PPP là gì? Đây là một hình thức đầu tư phổ biến và mang lại hiệu quả cao hiện nay. Để hiểu rõ hơn về mô hình đầu tư này, mời các bạn cùng theo dõi thông tin được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây!

PPP là gì?

PPP là cụm viết tắt của các từ sau: 

Point – to – point Protocol: có nghĩa là giao thức điểm đến điểm (hay còn gọi là mạng ngang hàng). Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực mạng máy tính. Purchasing Power Parity: có nghĩa là sức mua tương đương (Dùng trong lĩnh vực kinh tế học). Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng thuật ngữ GDP PPP để thể hiện chỉ số tỷ số hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai quốc gia khác nhau. Trong ngành sinh học: PPP được hiểu là con đường chuyển hóa của pentose. Public – Private Partner: có nghĩa là đầu tư đối tác công tư.

Đang xem: Dự Án Ppp Là Gì ? Các Thông Tin Về Hình Thức Đầu Tư Ppp Mà Bạn Cần Biết

*

PPP có nghĩa là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin về đầu tư đối tác công tư PPP (Public – Private Partner). Đây là hoạt động mà Nhà nước (Chính Phủ) phối hợp cùng nhà đầu tư tư nhân thực hiện các dự án thông qua việc thảo luận và ký kết hợp đồng để cải tạo, xây dựng, kinh doanh, vận hành, cung cấp dịch vụ công, quản lý công trình hạ tầng,… 

Hiện nay, mô hình đầu tư kinh doanh này đang được nhà nước ứng dụng phổ biến và rộng rãi. Hợp đồng sẽ do cơ quan đại diện của Nhà Nước là Chính Phủ thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến cung cấp dịch vụ.

Bài viết tham khảo:

FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Vốn FDI là gì? Dự án FDI là gì

FMCG là gì? Ngành FMCG và xu hướng phát triển thị trường tại VN

Dự án PPP là gì?

Đây là các dự án về đầu tư, xây dựng, cải tạo, kinh doanh, vận hành, cung cấp dịch vụ công, quản lý công trình hạ tầng,… dựa trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết trước đó. 

Dự án PPP thể hiện sự hợp tác của Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong mối quan hệ kinh tế.

Xem thêm: Phim Con Heo Tiếng Anh Là Gì, Tiếng Anh Thông Dụng Ngành Chăn Nuôi Heo

Nhà đầu tư sau khi trúng đầu sẽ được Nhà nước chuyển giao quyền lợi và trách nhiệm theo các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào độ lớn của dự án mà hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng dành cho các khối tư nhân cũng khác nhau. 

Hơn nữa, nguồn vốn của dự án PPP tập trung chủ yếu từ phía các doanh nghiệp tư nhân. Còn Nhà nước chỉ tham gia đóng góp một phần không vượt quá 30% tổng nguồn vốn của dự án, loại trừ trường hợp Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định riêng. 

Ví dụ về một số dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP: Xây dựng cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), Xây dựng công viên phần mềm số 2, Chăn nuôi gia súc – gia cầm tại Hòa Phước,….

Hợp đồng PPP là gì?

Đây là hợp đồng thảo luận, đưa ra các điều khoản và được ký kết giữa Nhà nước và Nhà đầu tư PPP để thực hiện dự án. 

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã và đang thừa nhận các loại hợp đồng dự án giữa doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước sau: 

Hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao): Được ký kết giữa cơ quan Nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân để thực hiện các công trình xây dựng. Sau khi hoàn thiện, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án sẽ được hưởng quyền kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hết thời hạn, doanh nghiệp và nhà đầu tư phải chuyển giao công trình đó cho Nhà nước. Hợp đồng BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh): Hợp đồng được ký kết để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thiện, nhà đầu tư sẽ chuyển giao dự án cho cơ quan Nhà nước và được quyền sử dụng kinh doanh công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng BT (Xây dựng – Chuyển giao): Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư tiến hành chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sẽ được thanh toán bằng tài sản kết cấu hạ tầng, quỹ đất, quyền kinh doanh hoặc khai thác công trình để thực hiện các dự án khác. Hợp đồng O&M (Kinh doanh – quản lý): Hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước để kinh doanh một phần hay toàn bộ công trình trong một thời gian nhất định. Hợp đồng BLT (Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao): Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sẽ được quyền cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành và khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ sẽ thanh toán cho nhà đầu tư. Hết thời hạn, nhà đầu tư buộc phải chuyển giao công trình đó lại cho cơ quan nhà nước. Hợp đồng BTL (Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ): Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước; được quyền cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành và được phép khai thác công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ quan nhà nước thuê dịch vụ và thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư. Hợp đồng BOO (Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh): Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền sở hữu và kinh doanh trong một thời gian nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư phải chấm dứt các hoạt động về dự án theo quy định của pháp luật. 

*

Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa Nhà Nước và Nhà đầu tư PPP

Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư PPP là gì?

Về ưu điểm

Thúc đẩy hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị và quản lý các dự án.Đảm bảo đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Có khả năng tiếp cận với công nghệ mới nhất (bao gồm cả phần mềm và phần cứng) và dễ dàng nắm bắt chúng. Giảm thiểu gánh nặng chi phí về thiết kế và xây dựng bởi mô hình PPP có thể sẽ không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức. 

Về hạn chế

Rủi ro cao do khả năng của một trong các bên tham gia dự án không đáp ứng vì hạn chế kỹ thuật hoặc trình độ năng lực không đủ. Dự án PPP có thể cao hơn so với dự án bình thường, trừ khi chi phí bổ sung được bù đắp bằng hiệu quả tăng trưởng của dự án. Các thay đổi liên quan đến quản lý, kiểm soát tài sản cơ sở hạ tầng có thể không đủ để cải thiện hiệu quả kinh tế của nó, ngoại trừ khả năng các điều kiện cần thiết khác được đáp ứng. Những điều kiện đó sẽ bao gồm: quản lý cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính hay các hoạt động liên quan đến môi trường. Hiệu quả quản lý kém, không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công của dự án. Các bộ tham gia dự án không được đào tạo bài bản cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm về PPP.Nguồn vốn đầu tư công hạn chế, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn vào các dự án. 

*

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

Các lĩnh vực áp dụng đầu tư theo hình thức PPP

Hiện nay, PPP được áp dụng đầu tư tại các lĩnh vực như: 

Giao thông – đường bộ.Hầm đường bộ, đường bộ, cầu đường bộ và bến phà đường bộ.Cảng biển, cảng hàng không và cảng sông. Cung cấp nước sạch.Nhà máy điện.Hệ thống xử lý nước thải bảo vệ môi trườngBệnh viện.Phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công,…Đường sắt, hầm đường sắt,…

Nguyên tắc tham gia dự án đầu tư mô hình PPP là gì?

Doanh nghiệp tư nhân huy động vốn theo nguyên tắc không để dẫn đến công nợ. Để tham gia dự án, doanh nghiệp phải được phép huy động vốn vay thương mại không có bảo lãnh của cơ quan Chính Phủ với mức vay tối đa là 70% phần vốn của khu vực tư nhân. Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Nhà nước phải đảm bảo mức tối thiểu là 30% phần vốn của các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Dự án phải thu hút được nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp tham gia phải cạnh tranh công bằng với nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, cách thức tiến hành dự án phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, phù hợp với tập quán của người Việt và những thông lệ quốc tế liên quan. 

*

Nguyên tắc tham gia đầu tư theo mô hình PPP

Thực trạng áp dụng mô hình PPP ở Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 1994 – năm 2009, có 32 dự án được ký kết và thực hiện theo mô hình PPP với tổng nguồn vốn cam kết lên đến 6.7 tỷ USD. Trong đó, BOT và BOO là hai mô hình chủ yếu. Ngành điện và viễn thông cũng là hai lĩnh vực đầu tư có tỷ trọng lớn. Từ năm 1990 cho đến nay, có khoảng 26 dự án được thực hiện dưới hình thức BOT với tổng số vốn đầu tư lên đến 128 nghìn tỷ đồng (Số liệu được thống kê theo Ngân hàng thế giới).

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Simplex, Half Duplex Và Full Duplex Và Half Duplex Là Gì

Năm 2010, có 969 dự án được đầu tư trực tiếp tại nước ngoài. Trong đó, mô hình BTO, BOT và BT có 6 dự án (chiếm 1% trong tổng số dự án mới cấp). Tuy nhiên, số dự án cấp mới chiếm khoảng 55% so với những dự án thực hiện theo hình thức BTO, BOT và BT là 11 dự án; chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các hình thức đầu tư. (Số liệu được thống kế bởi Cục đầu tư nước ngoài của Bộ kế hoạch và Đầu tư). 

Hiện nay, có khoảng 186 dự án PPP được đề xuất; gồm có 21 dự án từ các bộ ngành và 165 dự án từ UBND tỉnh/ thành phố. Trong đó, có 25% là môi trường, 30% là lĩnh vực giao thông, 20% là lĩnh vực năng lượng – nông nghiệp – y tế, 25% là dịch vụ thương mại và 5% là các lĩnh vực khác.

Bài viết tham khảo: Ngành F&B là gì? Những kiến thức cơ bản về lĩnh vực F&B

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn hình thức đầu tư PPP là gì. Nếu bạn có góp ý hay chia sẻ thêm thông tin, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết cho honamphoto.com biết nhé! Mọi ý kiến đóng góp từ phía độc giả sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện bài viết được tốt hơn! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *