Như chúng ta đã biết, vận đơn đường biển đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt một lộ trình vận tải hàng từ Nam ra Bắc nên đòi hỏi mỗi một cá nhân, mỗi một doanh nghiệp chủ hàng cần phải nắm rõ tất tần tật mọi khái niệm các loại vận đơn phổ biến thông dụng liên quan. Chẳng hạn như vận đơn Bill of Lading là gì, Master bill of Lading là gì, Surrendered bill of Lading là gì hay Express bill of Lading là gì,…đều là những kiến thức vô cùng quan trọng để phía đơn vị chịu trách nhiệm vận tải, đơn vị chuyên chở cũng như chủ hàng cần nắm chắc, có như vậy thì khi thực hiện việc ký kết vận đơn mới đảm bảo không xảy ra bất cứ tranh chấp, vướng mắc hay kiện cáo nào. Trong bài viết này, Ratraco Solutions sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc định nghĩa rõ ràng về từng loại vận đơn đường biển nói trên nhằm giúp quý khách hàng có thêm nhiều kinh nghiệm lựa chọn một đơn vị vận tải hàng hóa uy tín, tận tâm và giàu kinh nghiệm để giao phó tài sản của mình.
Đang xem: Express bill of lading là gì
Định nghĩa vận đơn là gì? Có chức năng gì?
Khái niệm vận đơn hàng hóa
Vận đơn (vận tải đơn), nếu phân tích theo Hán Việt, thì “vận” có nghĩa là vận chuyển – vận tải, “đơn” là một loại phiếu ghi nhận thông tin. Như vậy, vận đơn được hiểu đơn giản là một tờ phiếu ghi các thông tin về hoạt động vận tải hàng hóa. Theo đó, khái niệm vận đơn chuẩn xác và đầy đủ như sau: “Vận đơn là chứng từ do người chuyên chở phát hành cho chủ hàng để xác nhận lại việc nhận lô hàng, trước lúc phương tiện chuyên chở rời đi”. Người chuyên chở ở đây có thể được hiểu là thuyền trưởng hoặc là đại lý hãng tàu (Forwarder)
Ocean Bill Of Lading là chứng từ quan trọng ghi lại thông tin về hoạt động vận tải hàng hóa trên biển.
Vận đơn đường biển Tiếng Anh là gì cũng là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Theo đó, Bill Of Lading (viết tắt B/L) dùng để chỉ vận đơn đường biển. Hiện nay có các loại vận đơn cơ bản là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, vận đơn đường bộ. Trong đó, vận đơn đường biển B/L là phổ biến hơn cả vì đa phần mọi hoạt động xuất nhập khẩu cần vận đơn ở nước ta đều di chuyển bằng phương tiện tàu biển.
Chức năng chính của vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển cũng là bằng chứng hiển nhiên cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn đường biển còn chứng minh về số lượng, khối lượng, tình trạng bên ngoài hàng hóa được giao. Tại cảng đến, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm giao đúng số lượng, khối lượng, tình trạng bên ngoài hàng hóa như lúc nhận ở cảng đi, khi người nhận xuất trình vận đơn phù hợpVận đơn đường biển còn có chức năng quan trọng nữa đó là biên lai nhận hàng để chuyên chở và giao hàng tới địa điểm yêu cầu.
Các loại vận đơn quan trọng trong vận tải biển hiện nay
1. Phân loại vận đơn theo NGƯỜI NHẬN HÀNG
Vận đơn vô danh (Bearer Bills of Lading): Đây là một dạng vận đơn theo lệnh, trên đó không ghi theo lệnh của ai và người nào cầm vận đơn này đều có thể nhận hàngVận đơn đích danh (Straight Bills of Lading): Vận đơn này sẽ ghi chi tiết thông tin của người nhận hàng như tên, số điện thoại, địa chỉ, Email,…người giao chỉ việc giao hàng cho người này khi họ xuất trình giấy tờ hợp lệ, không giao hàng cho người khác.Vận đơn theo lệnh (Order Bills of Lading): Là loại vận đơn phổ biến nhất. Với loại vận đơn này thì người vận tải sẽ giao hàng theo chỉ định của người gửi hàng hoặc người được note trên vận đơn. Phía sau vận đơn này cần có ký hậu và đóng dấu vào mặt sau bill. Nếu ký hậu ghi rõ người nhận hàng, lúc này vận đơn theo lệnh có giá trị như vận đơn đích danh còn nếu ký hậu không ghi tên người nhận sẽ trở thành vận đơn vô danh.
Vận đơn theo lệnh đường biển ghi rõ những thông tin chi tiết về người nhận hàng.
2. Phân loại vận đơn theo TÌNH TRẠNG BỐC XẾP
Vận đơn nhận hàng để chở (Received for Shipment B/L): Vận đơn này được cấp khi hàng chưa được xếp lên tàu và cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu mà các bên đã có sự thống nhất trước đóVận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on Board B/L): Nếu hàng đã được bốc lên tàu hoàn tất, thuyền trưởng hoặc chủ tàu sẽ cấp loại vận đơn này.
3. Phân loại vận đơn dựa theo TÌNH TRẠNG
Vận đơn không hoàn hảo (Vận đơn bẩn – Unclean B/L): Trên vận đơn sẽ ghi chú những vấn đề như hàng hóa có dấu hiệu bị ẩm, hư hỏng, bao bì bị rách,…Vận đơn hoàn hảo (Vận đơn sạch – Clean B/L): Trên vận đơn không ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa. Là vận đơn mà mọi chủ hàng hay người nhận hàng đều mong muốn giúp người nhận cảm thấy an tâm hơn về chất lượng lô hàng.
4. Phân loại vận đơn theo YÊU CẦU XUẤT TRÌNH
Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Đây là hình thức khá tiện lợi cho người nhận bởi đã có điện giao hàng nên họ không cần xuất trình vận đơn gốcVận đơn xuất trình (Surrendered B/L): Surrender bill of lading là gì? Cũng tương tự như Telex Release B/L, người nhận hàng không cần phải nộp vận đơn gốc, chỉ cần làm các thủ tục thanh toán là có thể lấy được lệnh giao hàng D/O, giúp giải phóng hàng nhanh chóng hơnVận đơn gốc (Original B/L): Với loại vận đơn này, người nhận hàng chỉ lấy được lệnh giao hàng D/O khi xuất trình vận đơn gốc.
5. Phân loại theo CHỦ THỂ CẤP VẬN ĐƠN
Phương thức phân loại này được đánh giá là khá phổ biến và bạn cần nắm rõ những kiến thức sau:
House Bill of Lading – HBL (Vận đơn nhà): Vận đơn này do phía Công ty giao nhận phát hành, người gửi và nhận hàng thường là chủ hàng. Theo đó, sau khi hàng được xếp lên tàu thì hãng tàu sẽ cấp MBL cho đơn vị vận tải (Forwarder) và Forwarder sẽ cấp HBL cho chủ hàngMaster Bill of Lading – MBL (Vận đơn chủ): Master bill of Lading là gì? Vận đơn này do hàng tàu trực tiếp cấp. Người gửi và nhận hàng có thể trực tiếp là chủ hàng hoặc thông qua Công ty giao nhận (Forwarder).
Sự khác nhau của vận đơn nhà House Bill of Lading và vận đơn chủ Master Bill of Lading.
Như vậy, MBL và HBL được xem là sự chuyển tiếp trách nhiệm vận tải giữa hãng tàu đến Forwarder.
6. Một số loại vận đơn khác
Ngoài các loại vận đơn được chia tiêu chí cụ thể như trên còn có một số khái niệm vận đơn khác mà trong quá trình xuất nhập hàng hóa, chắc chắn bạn sẽ gặp, đó là:
Combined Bill of Lading: Tiếng Việt được hiểu là vận đơn liên hợp. Vận đơn này dùng để chỉ hàng hóa được vận tải thông qua nhiều phương tiện khác nhau trước khi tới điểm đích. Chẳng hạn như 1 chặng tàu biển, kết hợp với xe tải vận tải. Hình thức này tương tự như vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L hay Intermodal B/L)Switch Bill of Lading: Vận đơn này liên quan tới việc mua bán sang tay giữa 3 bên. Theo đó, người bán và người mua hàng sẽ thông qua bên trung gian để thực hiện giao dịch giao nhận hàng hóa và họ hoàn toàn không biết thông tin trước về nhauSeaway Bill: Đây thực chất là một dạng giấy gửi hàng, giúp giải phóng hàng nhanh hơn (hay còn gọi là Express Release) – Loại này không có chức năng hay giá trị sở hữu như B/L.
Nội dung trong vận đơn hàng bằng đường biển gồm những gì?
Dưới đây là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong vận đơn hàng hóa, bạn cần nắm rõ:
1. Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu
2. Cảng xếp hàng (POL)
3. Cảng dỡ hàng (POD)
4. Tên và địa chỉ người gửi hàng
5. Tên và địa chỉ người nhận hàng
6. Đại lý, bên thông báo chỉ định
7. Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích
8. Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán
9. Thời gian và địa điểm cấp vận đơn
10. Số bản gốc vận đơn
11. Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng hoặc đại lý).
Toàn bộ thông tin cần thiết trong vận tải biển đều được kê khai rõ ràng, chi tiết trong tờ vận đơn gốc.
Ratraco Solutions lưu ý những điều quan trọng đối với vận đơn
Hãy nhớ rằng, những nội dung thông tin trên vận đơn là vô cùng quan trọng, chỉ cần sai xót một chi tiết nhỏ có thể sẽ kéo theo hàng loạt những sai lầm khác. Hậu quả của nó sẽ tốn khá nhiều thời gian để chỉnh sửa, kéo theo việc mua bán xuất nhập khẩu bị đình trệ, không những vậy mà còn tốn thêm nhiều khoản phí phát sinh không đáng có. Bởi thế cho nên, khi nhận được vận đơn và chuẩn bị nhập thông tin vào tờ khai hải quan, người làm thủ tục hải quan phải thật thận trọng và cần thiết nên đối chiếu với các loại chứng từ khác như Packing List, Commercial Invoice, C/O (Certificate of Origin). Đặc biệt, đối với vận đơn đường biển thường thì hàng sẽ đến rất nhanh, thời gian lưu Container tại bãi cũng tốn một khoản chi phí khá lớn nên cần lưu tâm tới các thông tin như:
Số SealSố ContainerSố lượng hàng hóaTrọng lượng hàng hóaTên cảng xếp dỡ hàng ghi trên vận đơn Bill of Lading.
Xem thêm: Make Out Of Là Gì ? Make Out Of Nghĩa Là Gì
Trên đây là những khái niệm rõ ràng về các loại vận đơn quan trọng trong vận tải hàng bằng đường biển mà Ratraco Solutions muốn chia sẻ đến các Doanh nghiệp, các đơn vị chủ hàng đang muốn hợp tác với Dịch vụ vận tải uy tín chuyên nghiệp của chúng tôi để đảm bảo lộ trình chuyển hàng đi xa luôn diễn ra suôn sẻ, mau chóng thành công, hạn chế tối đa mọi vướng mắc không mong muốn về giấy tờ, vận đơn liên quan. Sau khi đã nắm rõ về vận đơn Surrender bill of lading là gì, Bill of lading là gì hay Clean on board bill of lading là gì,…chắc hẳn các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam cũng đã có sẵn những nền tảng kiến thức quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch liên kết vận tải về lâu về dài với đơn vị honamphoto.com Logistics. Đến với Công ty vận tải hàng đầu của chúng tôi, quý khách sẽ được tư vấn hỗ trợ tận tình từ A-Z, giải thích rõ về các loại vận đơn thông dụng, cam kết cho bạn một lộ trình vận tải biển xuyên suốt với chi phí cực rẻ. Đó cũng là lý do vì sao đơn vị vận tải hàng hóa đường biển của chúng tôi lại nhận được nhiều sự tín nhiệm từ các đối tác trong và ngoài nước đến như vậy. Mọi chi tiết thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại và email cung cấp bên dưới để được hỗ trợ tận tình, chu đáo nhất nhé.