nói khó, đánh ghen, nghỉ mát, đổi mới.
– Ghép động từ với một hình vị trống nghĩa (hoặc được coi là trống nghĩa): viết lách, chạy chọt, rửa ráy, nói năng, sửa sang.
Trên đây chúng ta vừa được làm quen và tìm hiểu về: Động từ trong Tiếng Việt. Hy vọng qua những bài viết chia sẻ của Tiếng Việt online sẽ giúp các bạn tìm hiểu về Tiếng Việt tốt nhất. Chúc các bạn học tốt.