Giới thiệuTin Kinh tế- xã hội Kinh tế thế giớiPhân tích và Dự báoNghiên cứuĐề tài khoa họcCơ sở dữ liệuThư việnẤn phẩm Trung tâmChính sách – Pháp luậtVăn bản toàn văn
Đang xem: Economist intelligence unit là gì
Economist Intelligence Unit (EIU), cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist (Nhà kinh tế), vừa công bố bản báo cáo về rủi do kinh doanh của các nền kinh tế trong đó có Việt Nam.
Báo cáo của EIU thường được các nhà đầu tư quốc tế sử dụng như là căn cứ để lựa chọn thị trường đầu tư.
Theo đánh giá của EIU, nếu tính theo thang điểm 100 là số điểm rủi ro nhất, Việt Nam (VN) đã giảm 2 điểm từ 57 xuống còn 55/100 so với 6 tháng trước.
EIU cũng xếp mức độ rủi ro kinh doanh thành 5 bậc theo thứ tự A, B, C, D, E, trong đó E là rủi ro nhất. Báo cáo vừa công bố của EIU cho biết, môi trường kinh doanh ở Việt Nam xếp hạng C – trung bình.
Nếu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, rủi ro kinh doanh ở Việt Nam ít hơn so với Lào, Campuchia (hạng D); ngang với Thái Lan, Philippines (hạng C); cao hơn Singapore (hạng A), Malaysia (hạng B).
Nếu so với 2 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, số điểm rủi ro kinh doanh ở Việt Nam dù cao hơn, nhưng đều được EIU xếp ở hạng C.
Trong 10 lĩnh vực liên quan đến kinh doanh của người nước ngoài tại Việt Nam được EIU nghiên cứu khảo sát, rủi ro về an ninh được cho là thấp nhất với số điểm 18/100, nằm ở hạng A và rủi ro về kinh tế vĩ mô với 40 điểm, xếp hạng B.
Theo EIU, tội phạm có tổ chức và một số vụ lộn xộn đều nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan an ninh nên không gây hại nhiều đối với việc kinh doanh cũng như với người nước ngoài.
Xem thêm: Trang Phục Tiếng Anh Là Gì, Từ Vựng Tiếng Anh Về Quần Áo Trong Tiếng Anh
Việt Nam sắp gia nhập WTO với những chính sách thoáng hơn về kinh tế để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao nên vấn đề kinh tế vĩ mô cũng được EIU đánh giá là có độ rủi ro thấp.
Tuy nhiên, những lĩnh vực khác liên quan đến kinh doanh ở Việt Nam dù đã được cải thiện nhưng vẫn nằm ở hạng trung bình (C) hoặc thấp (D). EIU cho biết, vấn đề tài chính, chính sách thuế, cơ sở hạ tầng, thanh toán và thương mại quốc tế…ở Việt Nam đã được quan tâm hơn trong thời gian qua nhưng chưa vượt khỏi hạng C với số điểm trên dưới 50.
Theo EIU, những lĩnh vực Việt Nam cần cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài là rủi ro về cơ sở hạ tầng, tài chính, thị trường lao động và sự hiệu quả quản lý của chính quyền được xếp hạng D. Cũng theo EIU, điều đáng nói là 4 lĩnh vực có số điểm rủi ro kinh doanh cao này (trên 70 điểm) chưa có gì cải thiện so với 6 tháng trước.
Cơ quan chuyên đưa ra các nghiên cứu, dự báo kinh tế toàn cầu cho rằng, thực tế trên chứng tỏ những biến chuyển về cải cách hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề của người lao động… vẫn còn chậm.
Báo cáo của EIU cho biết, 5 nước ít rủi ro nhất về kinh doanh bao gồm Đan Mạch, Thụy Sĩ với 8/100 điểm, Thụy Điển – 10 điểm, Singapore – 11 điểm, Áo – 13 điểm. Những nước có môi trường kinh doanh nhiều rủi ro nhất gồm Zimbabwe với 77/100 điểm, Uzbekistan – 76 điểm, Turkmenistan – 74 điểm, Eritrea – 69 điểm và Nigeria– 68 điểm.